Ý nghĩa món sắn hấp cốt dừa lá nếp thơm ngon (Ảnh: Facebook)

Vào những ngày trời se se lạnh, bên cạnh những món ăn đặc trưng như ngô nướng, lẩu nướng, ốc luộc,… thì còn có một món ăn không thể bỏ qua, đó chính là sắn hấp. Món sắn dân giã được biến tấu cùng cốt dừa, lá nếp tạo nên một thức quà thơm ngon, hấp dẫn. Hãy cùng Timnhanh.com.vn trổ tài làm sắn hấp cốt dừa lá nếp cho cả gia đình theo công thức dưới đây nhé!

Sắn hấp cốt dừa lá nếp – thức quà dân giã buổi xế chiều

Sắn hấp cốt dừa lá nếp – một món ăn nghe tên tưởng chừng xa lạ nhưng lại được làm từ các nguyên liệu vô cùng dân giã. Tuổi thơ chốn thôn quê chắc hẳn đứa trẻ nào cũng từng được thưởng qua các món ăn từ sắn. Một món quà bữa xế chiều bữa giản dị nhưng lại gợi nhiều cảm xúc mỗi lần nhắc đến. Để giờ đây, dù có hàng ngàn món ăn hiện đại, sắn hấp vẫn là một phần kí ức của những người con xa quê. Ngày nay, khi đời sống ngày càng phát triển, dưới bàn tay tài hoa của các bà, các mẹ, món sắn dung dị ấy được chế biến thêm cùng với các nguyên liệu như cốt dừa, lá nếp,… để tạo nên món sắn hấp cốt dừa lá nếp thơm bùi cho những ngày se lạnh.

NÊN XEM  ‘Dắt túi’ các quán lẩu ngon ở quận 10 đông nghìn nghịt khách
Ý nghĩa món sắn hấp cốt dừa lá nếp thơm ngon (Ảnh: Facebook)
Ý nghĩa món sắn hấp cốt dừa lá nếp thơm ngon. (Ảnh: Facebook)

Lợi ích của món sắn hấp cốt dừa lá nếp

  • Lá nếp giúp thanh nhiệt, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, cải thiện các vấn đề về xương khớp. Ngoài ra còn giúp an thần, giảm căng thẳng, lo âu.
  • Sắn giúp cải thiện tiêu hóa, nâng cao sức khỏe hệ tim mạch, giảm tình trạng thiếu máu.
  • Dừa cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể, bổ sung năng lượng, giúp cơ thể khỏe mạnh.

Có quá nhiều lợi ích chỉ trong một món ăn đơn giản như vậy!

Nguyên liệu làm sắn hấp cốt dừa lá nếp

  • Sắn tươi: 500g
  • Dừa nạo: 350g
  • Lá nếp tươi: 5 nhánh
  • Đường, muối
  • Vừng, lạc

Sơ chế nguyên liệu

  • Sắn rửa qua cho sạch đất, cắt bỏ 2 đầu, dùng dao khía từng khúc tầm 5~7cm, rọc 1 đường theo thân củ để lột vỏ, cắt khúc vừa ăn.
  • Rửa sạch sắn, ngâm trong nước muối pha loãng ít nhất 1 tiếng để loại bỏ nhựa trong củ sắn (thay nước ngâm 30 phút một lần).

    Sơ chế sắn (Ảnh: Internet)
    Các bước sơ chế sắn. (Ảnh: Internet)

  • Phần lá nếp: Bạn rửa sạch lá, loại bỏ lá héo vàng rồi đem thái nhỏ, bỏ vào cối xay nhuyễn, lọc qua rây bỏ bã để lấy nước cốt.

    Lá nếp cắt khúc (Ảnh: Internet)
    Lá nếp cắt khúc. (Ảnh: Internet)

  • Làm nước cốt dừa: cho 300g dừa nạo ra bát, đổ cùng 300ml nước nóng (90 độ), để ngâm trong vòng 1~2 phút, chắt lấy phần nước cốt.
  • Vừng, lạc rang chín ở lửa nhỏ, bỏ hết phần vỏ lạc.

    Lạc rang chín bỏ vỏ (Ảnh: Cookbeo)
    Lạc rang chín bỏ vỏ. (Nguồn: Cookbeo)

Các bước làm món sắn hấp cốt dừa lá nếp

  • Bước 1: Bỏ sắn vào nồi, thêm nước cốt dừa, hấp khoảng 15 phút trên đến khi sắn hút gần hết nước.
  • Bước 2: Sau đó thêm nước lá nếp pha cùng đường và chút muối hạt (tùy khẩu vị có thể thêm vào hoặc không) vào nồi sắn hấp, thỉnh thoảng mở vung, dùng thìa rưới phần nước lá nếp đều lên mặt sắn để sắn ngấm màu xanh của lá.

    Sắn hấp ngấm màu lá nếp (Ảnh: Facebook)
    Sắn hấp ngấm màu lá nếp vô cùng hấp dẫn. (Ảnh: Facebook)

  • Bước 3: Đun đến khi cạn nước, cho ra đĩa, rắc lạc, vừng rang và dừa nạo lên trên rồi thưởng thức.
NÊN XEM  Giải mã cơn sốt Buffet hải sản Cửu Vân Long có gì hút khách đến vậy?

Thành phẩm món sắn hấp cốt dừa lá nếp

Sắn hấp nóng hổi cho ngày se lạnh có màu xanh xanh của lá dứa, điểm xuyết màu trắng của dừa nạo, chút vàng nâu của lạc, vừng rang. Thêm vào đó là hương vị vừa thơm vừa bùi của cốt dừa, lạc, vừng rang, sắn mềm tơi mà không bị nát. Tất cả tạo nên một tổng thể món ăn ngon ngọt khó cưỡng.

Thành phẩm món ăn hấp dẫn (Ảnh: Facebook)
Thành phẩm món ăn hấp dẫn (Ảnh: Facebook)

Lưu ý khi chế biến

  • Khi chọn lá nếp nên chọn những lá đều nhau, có màu xanh đậm để có hương thơm và màu sắc đậm hơn, tránh chọn lá non nhạt màu.
  • Củ sắn phải tìm mua củ còn tươi, thân thẳng đều nhau. Mặc dù sắn có nhiều giá trị dinh dưỡng, xong trong sắn chứa chất Acid Cyanhydric có khả năng khiến người sử dụng bị đau đầu, nôn nao, hoặc các phản ứng nặng hơn nếu ăn quá nhiều. Chất này tập trung nhiều nhất ở 2 đầu củ sắn, nên khi sơ chế nhớ cắt bỏ 2 đầu củ, và ngâm sắn với nước muối ít nhất một tiếng.
  • Sắn hấp nên ăn lúc nóng là tốt nhất, tránh ăn nhiều lúc bụng đang đói để không bị say.
Chúc các bạn thành công!

Bạn xem cách làm qua video tại đây:

[wpcc-script id=”ea12d775″ data-adlzldsc=”1″ data-id=”ea12d775″ data-ofs=”2048″]

Tham khảo thêm các bài viết khác của BAC tại đây:

  • Những loại bánh truyền thống của Việt Nam mang đậm hương vị quê hương
  • Cách làm bánh nhãn Nam Định giòn ngon đúng chuẩn đầu bếp 5 sao
  • Cách làm bánh cuốn từ bánh tráng đơn giản, nhanh gọn chỉ trong 10 phút
NÊN XEM  Quán chè nổi tiếng Hà Nội bội thu nhờ 'món đậu đỏ thoát ế' ngày Thất tịch

Hãy theo dõi Timnhanh.com.vn để xem nhiều thông tin bổ ích!

Nguồn: Tổng hợp Internet

Bài viết có hữu ích?

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *