Trẻ hay ngoáy mũi có thể khiến mạch máu trong mũi bị tổn thương. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch còn yếu kém nên dễ mắc bệnh khi thời tiết chuyển mùa. Tình trạng mùa hè trẻ bị chảy máu cam khá phổ biến và có thể khắc phục ngay tại nhà vì không nguy hiểm tính mạng. Bố mẹ nên trang bị kiến thức để bình tĩnh xử lý khi con yêu gặp phải hiện tượng này.

Nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam mùa hè

Chảy máu cam hay còn có tên gọi khác là chảy máu mũi. Đây là hiện tượng những mạch máu nhỏ ở mũi bị vỡ và chảy máu ra ngoài. Máu chỉ chảy trong thời gian ngắn và tự động ngừng chảy. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến mùa hè trẻ bị chảy máu cam:

Trẻ hay ngoáy mũi

Khi thời tiết trở nên khô nóng, bé thường có cảm giác bị ngứa ngáy, khó chịu ở mũi. Cảm giác này sẽ giảm đi nếu bé gãi và ngoáy mũi. Đây là thói quen vô tình có thể khiến mạch máu trong mũi bị tổn thương, vỡ ra gây chảy máu.

Trẻ hay ngoáy mũi có thể khiến mạch máu trong mũi bị tổn thương. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mất cân bằng độ ẩm

Nhiệt độ nóng vào mùa hè khiến nhiều gia đình đối phó với tình trạng này bằng cách bật máy lạnh thường xuyên. Dù máy lạnh là biện pháp giảm nhiệt độ tức thời và hiệu quả nhưng lại là nguyên nhân khiến độ ẩm không khí giảm đáng kể. Việc thường xuyên sinh hoạt trong môi trường máy lạnh có thể khiến mũi của bé bị khô. Nếu có tác động, mũi bé sẽ dễ dàng chảy máu.

Thiếu hụt dinh dưỡng

Một nguyên nhân không thể bỏ qua khiến trẻ bị chảy máu cam mùa hè chính là thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là giai đoạn nắng nóng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, hệ miễn dịch trở nên yếu kém, sức đề kháng suy giảm, đường hô hấp dễ bị virus và vi khuẩn xâm nhập. Điều này gây tổn thương các mạch máu và bé dễ bị chảy máu cam hơn bình thường. Do đó, thiếu vitamin C là yếu tố hàng đầu làm cơ thể bé thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến chảy máu mũi.

Thiếu hụt dinh dưỡng có thể khiến trẻ chảy máu mũi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Do bệnh lý

Các bệnh lý có liên quan đến tình trạng chảy máu mũi có thể kể đến là u mũi, viêm mũi, dị tật bẩm sinh… Nếu mắc phải bệnh lý này, các mạch máu ở mũi dễ bị tổn thương, hư hại và vỡ khi bị tác động. Chưa kể, viêm mũi còn gây nên các kích thích tạo dịch rỉ viêm, bé sẽ bị ngứa ngáy, đau nhức, khó chịu, càng cho tay vào ngoáy mũi dẫn đến chảy máu cam.

NÊN XEM  Trẻ bị ngã tụ máu dưới da đầu có nguy hiểm không?

Một nguyên nhân hết sức nguy hiểm mà phụ huynh không nên xem thường chính là bệnh u xơ vòm họng. Bệnh lý này có thể gây tử vong hoặc tai biến nghiêm trọng nếu không được phát hiện và kịp thời điều trị. Do đó, bố mẹ hãy cẩn trọng và đưa trẻ đi bác sĩ nếu bé bị chảy máu mũi tái phát nhiều lần, lượng máu chảy ra ngày một nhiều.

Một số bệnh lý có thể liên quan đến tình trạng chảy máu mũi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hướng dẫn cách xử lý cho cha mẹ khi bị chảy máu cam mùa hè

Bé thường có tâm lý hoảng loạn và sợ hãi khi bị chảy máu cam. Bố mẹ cần giữ bình tĩnh, không nên lo lắng nếu trẻ gặp tình trạng này. Dưới đây là những bước xử lý mà phụ huynh cần nhớ để khắc phục hiện tượng mùa hè trẻ bị chảy máu cam:

Xác định bên mũi chảy máu của trẻ

Thông thường, chảy máu cam thường diễn ra ở một bên mũi của trẻ. Khi chảy máu, bé sẽ có phản ứng dụi mũi nên bố mẹ khó phân biệt được máu cam chảy ra từ bên nào. Do vậy, bố mẹ tuyệt đối không để bé tiếp tục dụi mũi khi phát hiện chảy máu cam.

Đầu tiên, mẹ hãy lau sạch mũi bé nhẹ nhàng, đặt đầu con hơi cúi về phía trước để cho máu chảy ra. Khi đó, mẹ sẽ nhận biết được máu chảy ra từ bên mũi nào. Tư thế này cũng giúp máu không chảy ngược về phía cổ họng khiến bé bị nôn ói.

Xác định bên mũi chảy máu của trẻ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cầm máu

Sau khi xác định được bên mũi bị chảy máu cam, bố mẹ cần đè ngón tay lên cánh mũi, đặt đầu bé hơi ngửa lên một chút và giữ nguyên tư thế này trong khoảng từ 5 đến 10 phút để máu ngừng chảy. Một điều cần hết sức lưu ý là phụ huynh không bóp vào phần xương sống mũi để tránh làm bé bị đau và không có tác dụng cầm máu.

Ngoài ra, bố mẹ không nên thả tay ra quá sớm hay thả tay ra quá nhiều lần. Thời gian máu chảy có thể sẽ kéo dài hơn vì khi ấy, vết thương chưa kịp hình thành cục máu đông để ngăn cản máu chảy ra ngoài. Bạn không nên ngửa đầu trẻ quá nhiều mà chỉ nên hơi ngửa ra sau. Đối với trẻ lớn, bố mẹ có thể hướng dẫn con tự làm để trẻ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.

NÊN XEM  Các mẫu truyện thai giáo tháng thứ 7 hay nhất

Trường hợp máu không ngừng chảy, bố mẹ hãy thực hiện lại bước giữ chặt mũi và đợi thêm 10 phút nữa. Nếu máu chảy hơn 20 phút, bố mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ xử lý. Việc máu chảy quá nhiều có nguy cơ khiến trẻ bị xây xẩm và ngất xỉu do mất máu.

Trong quá trình xử lý chảy máu cam, bố mẹ có thể kể cho bé nghe một câu chuyện hoặc cho trẻ xem ti vi. Cách này giúp trấn an trẻ và để bé quên đi nỗi sợ khi bị chảy máu cam.

Nếu máu chảy hơn 20 phút, bố mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ xử lý. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bố mẹ có thể tận dụng thời gian này cho con xem các câu chuyện, bài hát bằng tiếng Anh với âm thanh, hình ảnh sống động. Vừa giúp con quên đi cảm giác đau sợ, vừa rèn luyện trí não, kích thích khả năng ngoại ngữ của con. Bạn có thể lấy nguồn từ các phần mềm như Monkey Junior hay Monkey Stories.

Chăm sóc trẻ sau chảy máu

Hiện tượng mùa hè trẻ bị chảy máu cam có thể sẽ tái phát sau khi bé được cầm máu. Do vậy, bố mẹ cần chăm sóc, chú ý đến bé để chắc chắn đã kiểm soát hoàn toàn vị trí bị chảy máu.

Sau khi cầm máu, phụ huynh cần cho bé nằm nghỉ ngơi. Bạn có thể dùng bông gòn bịt bên lỗ mũi bị chảy máu để tránh máu chảy trở lại.

Chăm sóc trẻ sau chảy máu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một lượng nhỏ máu trong mũi có thể sẽ chảy ngược xuống cổ họng. Nếu chẳng may gặp tình trạng này, bố mẹ cần đặt bé nằm nghiêng, hướng dẫn con dùng lưỡi đẩy máu ra ngoài. Bạn không được để cho bé nuốt máu vì sẽ gây nên cảm giác buồn nôn, khó chịu, thậm chí ngộ độc.  

Việc chảy máu cam vào mùa hè là phản ứng thường gặp ở bé để đáp ứng lại những kích thích từ môi trường sống. Tuy nhiên, nếu trẻ bị chảy máu liên tục, không thể cầm trong hơn20 phút thì cần được đưa đến trung tâm y tế gần nhất để được sơ cứu, ngăn ngừa mất máu. Ngoài ra, cha mẹ không được chủ quan nếu:

  • Bé bị chảy máu cam thường xuyên, lặp đi lặp lại không xác định được nguyên nhân.

  • Chảy máu cam đi kèm các vết bầm tím, xuất huyết trên cơ thể không rõ nguyên nhân.

  • Chảy máu mũi đi kèm với chảy máu ở những khu vực khác như trong nước tiểu, phân…

  • Bé đang mắc bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng đông máu như bệnh thận, bệnh gan, bệnh hemophilia…

  • Chảy máu cam đi kèm nghẹt mũi kinh niên, máu nhầy, máu có mùi, da cánh mũi bị đỏ.

  • Khạc nôn ra máu, tim đập nhanh, khó thở…

  • Cơ thể tái xanh, nhợt nhạt, đổ nhiều mồ hôi, gầy yếu, kén ăn, hay bị nhức mỏi, gan lách to, nổi hạch…

NÊN XEM  Dạy trẻ giao tiếp bằng mắt giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ

Nếu gặp phải những dấu hiệu này, phụ huynh hãy chủ động đưa trẻ đi cấp cứu. Bạn tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc để khắc phục tại nhà để tránh những nguy hiểm đáng tiếc xảy ra.

Cách hạn chế trẻ bị chảy máu mũi mùa nóng

Chảy máu mũi vào mùa hè hoàn toàn có thể được phòng tránh nếu bố mẹ biết được những bí quyết sau:

  • Vệ sinh mũi cho trẻ mỗi tuần từ 1 đến 2 lần bằng nước muối sinh lý để ngăn ngừa những bệnh lý về xoang. Phụ huynh không nên lạm dụng cách này để không làm mất chất nhầy tự nhiên trong niêm mạc mũi. Mũi của bé sẽ càng dễ bị khô, nhiễm khuẩn và tổn thương niêm mạc.

  • Bôi vaseline giữ ẩm vào phần trước của vách mũi để giảm bớt tình trạng khô mũi.

  • Không nên cho bé ở trong môi trường máy lạnh thường xuyên mà chỉ nên dùng khi nhiệt độ ngoài trời quá nóng. Sau một khoảng thời gian ngắn, bố mẹ có thể bật quạt để điều hoà lại độ ẩm không khí trong nhà.

  • Dạy bé không được dụi, xì mũi hay ngoáy mũi thường xuyên để bảo vệ mạch máu trong mũi.

  • Cho bé uống nước khoảng 2 lít nước mỗi ngày để làm mềm niêm mạc mũi, hạn chế giãn mao mạch trong đường hô hấp.

  • Xây dựng chế độ ăn uống bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, chú trọng các thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất, nhất là vitamin C, vitamin nhóm B, kẽm, sắt như rau xanh, trái cây, sữa…

  • Cho bé kiểm tra sức khỏe định kỳ, thông báo cho bác sĩ tình trạng chảy máu cam nếu bé đang dùng thuốc kháng đông hoặc thuốc điều trị các bệnh lý khác.

  • Nếu bé mắc bệnh lý ở mũi như u mũi, viêm mũi hoặc dị tật bẩm sinh, bố mẹ hãy điều trị và chăm sóc bé đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Cách hạn chế trẻ bị chảy máu mũi mùa nóng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thời tiết hanh khô là nguyên nhân chính khiến trẻ bị chảy máu cam. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bố mẹ có thêm nhiều kiến thức hữu ích về tình trạng mùa hè trẻ bị chảy máu cam. Tuy đây không phải là hiện tượng nguy hiểm nhưng bố mẹ cũng không nên chủ quan. Nếu chảy máu cam lặp lại nhiều lần mà những cách hạn chế không hiệu quả, phụ huynh hãy đưa bé đi khám bác sĩ nhé!

Nguồn: Tổng hợp Internet

Bài viết có hữu ích?

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *