Nhắc đến đặc sản Lai Châu không thể không kể đến một số món ăn dân dã, có tên gọi lạ tai và hương vị hấp dẫn như xôi tím, măng nộm hoa ban, lam nhọ, canh tiết lá đắng, nộm rau dớn,…
Xôi tím
Xôi tím là đặc sản nổi tiếng của đồng bào dân tộc Thái, Dáy,… ở Lai Châu, được nấu từ gạo nếp nương hạt to, mẩy và đều nên khi ăn có độ dẻo thơm tự nhiên khá hấp dẫn. Đặc biệt, món xôi này còn có màu tím đẹp mắt được tạo nên từ cây khẩu cắm – một loại cây rừng đặc trưng chỉ có tại Lai Châu.
Để làm xôi tím ngon, đậm vị, người bản địa phải thực hiện quy trình chế biến tỉ mỉ, kỳ công. Họ phải dùng đúng loại chõ gỗ làm từ cây sung để đồ xôi và xôi phải được đồ trên bếp củi. Tuyệt đối không đồ xôi bằng bếp điện, bếp ga để đảm bảo món ăn có hương vị thơm ngon.
Theo người dân địa phương, xôi tím này không chỉ ngon và đẹp mà còn tốt cho sức khỏe. Lá cây khẩu cắm chứa nhiều chất dinh dưỡng, có công dụng tăng cường chức năng đường ruột. Vì thế món ăn này được bà con bản địa yêu thích không chỉ trong các dịp lễ Tết mà còn cả ngày thường.
Măng nộm hoa ban
Nhắc đến đặc sản Lai Châu không thể không kể đến món măng nộm hoa ban đầy tinh tế, được chế biến từ cá và các loại rau, hoa tinh túy của vùng đất nơi đây.
Để làm măng nộm hoa ban ngon, người ta sử dụng loại măng nứa hoặc măng đắng. Sau đó, măng được đem đi thái nhỏ và ngâm nước muối rồi luộc qua hai lần nước, để cho ráo. Nếu dùng măng nứa thì cần tước nhỏ thành các miếng vừa ăn sau khi luộc xong.
Món măng nộm hoa ban có sự hòa quyện của nhiều vị chua, cay, mặn, đắng, ngọt, bùi, kích thích vị giác nên thường được người bản địa và thực khách ưa chuộng thưởng thức vào dịp đầu xuân, giúp thanh nhiệt, giải ngấy (Ảnh: Trần Phương Thảo)
Với hoa ban, người địa phương chọn các bông hoa tươi, cánh dày. Còn cá được làm từ cá suối, thịt chắc, đem sơ chế bằng cách nướng và lọc thịt, gỡ xương. Xong xuôi, các nguyên liệu được đem trộn đều với hỗn hợp mắm tỏi ớt chua ngọt, thêm rau húng thái nhỏ cho dậy mùi thơm.
Nộm rau dớn
Nộm rau dớn là món ăn dân dã, mang đậm hương vị miền núi của người Thái ở Lai Châu nói riêng và đồng bào Tây Bắc nói chung. Để làm nộm rau dớn ngon, người bản địa thường chọn hái những ngọn rau dớn còn non, lá bánh tẻ, sau đó đem về rửa sạch, phơi nắng cho có độ héo vừa phải.
Trước khi chế biến, rau dớn được đồ chín tới thay vì luộc, đảm bảo rau giữ được vị ngọt bùi và có màu xanh đẹp mắt. Khi rau đã đồ chín, người ta bỏ rau vào bát to, nêm nêm gia vị như muối, đường, nước cốt chanh và cho thêm rau thơm thái nhỏ, ớt, gừng, tỏi rồi trộn đều. Chờ khoảng 5 phút cho nộm ngấm gia vị, thêm lạc rang giã nhỏ là có thể thưởng thức.
Rau dớn (hay còn được gọi là “pắc cút” theo tiếng Thái) vẻ ngoài giống như cây dương xỉ, thân to, tán lá rộng, mặt lá màu xanh nhẵn. Loại cây này chỉ mọc ở bờ suối, khe suối, nơi có độ ẩm cao (Ảnh: Hà Thị Thắm, Phạm Thị Thúy Hiền)
Ngoài món nộm, rau dớn còn được người Thái chế biến thành nhiều món ăn độc đáo khác như rau dớn xào tỏi, rau rớn xào cùng nước măng chua…
Canh tiết lá đắng
Một trong những đặc sản trứ danh của vùng đất Lai Châu mà du khách không nên bỏ lỡ khi có dịp ghé thăm nơi đây chính là canh tiết lá đắng. Món ăn này được chế biến từ các nguyên liệu chính là lá đắng (hay còn gọi lá mật vịt), phổi và tiết lợn.
Để hái được lá đắng ngon, người bản địa phải len lỏi vào khu ven rừng, khe suối. Vì việc hái lá khá tốn công và thời gian nên trước đây, món canh này thường chỉ được chủ nhà chế biến để tiếp đãi khách quý.
Lá đắng sau khi hái về được rửa sạch, vò nát. Phổi lợn sơ chế kỹ rồi đem băm nhỏ cùng tiết canh, nêm nếm gia vị sao cho phù hợp. Chờ hỗn hợp ngấm đều khoảng 10 phút thì bắc lên bếp, đun sôi rồi cho lá đắng, rau thơm đã vò nát vào nấu.
Lam nhọ
Tuy có tên gọi lạ tai, gây tò mò với du khách nhưng thực tế, lam nhọ là món ăn được chế biến từ nguyên liệu quen thuộc là thịt bò, thịt trâu. Trong tiếng dân tộc Thái, lam nghĩa là nướng, nhọ tức là nhừ, lam nhọ nghĩa là “nướng (đến chín) nhừ”.
Để làm món lam nhọ chuẩn vị, người Thái phải chọn những miếng thịt trâu hoặc thịt bò vừa mổ, đảm bảo độ tươi ngon nhất và giữ nguyên tảng. Tiếp đến, thịt được thấm sạch phần tiết/máu thừa bằng khăn khô thay vì rửa qua nước. Cách làm này giúp thịt giữ được độ thơm ngon và tránh vi khuẩn xâm nhập.
Miếng thịt sau khi làm sạch sẽ được mang nướng trên than hồng. Khi thịt chín tới, người ta thái thành các lát mỏng, trộn đều với các gia vị đặc trưng của vùng cao như gừng, tỏi, ớt, mắc khén,… Sau đó, thịt đã tẩm ướp sẽ được cho vào ống tre cùng chút rau củ, nướng đều trên bếp than.
Khi các thớ thịt bắt đầu săn lại, người ta sẽ lấy thịt ra, dùng đũa dằm tơi rồi bỏ lại vào ống tre, nướng lần cuối cùng cho món lam nhọ được chín nhừ.
Phan Đậu
Xôi tím
Xôi tím là đặc sản nổi tiếng của đồng bào dân tộc Thái, Dáy,… ở Lai Châu, được nấu từ gạo nếp nương hạt to, mẩy và đều nên khi ăn có độ dẻo thơm tự nhiên khá hấp dẫn. Đặc biệt, món xôi này còn có màu tím đẹp mắt được tạo nên từ cây khẩu cắm – một loại cây rừng đặc trưng chỉ có tại Lai Châu.
Để làm xôi tím ngon, đậm vị, người bản địa phải thực hiện quy trình chế biến tỉ mỉ, kỳ công. Họ phải dùng đúng loại chõ gỗ làm từ cây sung để đồ xôi và xôi phải được đồ trên bếp củi. Tuyệt đối không đồ xôi bằng bếp điện, bếp ga để đảm bảo món ăn có hương vị thơm ngon.
Theo người dân địa phương, xôi tím này không chỉ ngon và đẹp mà còn tốt cho sức khỏe. Lá cây khẩu cắm chứa nhiều chất dinh dưỡng, có công dụng tăng cường chức năng đường ruột. Vì thế món ăn này được bà con bản địa yêu thích không chỉ trong các dịp lễ Tết mà còn cả ngày thường.
Măng nộm hoa ban
Nhắc đến đặc sản Lai Châu không thể không kể đến món măng nộm hoa ban đầy tinh tế, được chế biến từ cá và các loại rau, hoa tinh túy của vùng đất nơi đây.
Để làm măng nộm hoa ban ngon, người ta sử dụng loại măng nứa hoặc măng đắng. Sau đó, măng được đem đi thái nhỏ và ngâm nước muối rồi luộc qua hai lần nước, để cho ráo. Nếu dùng măng nứa thì cần tước nhỏ thành các miếng vừa ăn sau khi luộc xong.
Món măng nộm hoa ban có sự hòa quyện của nhiều vị chua, cay, mặn, đắng, ngọt, bùi, kích thích vị giác nên thường được người bản địa và thực khách ưa chuộng thưởng thức vào dịp đầu xuân, giúp thanh nhiệt, giải ngấy (Ảnh: Trần Phương Thảo)
Với hoa ban, người địa phương chọn các bông hoa tươi, cánh dày. Còn cá được làm từ cá suối, thịt chắc, đem sơ chế bằng cách nướng và lọc thịt, gỡ xương. Xong xuôi, các nguyên liệu được đem trộn đều với hỗn hợp mắm tỏi ớt chua ngọt, thêm rau húng thái nhỏ cho dậy mùi thơm.
Nộm rau dớn
Nộm rau dớn là món ăn dân dã, mang đậm hương vị miền núi của người Thái ở Lai Châu nói riêng và đồng bào Tây Bắc nói chung. Để làm nộm rau dớn ngon, người bản địa thường chọn hái những ngọn rau dớn còn non, lá bánh tẻ, sau đó đem về rửa sạch, phơi nắng cho có độ héo vừa phải.
Trước khi chế biến, rau dớn được đồ chín tới thay vì luộc, đảm bảo rau giữ được vị ngọt bùi và có màu xanh đẹp mắt. Khi rau đã đồ chín, người ta bỏ rau vào bát to, nêm nêm gia vị như muối, đường, nước cốt chanh và cho thêm rau thơm thái nhỏ, ớt, gừng, tỏi rồi trộn đều. Chờ khoảng 5 phút cho nộm ngấm gia vị, thêm lạc rang giã nhỏ là có thể thưởng thức.
Rau dớn (hay còn được gọi là “pắc cút” theo tiếng Thái) vẻ ngoài giống như cây dương xỉ, thân to, tán lá rộng, mặt lá màu xanh nhẵn. Loại cây này chỉ mọc ở bờ suối, khe suối, nơi có độ ẩm cao (Ảnh: Hà Thị Thắm, Phạm Thị Thúy Hiền)
Ngoài món nộm, rau dớn còn được người Thái chế biến thành nhiều món ăn độc đáo khác như rau dớn xào tỏi, rau rớn xào cùng nước măng chua…
Canh tiết lá đắng
Một trong những đặc sản trứ danh của vùng đất Lai Châu mà du khách không nên bỏ lỡ khi có dịp ghé thăm nơi đây chính là canh tiết lá đắng. Món ăn này được chế biến từ các nguyên liệu chính là lá đắng (hay còn gọi lá mật vịt), phổi và tiết lợn.
Để hái được lá đắng ngon, người bản địa phải len lỏi vào khu ven rừng, khe suối. Vì việc hái lá khá tốn công và thời gian nên trước đây, món canh này thường chỉ được chủ nhà chế biến để tiếp đãi khách quý.
Lá đắng sau khi hái về được rửa sạch, vò nát. Phổi lợn sơ chế kỹ rồi đem băm nhỏ cùng tiết canh, nêm nếm gia vị sao cho phù hợp. Chờ hỗn hợp ngấm đều khoảng 10 phút thì bắc lên bếp, đun sôi rồi cho lá đắng, rau thơm đã vò nát vào nấu.
Lam nhọ
Tuy có tên gọi lạ tai, gây tò mò với du khách nhưng thực tế, lam nhọ là món ăn được chế biến từ nguyên liệu quen thuộc là thịt bò, thịt trâu. Trong tiếng dân tộc Thái, lam nghĩa là nướng, nhọ tức là nhừ, lam nhọ nghĩa là “nướng (đến chín) nhừ”.
Để làm món lam nhọ chuẩn vị, người Thái phải chọn những miếng thịt trâu hoặc thịt bò vừa mổ, đảm bảo độ tươi ngon nhất và giữ nguyên tảng. Tiếp đến, thịt được thấm sạch phần tiết/máu thừa bằng khăn khô thay vì rửa qua nước. Cách làm này giúp thịt giữ được độ thơm ngon và tránh vi khuẩn xâm nhập.
Miếng thịt sau khi làm sạch sẽ được mang nướng trên than hồng. Khi thịt chín tới, người ta thái thành các lát mỏng, trộn đều với các gia vị đặc trưng của vùng cao như gừng, tỏi, ớt, mắc khén,… Sau đó, thịt đã tẩm ướp sẽ được cho vào ống tre cùng chút rau củ, nướng đều trên bếp than.
Khi các thớ thịt bắt đầu săn lại, người ta sẽ lấy thịt ra, dùng đũa dằm tơi rồi bỏ lại vào ống tre, nướng lần cuối cùng cho món lam nhọ được chín nhừ.
Phan Đậu