Trẻ 6 tháng đã biết lật và một số trẻ đã bắt đầu học bò, trườn và tập ngồi dậy vì thế rất dễ bị ngã từ trên giường xuống đất khi không có người lớn quan sát. Cha mẹ nên trang bị kiến thức xử lý khi trẻ 6 tháng bị ngã từ giường xuống đất để hạn chế các tổn thương cho trẻ. Theo dõi bài viết ngay bên dưới để nắm được nhiều thông tin hơn nhé.
Trẻ 6 tháng bị ngã từ giường xuống đất có ảnh hưởng đến não không
Thông thường, các ca ngã từ trên giường xuống ở trẻ thường không quá nghiêm trọng, bé có thể bị xây xước nhẹ hay gặp tình trạng sưng u, bầm tím phần đầu. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp bé bị va đập mạnh đầu xuống đất gây chấn động não do não bị va đập vào hộp sọ.
Não bộ là khối mềm được bảo vệ bên trong hộp sọ, lớp dịch tủy và vỏ não. Khi lực va đập quá lớn sẽ khiến não bị va đập dẫn tới chấn thương sọ não.
Đầu trẻ 6 tháng khá mềm nên dễ bị tổn thương nặng hơn so với người lớn. Vì thế cha mẹ cũng không nên chủ quan để tránh trường hợp trẻ bị các biến chứng nguy hiểm thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng.
Cần làm gì khi trẻ 6 tháng bị ngã từ giường xuống đất
Khi trẻ bị ngã từ trên giường xuống đất, cha mẹ cần xử lý như thế nào?
Đừng vội bế bé lên
Khi trẻ không may bị ngã, trước hết bố mẹ hãy kiểm tra kỹ xem trên cơ thể con có vết thương nào không rồi mới nhẹ nhàng bế con lên.
Nếu trẻ bị thương ở phần cổ hoặc lưng, bố mẹ tuyệt đối không được bế trẻ lên ngay. Hãy đảm bảo trẻ nằm ở tư thế thẳng và không di chuyển. Sau đó, bố mẹ lập tức gọi cho cấp cứu để đưa trẻ đến bệnh viện. Nếu chân tay của trẻ không thể hoạt động, bố mẹ chạm nhẹ vào là con khóc thét, lúc đó có thể bé bị gãy xương hoặc trật khớp. Bố mẹ hãy bế trẻ ở tư thế cố định để đưa bé đến bệnh viện, trong lúc di chuyển, động tác của bố mẹ cần nhẹ nhàng, tránh gây thêm thương tổn cho trẻ.
Nếu may mắn trẻ không bị thương nặng sau cú ngã mà chỉ bị sưng tấy hoặc vết thương ngoài da, bố mẹ có thể dùng đá lạnh để chườm vết sưng tấy của trẻ, dùng bông, vải sạch để cầm máu với vết thương ngoài da. Nếu bé tỉnh táo và không có triệu chứng nào bất thường, mẹ có thể yên tâm.
Ngoài ra, bố mẹ cũng không nên bôi dầu gió cho con vì sẽ làm tình trạng vết thương nặng hơn. Một số mạch máu nhỏ khi bị day sẽ làm chảy máu liên tục.
Nhiều trường hợp trẻ bị tổn thương nặng nên việc bế trẻ lên đột ngột sẽ gây nguy hiểm cho trẻ
Hướng dẫn cách làm giảm sưng đau cho trẻ
Khi trẻ 6 tháng tuổi bị ngã từ giường xuống đất bị sưng đau, cha mẹ có thể tiến hành làm giảm sưng đau cho trẻ bằng các cách sau:
Dùng nước muối sệt
Để tránh những vết thương ngoài da bị nhiễm trùng, bố mẹ hãy lấy một ít muối để pha thành dung dịch sệt rồi rửa và ray nhẹ nhàng vùng da trẻ bị tổn thương khi bị ngã. Dung dịch này vừa để sát khuẩn vừa làm giảm các vết sưng phồng và vết thâm tím nhanh chóng.
Chườm đá lạnh
Chườm đá lạnh là cách giúp làm giảm những vết bầm tím và sưng phồng hiệu quả. Bố mẹ hãy lấy một vài viên đá nhỏ bọc khăn xô rồi chườm trực tiếp lên những vết tím, sưng rồi day đi day lại nhiều lần. Chườm đá còn là cách giúp làm dịu cơn đau của bé hiệu quả, đồng thời kích thích các mạch máu bị tổn thương để co bóp lại, giảm sưng tím hiệu quả.
Chườm ấm
Những vết tím xuất hiện sau khi trẻ bị ngã sưng đầu là do máu khó lưu thông hay gọi là hiện tượng đông máu bên trong. Do vậy bố mẹ hãy sử dụng một chiếc khăn ấm chườm lên vết thương để giúp làm giảm các vết bầm tím, xoa bóp nhẹ nhàng để máu được lưu thông, tan cục máu bầm.
Nha đam và ngò tây
Đây là hai loại kháng sinh cực tốt bổ sung Vitamin và giúp vết thương mau lành hơn. Điều đó sẽ giúp làm giảm tình trạng sưng viêm. Bố mẹ hãy xay nhuyễn ngò tây và nha đam rồi bôi hỗn hợp này lên những vết bầm tím ngày 3 lần để làm giảm nhanh những vết máu bầm và giảm đau hiệu quả.
Lăn trứng gà luộc còn nóng
Đây chính là cách không còn mấy xa lạ trong phương pháp dân gian giúp làm tan nhanh vết bầm. Các mẹ sau khi luộc trứng xong hãy vớt ra rồi để bớt nóng lăn lên vùng vết thương của bé. Nhiệt của trứng cao sẽ tạo nên áp suất để hút vào lòng đỏ quả trứng. Kiên trì thực hiện biện pháp này cho đến khi vết sưng bầm tan biến.
Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện
Tuy đa số các ca trẻ 6 tháng bị ngã từ trên giường xuống đều không quá nghiêm trọng, nhưng cha mẹ cần lưu ý và đưa trẻ bệnh viện kiểm tra ngay khi có những biểu hiện sau:
-
Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu gãy xương; đặc biệt là với bé sơ sinh thì càng nguy hiểm. Hãy đưa con đến bệnh viện để được sơ cấp cứu ngay lập tức.
-
Trẻ 6 tháng tuổi ngã từ trên giường xuống đất xuất hiện bất kỳ vết cắt hoặc vết bầm tím nào. Cha mẹ nên bình tĩnh và tìm cách cầm máu bằng băng gạc hoặc khăn sạch cho đến khi nhân viên y tế đến.
-
Trẻ 6 tháng bị ngã từ trên giường xuống đất bị chảy máu mũi (chảy máu cam); mắt hoặc tai. Đây có thể là dấu hiệu quan trọng cho thấy bé gặp vấn đề về não bộ.
-
Tình trạng xuất huyết não cũng có những triệu chứng tương tự như các tình huống gây chảy máu ở trên. Vì vậy, cha mẹ nên đưa bé đi kiểm tra càng sớm càng tốt để bảo đảm an toàn cho trẻ.
-
Việc trẻ gặp chấn thương đầu cũng là điều cha mẹ nên quan tâm. Các biểu hiện kèm theo thường là nôn mửa, quấy khóc, không tỉnh táo; hoặc các dấu hiệu khác cho thấy đầu bé đã bị tổn thương nghiêm trọng.
-
Trẻ sơ sinh ngã từ trên giường xuống đất khóc, kêu the thé, khóc yếu hơn so với bình thường. Đồng tử hai mắt không cùng kích thước. Không phản ứng lại khi cha mẹ cưng nựng, nói chuyện…
-
Trẻ bị ngã từ trên giường xuống đất khóc mãi không ngừng hoặc liên tục dùng tay cọ xát đầu, mặt.
Xem thêm: Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị ngã sưng đầu. Cách làm giảm sưng cho con
Chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi bị ngã từ trên giường xuống đất như thế nào
Trẻ 6 tháng tuổi bị ngã từ trên giường xuống đất cần được chăm sóc như thế nào để có thể đảm bảo sức khỏe cũng như giúp trẻ nhanh chóng hồi phục sau ngã.
Cho bé nghỉ ngơi đầy đủ và quan sát biểu hiện thường xuyên
Trẻ 6 tháng có nhu cầu ngủ khá nhiều nên nhiều khi cha mẹ chủ quan nghĩ rằng việc trẻ ngủ nhiều là bình thường. Để trẻ nghỉ ngơi nhưng cha mẹ cũng cần thường xuyên quan sát trẻ trong lúc ngủ. Có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc có nên thường xuyên đánh thức trẻ và kiểm tra xem trẻ có dấu hiệu bị chấn động nào hay không.
Cho bé bú đủ cữ
Mẹ nên cho bé bú đủ bữa để bé có thể cảm thấy an toàn hơn. Hơn nữa trong sữa mẹ cũng là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho trẻ khỏe mạnh, nhanh chóng lấy lại sức để hồi phục nhanh hơn.
Những lưu ý khác khi chăm sóc trẻ
Trong quá trình chăm sóc trẻ, nếu phát hiện trẻ có các biểu hiện bất thường như trẻ không tỉnh táo, trẻ bị kích động, trẻ khóc nhiều không thể dỗ, trẻ khóc yếu, thở yếu, trẻ bị nôn,…cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức. Một số dấu hiệu của chấn thương sọ não có biểu hiện muộn sau vài ngày hoặc vài tuần, vì thế cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan.
Đề phòng nguy cơ bị ngã từ trên giường của trẻ 6 tháng tuổi
Để hạn chế trẻ 6 tháng tuổi bị ngã từ trên giường xuống đất, cha mẹ có thể tham khảo các phương pháp dưới đây để có thể đảm bảo an toàn cho trẻ.
-
Tuyệt đối không để trẻ nằm một mình trên giường bởi trẻ 6 tháng đã biết lật, bò vì thế trẻ rất dễ bị ngã xuống dưới giường nếu người lớn không quan sát.
-
Xây dựng các tấm chắn xung quanh giường trẻ để tránh tình trạng trẻ ngủ và lật người ngã đập đầu từ giường xuống đất. Xây dựng giường ngủ có chân thấp, để nệm phía dưới giường.
-
Khi người lớn cho trẻ nằm võng, bé cần được nằm cùng một người lớn và không nên để 2 hay nhiều trẻ nằm chung võng đùa nghịch với nhau. Điều này sẽ dễ gây té xuống võng đập đầu cho trẻ.
-
Cho trẻ nằm trong cũi để đảm bảo trẻ được an toàn
Trẻ 6 tháng bị ngã từ giường xuống đất có thể bị thương nặng nếu cha mẹ không đề phòng cẩn thận. Luôn quan sát trẻ trong tầm mắt để tránh để bé ngã và trang bị cho mình các kỹ năng cần thiết để đảm bảo cho trẻ an toàn.
Nguồn: Tổng hợp Internet