Sử dụng sữa công thức hay các loại sữa tươi nhằm bổ sung dinh dưỡng cho bé cần hết sức lưu ý để tránh nguy cơ gây ngộ độc sữa ở trẻ nhỏ. Khi trẻ bị ngộ độc sữa cần tiến hành xử lý như thế nào? Hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé.
Nguyên nhân khiến trẻ bị ngộ độc sữa
Ngộ độc sữa ở trẻ nhỏ gây ra bởi vi khuẩn Clostridium botulinum- loại vi khuẩn cực nguy hiểm khiến trẻ có thể gây ra tử vong ở trẻ. Hơn nữa khi trẻ mắc loại vi khuẩn này chúng lại không biểu hiện như các triệu chứng ngộ độc khác khiến cực khó phát hiện. Việc phát hiện sớm và điều trị, chăm sóc đúng cách sẽ giúp trẻ có thể an toàn, bảo vệ tính mạng của trẻ.
Loại vi khuẩn này là trực khuẩn gram +, kỵ khí tuyệt đối, chúng phát triển trong môi trường không có oxy. Các nghiên cứu chỉ ra, loại vi khuẩn này tồn tại trong đất, nước, phân động vật, ruột cá, ruột động vật có vú, chúng dễ dàng xâm nhập vào thực phẩm, sinh độc tố gây ngộ độc khi vào cơ thể. Khi sữa của trẻ nhiễm loại vi khuẩn này sẽ gây ngộ độc cho trẻ khi dùng với số lượng nhiều.
Sữa hết hạn sử dụng, bị hỏng rất dễ nhiễm loại vi khuẩn này, vì thế cha mẹ cần cực kì lưu ý khi sử dụng sữa cho trẻ.
Trẻ bị ngộ độc sữa có biểu hiện như thế nào
Khi nhiễm khuẩn botulinum, bé sẽ có bắt đầu có các dấu hiệu nhiễm bệnh trong vòng 6-36 giờ, nhưng cũng có thể sau 6-8 ngày, do thời gian ủ bệnh rút ngắn hoặc kéo dài tùy theo lượng độc tố đưa vào. Bé bị nhiễm khuẩn botulinum sẽ có những biểu hiện nhìn mờ, nhìn đôi, nói khó, nuốt khó, khô miệng, buồn nôn, cơ thể mất sức, lỏng lẻo. Nặng hơn nữa trẻ có thể bị liệt cơ hô hấp và gây tử vong.
Ở trẻ sơ sinh, triệu chứng có thể gặp là ngủ gà, táo bón, khó bú, khó nuốt, khóc yếu, khó thở, thở yếu do bị suy hô hấp. Cần cẩn thận quan sát phản ứng của trẻ để có thể xử lý một cách kịp thời.
Xử lý tình trạng ngộ độc sữa ở trẻ
Vi khuẩn C. botulinum thường gây ngộ độc cấp. Hơn nữa chúng chỉ gây bệnh khi số lượng vi khuẩn đủ nhiều và cơ thể yếu. Vì thế, khi phát hiện loại sữa đang dùng cho bé bị nhiễm khuẩn Clostridium botulinum mà chưa có dấu hiệu, triệu chứng gì chứng tỏ bé chưa bị nhiễm bệnh cần ngưng cho bé dùng ngay lập tức và chuyển qua loại sữa khác.
Trong trường hợp bé có những biểu hiện bị nhiễm khuẩn C. botulinum cần mang trẻ đi cấp cứu ngay lập tức để bảo vệ tính mạng của trẻ.
Xem thêm: Trẻ bị ngộ độc nôn liên tục cần xử lý như thế nào?
Những lưu ý đề phòng nguy cơ ngộ độc sữa ở trẻ
Để phòng tránh các nguy cơ bị ngộ độc sữa ở trẻ, cha mẹ cần lưu ý những thông tin sau đây:
-
Chọn mua những hãng sữa uy tín để đảm bảo chất lượng cũng như được cập nhật những thông tin chính xác
-
Không sử dụng sữa hết hạn hay có những dấu hiệu bị hỏng như mốc, vón cục, đổi màu, đổi mùi
-
Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ pha sữa, bình sữa trước khi pha sữa cho trẻ, tốt nhất hãy tráng bằng nước nóng trước khi sử dụng
Trên đây là các thông tin cho cha mẹ biết được các nguy cơ và cách xử lý khi trẻ bị ngộ độc sữa để đảm bảo an toàn cho trẻ. Giữ gìn vệ sinh cho bé, đảm bảo an toàn thực phẩm để ngăn ngừa các nguy cơ bị nhiễm độc ở trẻ.
Nguồn: Tổng hợp Internet