Món canh khoai môn hầm xương ngọt bùi, dẻo thơm được nhiều người yêu thích. Dưới đây là cách nấu canh khoai môn thanh mát cho ngày Tết Đoàn Viên để cho gia đình sum họp cùng nhau thưởng thức.
1. Chuẩn bị nguyên liệu nấu canh khoai môn
- Khoai môn: 2 củ
- Xương lợn: 1 kg
- Rau mùi tàu: 5 nhánh
- Hành lá: 1 ít
- Hành tím: 2 củ
- Dầu ăn: 1 muỗng cà phê
- Gia vị: Bột canh, hạt nêm, muối, tiêu
2. Cách nấu canh khoai môn thanh mát
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt miếng vừa ăn. Rau mùi tàu và hành lá rửa sạch, cắt nhỏ. Hành tím lột vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ. Xương lợn rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 5 phút, chặt miếng vừa ăn và để ráo. Đun sôi nồi nước, cho xương lợn vào chần khoảng 2 – 3 phút, sau đó vớt ra rửa sạch lại và để ráo nước.
Bước 2: Nấu canh
Cho vào nồi khoảng 1,5 lít nước cùng xương lợn, hành tím rồi bắc nồi lên bếp, bật lửa lớn đun sôi sau đó hạ lửa nhỏ. Hầm xương trong khoảng 20 phút.
Tiếp theo, cho vào nồi 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng cà phê dầu ăn, nửa muỗng cà phê muối, khuấy đều rồi cho khoai môn vào. Sau đó, đun thêm 15 phút nữa để khoai chín nhừ, nêm nếm lại theo khẩu vị. Cuối cùng, cho rau mùi vào và tắt bếp.
Bước 3: Hoàn thành
Cho canh ra tô thêm vào một ít tiêu vào, thế là món canh khoai môn hầm xương ngọt bùi, dẻo thơm đã hoàn thành.
3. Lưu ý khi làm món canh khoai môn
Nên chọn mua khoai môn có kích thước vừa không quá to, cũng không quá nhỏ. Những củ khoai môn có lớp ruột bên trong màu trắng đục, xuất hiện thêm nhiều vân tím thì đó là những củ khoai môn thơm ngon và nhiều bột. Quan sát bên ngoài khoai môn có bám đất ẩm là khoai mới, củ khoai không bị đốm, nấm mốc hay bị thối rữa. Khi cắt bên trong ra thấy khoai đậm màu là khoai ngon. Ngược lại, màu khoai ngả trắng nhiều trông nhợt nhạt sẽ dễ bị sượng và vị nhạt hơn.
Ngoài cách trụng xương rồi rửa sạch, bạn cũng có thể xoa bóp xương bằng hỗn hợp giấm và gừng đập dập rồi rửa sạch lại cũng giúp khử mùi hôi. Bên cạnh đó, ngâm xương vào nước vo gạo từ 15 – 20 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch sẽ giúp khử mùi hiệu quả.
Để nước canh được trong và thơm ngọt hơn, khi hầm xương cần hớt bọt thường xuyên.
Món canh khoai môn hầm xương đạt yêu cầu là khoai dẻo bùi, xương heo đậm đà hòa trong phần nước canh thanh ngọt, thêm mùi thơm của hành lá và mùi tàu, tất cả tạo nên món canh khoai môn nấu xương vô cùng hấp dẫn.
Cách nấu canh khoai môn với xương như trên khá đơn giản phải không? Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món canh khoai môn!
>>> Xem thêm các công thức món ngon mỗi ngày mới nhất.
Phương Anh (Tổng hợp)
1. Chuẩn bị nguyên liệu nấu canh khoai môn
- Khoai môn: 2 củ
- Xương lợn: 1 kg
- Rau mùi tàu: 5 nhánh
- Hành lá: 1 ít
- Hành tím: 2 củ
- Dầu ăn: 1 muỗng cà phê
- Gia vị: Bột canh, hạt nêm, muối, tiêu
2. Cách nấu canh khoai môn thanh mát
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt miếng vừa ăn. Rau mùi tàu và hành lá rửa sạch, cắt nhỏ. Hành tím lột vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ. Xương lợn rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 5 phút, chặt miếng vừa ăn và để ráo. Đun sôi nồi nước, cho xương lợn vào chần khoảng 2 – 3 phút, sau đó vớt ra rửa sạch lại và để ráo nước.
Bước 2: Nấu canh
Cho vào nồi khoảng 1,5 lít nước cùng xương lợn, hành tím rồi bắc nồi lên bếp, bật lửa lớn đun sôi sau đó hạ lửa nhỏ. Hầm xương trong khoảng 20 phút.
Tiếp theo, cho vào nồi 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng cà phê dầu ăn, nửa muỗng cà phê muối, khuấy đều rồi cho khoai môn vào. Sau đó, đun thêm 15 phút nữa để khoai chín nhừ, nêm nếm lại theo khẩu vị. Cuối cùng, cho rau mùi vào và tắt bếp.
Bước 3: Hoàn thành
Cho canh ra tô thêm vào một ít tiêu vào, thế là món canh khoai môn hầm xương ngọt bùi, dẻo thơm đã hoàn thành.
3. Lưu ý khi làm món canh khoai môn
Nên chọn mua khoai môn có kích thước vừa không quá to, cũng không quá nhỏ. Những củ khoai môn có lớp ruột bên trong màu trắng đục, xuất hiện thêm nhiều vân tím thì đó là những củ khoai môn thơm ngon và nhiều bột. Quan sát bên ngoài khoai môn có bám đất ẩm là khoai mới, củ khoai không bị đốm, nấm mốc hay bị thối rữa. Khi cắt bên trong ra thấy khoai đậm màu là khoai ngon. Ngược lại, màu khoai ngả trắng nhiều trông nhợt nhạt sẽ dễ bị sượng và vị nhạt hơn.
Ngoài cách trụng xương rồi rửa sạch, bạn cũng có thể xoa bóp xương bằng hỗn hợp giấm và gừng đập dập rồi rửa sạch lại cũng giúp khử mùi hôi. Bên cạnh đó, ngâm xương vào nước vo gạo từ 15 – 20 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch sẽ giúp khử mùi hiệu quả.
Để nước canh được trong và thơm ngọt hơn, khi hầm xương cần hớt bọt thường xuyên.
Món canh khoai môn hầm xương đạt yêu cầu là khoai dẻo bùi, xương heo đậm đà hòa trong phần nước canh thanh ngọt, thêm mùi thơm của hành lá và mùi tàu, tất cả tạo nên món canh khoai môn nấu xương vô cùng hấp dẫn.
Cách nấu canh khoai môn với xương như trên khá đơn giản phải không? Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món canh khoai môn!