Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hệ miễn dịch của trẻ con còn yếu nên khi gặp những yếu tố như môi trường, thời tiết, sức khoẻ thì sẽ dễ bị chảy máu mũi. Hiện tượng này không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu trẻ em bị chảy máu cam thường xuyên thì có thể là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm mà phụ huynh cần theo dõi. Những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bố mẹ biết cách xử lý khi bé bị chảy máu cam.

Nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam

Có khá nhiều nguyên nhân khiến bé bị chảy máu mũi. Trong đó, phổ biến nhất là do không khí khô nóng. Những đứa trẻ sống trong khu vực khí hậu khô, dùng hệ thống sưởi ấm, máy lạnh thời gian dài có thể khiến niêm mạc mũi bị khô, nguy cơ chảy máu mũi tăng cao.

Một yếu tố khác thường gây chảy máu mũi ở trẻ em chính là nhiễm trùng hô hấp trên dẫn đến xung huyết niêm mạch mũi hoặc viêm xoang mũi. Cụ thể, những nguyên nhân khiến bé bị chảy máu mũi có thể kể đến điển hình như:

  • Xì mũi thường xuyên.

  • Có dị vật mắc kẹt trong mũi.

  • Viêm mũi dị ứng khiến trẻ hắt hơi nhiều làm tổn thương niêm mạc mũi.

  • Ngứa mũi khiến trẻ chà xát mũi mạnh tay.

  • Mũi bị chấn thương.

  • Ngoáy mũi.

  • Dị ứng chất kích thích hóa học.

  • Không khí lạnh, thiếu ẩm.

  • Có dị vật trong mũi như pin, hạt cườm…

  • Vẹo vách ngăn mũi.

  • Sử dụng thuốc chống viêm, thuốc xịt mũi…

  • Một số nguyên nhân khác nguy hiểm hơn như huyết áp cao, rối loạn đông máu, rối loạn chảy máu, ung thư, vỡ nền sọ do chấn thương.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trẻ bị chảy máu cam thường xuyên có nguy hiểm hay không?

Các phụ huynh thường rất băn khoăn, trăn trở khi thấy trẻ con bị chảy máu cam thường xuyên. Liệu tình trạng này có nguy hiểm không? 

Các chuyên gia sức khỏe cho biết, đa phần chảy máu mũi là do cơ thể trẻ bị nóng trong hoặc do thiếu hụt vitamin C. Điều này có nghĩa là chảy máu cam ở trẻ nhỏ không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này diễn ra thường xuyên, tái phát liên tục thì thật sự nguy hiểm, cảnh báo biến chứng của nhiều căn bệnh tiềm ẩn.

Đa phần chảy máu mũi là do cơ thể trẻ bị nóng trong hoặc do thiếu hụt vitamin C. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trẻ bị chảy máu cam nhiều là dấu hiệu của chứng rối loạn đông máu, bệnh bạch cầu, xuất hiện khối u ác tính hoặc lành tính ở vùng mũi, bệnh về tim mạch, bệnh về hệ hô hấp. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể trở thành mãn tính, tác động tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Nguy hiểm hơn, bé có thể đột quỵ hoặc tử vong.

Cụ thể, chứng rối loạn đông máu sẽ khiến thời gian máu chảy diễn ra chậm hơn, lượng máu chảy không thể kiểm soát dẫn đến cơ thể trẻ bị thiếu máu. Ngoài ra, những khối u trong vòm họng, trong mũi có thể gây biến chứng chảy máu mũi. Trẻ không được phẫu thuật kịp thời, bệnh dẫn đến ung thư. Trong đó, ung thư vòm họng được xếp vào loại vô cùng nguy hiểm.

Chưa hết, trẻ em hay bị chảy máu cam còn có thể là biến chứng của bệnh tim mạch, cao huyết áp. Áp lực của bệnh đè lên các mạch máu ở mũi gây nên tình trạng chảy máu cam.

Trẻ bị chảy máu cam thường xuyên có nguy hiểm hay không? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tóm lại, trẻ em bị chảy máu cam thường xuyên là cảnh báo dấu hiệu nguy hiểm, bố mẹ hãy hết sức chú ý. Trẻ cần được đưa đến phòng khám chuyên khoa để kiểm tra, xác định chính xác nguyên nhân và chữa trị kịp thời, tránh các biến chứng không mong muốn.

Xử lý trẻ bị chảy máu cam đúng cách

Khi phát hiện trẻ em bị chảy máu cam thường xuyên, bố mẹ hãy giữ bình tĩnh, không nên quá hốt hoảng để xử lý khéo léo, tránh thực hiện sai bước khiến máu càng chảy nhiều hơn. Dưới đây là thứ tự các bước mà phụ huynh cần ghi nhớ khi thấy trẻ bị chảy máu mũi:

Xác định bên mũi bị chảy máu

Đầu tiên, bạn cần xác định được bên chảy máu mũi của bé. Bố mẹ tuyệt đối không để bé tiếp tục dụi mũi để tránh nhầm lẫn, không phân biệt được chính xác bên mũi chảy máu. Bạn hãy lau sạch mũi cho bé, đặt đầu trẻ hơi cúi về phía trước. Máu mũi sẽ chảy ra và bạn sẽ biết được bên nào bị chảy máu. Tư thế này cũng khá hữu ích giúp máu không chạy ngược về phía cổ họng gây khó chịu, nôn ói và ngộ độc.

Xác định bên mũi bị chảy máu rất quan trọng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cầm máu cho trẻ

Tiếp theo, bố mẹ hãy dùng ngón cái và ngón trỏ bóp cánh mũi 2 bên lại, để đầu bé hơi cúi xuống một chút. Giữ nguyên tư thế này từ 5 đến 10 phút để cầm máu. Bạn cần lưu ý là không nên bóp phần sống mũi hay chỉ bóp một bên cánh mũi vì cách này không mang lại hiệu quả cầm máu. Ngoài ra, bạn cũng không nên thả tay ra quá sớm hoặc thả tay ra quá nhiều lần. Điều này chẳng những khiến máu không kịp đông lại mà còn làm thời gian chảy máu diễn ra dài hơn.

Sau khoảng 10 phút, bạn hãy thả tay ra, theo dõi xem nếu máu vẫn còn chảy thì lặp lại bước này thêm 1 lần nữa. Nếu sau 2 lần cầm máu nhưng máu vẫn chảy thì phụ huynh hãy khẩn trương đưa bé đến cơ sở y tế.

Máu cũng có xu hướng chảy ra sau xuống cổ họng của bé. Tình trạng này ít gặp hơn nhưng cũng nghiêm trọng hơn tình trạng chảy máu cam trước. Khi bé rơi vào trường hợp này, bố mẹ không nên tự xử lý tại nhà. Việc bạn nên làm là đưa bé đến phòng cấp cứu để bác sĩ chuyên khoa điều trị đúng cách.

Hướng dẫn cầm máu cho trẻ đúng cách. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chăm sóc trẻ sau chảy máu cam

Sau bước sơ cứu, bạn hãy để bé nằm nghỉ với tư thế nghiêng để tránh nuốt phải máu. Kế tiếp, phụ huynh nên thấm, lau ở bên ngoài mũi bằng khăn sạch hoặc bông gạc sạch. Điều bạn cần tuyệt đối lưu ý là không được nhét gạc vào trong mũi bé.

Sau khi đã cầm máu cho bé, bố mẹ hãy để con nghỉ ngơi trong thời gian ít nhất 2 giờ hoặc hoạt động nhẹ nhàng như vẽ tranh, đọc sách, xem tivi thư giãn. Bố mẹ đừng cho bé uống đồ nóng, ăn thực phẩm nóng hay tắm nước nóng trong tối thiểu 24h sau khi chảy máu cam. Trong 1 tuần tiếp theo, bé cần hạn chế những hoạt động mạnh hay tập các bộ môn thể dục như chạy nhảy, khiêng vác vật nặng.

Sau khi đã cầm máu cho bé, bố mẹ hãy để con nghỉ ngơi hoặc xem các chương trình bổ ích. (Ảnh: Monkey)

Bố mẹ có thể tận dụng khoảng thời gian này cho con tiếp xúc với nền tảng ngoại ngữ mới hay ôn tập bài học toán, tiếng Việt trên lớp. Hãy thử cho bé xem các video bài giảng sinh động, vừa học vừa chơi trên các ứng dụng của Monkey.

Các dấu hiệu cần cho trẻ đến bệnh viện ngay

Khi thấy con có những dấu hiệu sau đi kèm chảy máu mũi, bố mẹ hãy đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức:

  • Chảy máu cam kéo dài trên 20 phút hoặc chảy máu ít nhưng tái đi tái lại nhiều lần không cầm lại được.

  • Đã thử cầm máu 2 lần nhưng máu vẫn chảy.

  • Bé đã từng bị chảy máu mũi, được chẩn đoán mắc bệnh máu khó đông.

  • Trẻ đang mắc bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng đông máu như bệnh thận, bệnh gan, bệnh hemophilia.

  • Chảy máu cả 2 bên lỗ mũi cùng lúc, thường xuyên tái phát, khá nặng mà không tìm được nguyên nhân rõ ràng.

  • Chảy máu mũi sau khi bị đánh hoặc gặp chấn thương.

  • Trẻ 3 tuổi bị chảy máu cam thường xuyên mà không có nguyên nhân rõ ràng.

  • Cơ thể nhợt nhạt, toát mồ hôi, không phản ứng lại khi bố mẹ tương tác, mất nhiều máu.

  • Trông xanh xao, gầy yếu, thường xuyên có vết tím bầm trên cơ thể, hay bị đau nhức ở tay, chân.

  • Chảy máu ở mũi đi kèm với tình trạng máu xuất hiện trong nước tiểu và phân.

Các dấu hiệu cần cho trẻ đến bệnh viện ngay. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phòng ngừa trẻ bị chảy máu cam

Một khi đã bị chảy máu mũi, vùng này sẽ trở nên nhạy cảm và dễ bị tái phát trở lại, đặc biệt là khi niêm mạc mũi chưa hoàn toàn bình phục. Hiện tượng này chỉ chấm dứt nếu niêm mạc mũi hồi phục như bình thường. Do đó, việc phòng ngừa trẻ em bị chảy máu cam thường xuyên là vô cùng quan trọng.

Bố mẹ hãy tham khảo và áp dụng những biện pháp ngăn ngừa dưới đây:

  • Giữ cho niêm mạc mũi của bé luôn có độ ẩm nhất định bằng cách thoa một chút vaseline vào phần trước vách ngăn mũi. Số lần thoa sẽ tùy thuộc vào tình trạng từng bé. Đối với trẻ bị chảy máu cam thường xuyên, bạn hãy thoa mỗi ngày 2 lần đến khi không còn chảy máu trong vài ngày liên tục. Đối với những trường hợp còn lại, bạn có thể thoa khi thấy cần thiết.

  • Giữ cho phòng ngủ, giường ngủ luôn sạch sẽ để bé không bị dị ứng nếu nhà có nuôi thú cưng.

  • Tăng cường bổ sung những thực phẩm mát, chứa nhiều chất xơ và vitamin như cà chua, rau mồng tơi, bí đao, cam quýt, bưởi…

  • Hạn chế để bé tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm, nấm mốc.

  • Cắt ngắn móng tay, dạy bé không được ngoáy mũi để tránh gây xước niêm mạc mũi.

  • Cho bé uống đủ nước, khoảng 2l nước mỗi ngày.

  • Tránh để bé bị chấn thương vùng vách ngăn mũi.

  • Hạn chế cho trẻ dùng thuốc aspirin vì đây là thuốc gây tăng nguy cơ chảy máu.

  • Sử dụng máy phun sương để làm ẩm không khí, lưu ý thường xuyên vệ sinh máy.

  • Nhỏ hoặc xịt mũi bằng nước muối sinh lý để làm ẩm niêm mạc mũi. Cách này khá hiệu quả với những trẻ thường xuyên bị cảm lạnh, nghẹt mũi hoặc mũi dị ứng.

Một số biện pháp giúp phòng ngừa trẻ bị chảy máu cam. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chảy máu mũi thông thường ở trẻ em có thể tự khỏi nhưng nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên thì bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp phụ huynh có thêm nhiều kiến thức hữu ích để biết cách xử lý khi trẻ em bị chảy máu cam thường xuyên. Trong trường hợp phát hiện những dấu hiệu bất thường, bố mẹ hãy đưa con đến cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm nhé!

Nguồn: Tổng hợp Internet

Bài viết có hữu ích?