Trẻ bị ngộ độc nôn liên tục có nguy cơ bị mất nước. (Ảnh: Nguồn Internet)

Trẻ nhỏ dễ bị ngộ độc thức ăn khi ăn nhầm thức ăn bị nhiễm khuẩn. Hãy cùng xem cách xử lý trường hợp trẻ bị ngộ độc nôn liên tục như thế nào ngay dưới bài viết dưới đây nhé.

Dấu hiệu trẻ bị ngộ độc

Trẻ bị ngộ độc thực phẩm rất dễ được phát hiện ra, bởi chỉ sau một vài giờ hoặc vài ngày sau đó các biểu hiện ngộ độc sẽ xuất hiện. Trẻ ngộ độc thường có các dấu hiệu như buồn nôn, nôn ngay và có khi nôn cả ra máu, có thể xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy nhiều lần, có thể không sốt hoặc sốt cao trên 38 độ C.

Với trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm thường biểu hiện rất nặng. Nếu trẻ bị ngộ độc nôn liên tục và tiêu chảy nhiều lần sẽ có nguy cơ bị mất nước, mất điện giải, trụy tim mạch dễ dẫn tới sốc nhiễm khuẩn nếu nguyên nhân do vi khuẩn gây nên. Vì vậy cần đặc biệt lưu ý đến những dấu hiệu mất nước mà biểu hiện rõ nhất là khi trẻ nôn nhiều trên 5 lần, đi ngoài phân lỏng trên 5 lần, sốt cao, khô miệng, khô môi, mắt trũng, khát nước). Một số trẻ còn có các biểu hiện như mạch nhanh, thở nhanh, mệt lả, có thể co giật, nước tiểu ít, sẫm màu.Trẻ bị ngộ độc nôn liên tục có nguy cơ bị mất nước. (Ảnh: Nguồn Internet)

Hướng dẫn cách xử lý khi trẻ bị ngộ độc nôn liên tục

Khi thấy trẻ có dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm cần dừng ngay không cho trẻ ăn món đó nữa. Sau đó quan sát các biểu hiện của trẻ để có thể xử lý kịp thời:

  • Luôn bên cạnh quan sát trẻ khi bị nôn và trông chừng trẻ trong lúc ngủ bởi khi trẻ ngủ thiếp đi có thể bị nôn vọt. Và khi nôn trong tư thế nằm như vậy cực nguy hiểm, trẻ có thể bị sặc lên mũi, xuống phổi. Khi trẻ nôn bị sặc lên mũi, người lớn phải nhanh chóng hút mũi trẻ, loại bỏ tạp chất ra khỏi đường thở của trẻ nếu không trẻ sẽ bị sặc, khó thở và có thể dẫn đến tử vong.

  • Bổ sung oresol cân bằng điện giải cho trẻ: Khi nôn, đi ngoài liên tục trẻ dễ bị mất nước, rối loạn điện giải. Nếu không được bù nước, điện giải kịp thời trẻ sẽ dần mệt lả, mất nước trầm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

  • Nguyên tắc khi cho trẻ uống oresol cha me cần lưu ý: pha oresol theo đúng hướng dẫn, uống từ từ, ít một, không uống quá nhiều cùng 1 lúc. Nhiều cha mẹ thấy con đi ngoài quá nhiều, lo sợ con mất nước mà pha cho con tới 200ml bắt con uống bằng hết khiến bé lại nôn vọt ra ngoài, không thể bù đắp nổi tình trạng thiếu nước.

  • Tuyệt đối không đồng ý với trẻ thay thế oresol bằng các loại nước khác như cô ca hay nước có ga…Kể cả nước lọc cũng không có tác dụng bởi chúng chỉ giúp bé cảm thấy đỡ khát nhưng không có tác dụng bù điện giải.

  • Đặc biệt, nếu uống oresol từng ít một rồi nhưng mỗi lần uống bé vẫn bị nôn liên tục, rồi tình trạng đi ngoài quá nhiều thì hãy nhanh chóng đưa con tới viện để được bù nước, điện giải bằng truyền dịch.

Sử dụng oresol để cân bằng chất điện giải. (Ảnh: Nguồn Internet)

Trẻ bị ngộ độc bao lâu thì có thể ăn uống lại bình thường?

Khi trẻ bị ngộ độc thức ăn thì có thể cho con ăn uống trở lại như bình thường ngay khi các triệu chứng nôn mửa và tiêu chảy giảm bớt. Thực hiện chế độ ăn uống như thường càng sớm càng tốt để con có thể cân bằng lại dinh dưỡng và nhanh chóng hồi phục trở lại.

Có thể nấu cháo cho bé hoăc cho con ăn những món mềm, bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ như bánh mì, ngũ cốc, gạo, rau xanh và các loại thực phẩm như thịt nạc, sữa chua, trái cây. Tuyệt đối cho trẻ tránh xa các loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ và cay nóng bởi chúng khiến các triệu chứng càng trở nên tồi tệ hơn.

Cho trẻ ăn cháo loãng để trẻ lấy lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột. (Ảnh: Nguồn Internet)

Xem thêm: Trẻ bị bỏng có ăn được thịt gà không? Nên cho trẻ ăn gì?

Phòng ngừa nguy cơ bị ngộ độc ở trẻ nhỏ

Đề phòng nguy cơ bị ngộ độc ở trẻ nhỏ vô cùng quan trọng, bởi khi bị ngộ độc trẻ em thường phản ứng mạnh và nguy hiểm so với người lớn. Cha mẹ cần lưu ý những điều sau đây:

Bảo quản thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh

  • Ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập khi rã đông thực phẩm, không để trên mặt bếp hoặc trong bồn rửa.

  • Không cho trẻ ăn thực phẩm chưa qua nấu chín

  • Không sử dụng thức ăn đã quá hạn sử dụng, thực phẩm đóng gói bị vỡ niêm phong, hoặc đồ hộp bị móp hoặc méo.

  • Không sử dụng thực phẩm hay đồ uống để ngoài tủ lạnh quá 1 giờ.

  • Không cho trẻ ăn thức ăn lạnh, cần hâm nóng đồ ăn trước khi ăn

  • Trước khi mở đồ hộp cần làm sạch nắp trước khi sử dụng.

Bảo đảm an toàn thực phẩm khi sơ chế

  • Luôn rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn.

  • Rửa sạch trái cây và rau quả dưới vòi nước mát, có thể ngâm qua nước muối để loại bỏ chất độc tồn dư..

  • Sau khi sơ chế đồ sống, hãy rửa kỹ tất cả các bề mặt bếp, các dụng cụ làm bếp bằng nước nóng, ẩm.

  • Sử dụng riêng thớt, đĩa và dao cho thực phẩm sống và chín, tránh dùng lẫn lộn gây nhiễm khuẩn.

  • Không bao giờ đặt thức ăn đã nấu chín bên cạnh thức ăn sống hay đặt chúng vào đĩa, thớt vừa đựng đồ sống.

  • Ăn chín, uống sôi, nấu chín kỹ thực phẩm để tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn.

  • Khi hâm lại thức ăn cũng cần hâm thật kỹ để cho thực phẩm sôi hoàn toàn

  • Cẩn trọng khi pha sữa cho bé, không sử dụng sữa hỏng hay hết hạn cho trẻ.

Vệ sinh sạch sẽ bếp núc để đảm bảo vệ sinh thực phẩm. (Ảnh: Nguồn Internet)

Trên đây là hướng dẫn cách xử lý trong trường hợp “trẻ bị ngộ độc nôn liên tục” các bậc phụ huynh có thể tham khảo. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ và nắm rõ những kỹ năng xử lý khi không may trẻ bị nhiễm độc thực phẩm là vô cùng cần thiết. Monkey luôn mong muốn đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho quý phụ huynh. Hãy cùng theo dõi các bài viết tiếp theo trong mục Nuôi dạy con của Monkey nhé.

Nguồn: Tổng hợp Internet

Bài viết có hữu ích?