Đặc sản Nghệ An được nhiều thực khách nhận xét là “ngon, bổ, rẻ” với nhiều món ăn có hương vị hấp dẫn, lạ miệng như bánh mướt, cháo lươn, giò me, cháo canh, bánh ngào,…
Bánh mướt
Nhắc đến những đặc sản Nghệ An ngon bổ rẻ không thể không kể đến món bánh mướt trứ danh của vùng Diễn Châu. Thoạt nhìn, bánh mướt trông khá giống bánh cuốn của miền Bắc, bánh ướt ở miền Nam.
Để làm bánh mướt ngon đúng chuẩn, người địa phương dùng gạo tẻ, ngâm đủ 3 tiếng rồi đem xay nhỏ, sau đó ngâm tiếp 3-6 tiếng đồng hồ. Người ta sẽ chắt lấy nước cốt của chậu bột ngâm để tráng bánh.
Tại Nghệ An, bánh mướt được chấm với nước mắm vắt chanh, hoặc ăn kèm với nham từ rau nhút hoặc củ chuối. Ở một số nơi, người ta phục vụ món bánh mướt với thịt vịt, gà, bò hầm hoặc xáo lòng (nội tạng heo như tim, gan, lòng, cật, dạ dày và dồi, huyết).
Cháo canh
Là đặc sản nổi tiếng ở Nghệ An nhưng cháo canh không phải là sự kết hợp giữa bánh canh và cháo như tên gọi vốn có. Sở dĩ món ăn có tên như vậy là do phần nước dùng được nấu tới độ sánh quyện như cháo.
Để làm ra những sợi bánh mềm, người ta thường dùng bột mì pha thêm chút bột gạo. Những sợi bánh sau khi cắt được chần sơ rồi để ráo, khách gọi mới đem thả vào nước sôi một lần nữa.
Tùy từng nơi, cháo canh được phục vụ với các nguyên liệu ăn kèm khác nhau như thịt lợn thái lát, chả, trứng cút luộc, thịt cá hoặc tôm (Ảnh: Nga Nga).
Phần nước dùng được nấu từ xương lợn, nêm nếm các gia vị, có độ sánh và mùi thơm phức được ví như “linh hồn” của món ăn. Tô cháo canh ngon nhất khi ăn nóng, thêm chút lá mùi, hành lá, hành phi giúp dậy hương vị thơm ngon.
Giò me
Giò me (hay còn gọi giò bê) là đặc sản không kém phần nổi tiếng ở Nghệ An, thường xuất hiện trong các ngày giỗ, dịp lễ Tết hay được dùng làm quà biếu cho bạn bè, người thân gần xa.
Nguyên liệu chính của món ăn này là thịt me (thịt bê), bì me, trứng gà và các loại gia vị khác. Để làm nên những miếng giò me hồng hào, dậy hương vị hấp dẫn, người chế biến đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm, thực hiện các công đoạn tỉ mỉ và kỳ công.
Giò me gồm 3 lớp. Lớp ngoài cùng là trứng, tiếp theo là lớp bì me mỏng rồi mới tới thịt me (Ảnh: Hạnh Nguyên).
Món giò me hấp dẫn thực khách với màu sắc bắt mắt như màu vàng nhạt của trứng, màu hơi trắng của bì và màu hồng hào của thịt me. Thịt me mềm, thơm mà không khô, lớp bì thì giòn, đậm vị.
Cháo lươn
Từ lâu, cháo lươn đã trở thành đặc sản nổi tiếng của vùng đất xứ Nghệ, được cả người lớn lẫn trẻ nhỏ yêu thích bởi hương vị thơm ngon, đậm đà.
Những con lươn đồng nhỏ, mình thon, thịt chắc được ngâm nước gạo vài tiếng cho sạch ruột rồi đem luộc sơ, gỡ thịt dọc xương sống. Phần thịt này được tẩm ướp gia vị rồi xào sơ cùng hành, nghệ, ớt để giảm độ tanh và có màu vàng đẹp mắt. Còn xương đem giã nhuyễn, lọc lấy nước cốt rồi ninh cùng cháo cho ngọt.
Bánh ngào
Bánh ngào (hay còn được gọi là bánh mật) là món ăn truyền thống của người Nghệ An. Theo bà con địa phương, món bánh có tên gọi như vậy có lẽ xuất phát từ cách làm bánh. Thay vì nhồi nhân giống như bánh trôi hay sủi dìn thì bánh ngào lại được phủ xung quanh bằng lớp mật mía, tạo vị ngọt và màu vàng óng đẹp mắt cho món ăn.
Thoạt nhìn, bánh ngào Nghệ An khá giống với bánh trôi ở miền Bắc nhưng món bánh này được làm từ bột nếp và mật mía. Bánh có hình cái kén hoặc hình bầu dục, không có nhân, được nấu với mật mía thay đường. Khi thưởng thức bánh ngào, thực khách cảm nhận được vị ngọt đậm, dai, thơm mùi gạo nếp và gừng.
Ngoài các món ăn kể trên, du khách có thể mua một số đặc sản Nghệ An khác về làm quà cho bạn bè, người thân như bánh gai, tương Nam Đàn, cam xã Đoài, nhút Thanh Chương, cá thu Cửa Lò, mực nháy,…
Bánh mướt
Nhắc đến những đặc sản Nghệ An ngon bổ rẻ không thể không kể đến món bánh mướt trứ danh của vùng Diễn Châu. Thoạt nhìn, bánh mướt trông khá giống bánh cuốn của miền Bắc, bánh ướt ở miền Nam.
Để làm bánh mướt ngon đúng chuẩn, người địa phương dùng gạo tẻ, ngâm đủ 3 tiếng rồi đem xay nhỏ, sau đó ngâm tiếp 3-6 tiếng đồng hồ. Người ta sẽ chắt lấy nước cốt của chậu bột ngâm để tráng bánh.
Tại Nghệ An, bánh mướt được chấm với nước mắm vắt chanh, hoặc ăn kèm với nham từ rau nhút hoặc củ chuối. Ở một số nơi, người ta phục vụ món bánh mướt với thịt vịt, gà, bò hầm hoặc xáo lòng (nội tạng heo như tim, gan, lòng, cật, dạ dày và dồi, huyết).
Cháo canh
Là đặc sản nổi tiếng ở Nghệ An nhưng cháo canh không phải là sự kết hợp giữa bánh canh và cháo như tên gọi vốn có. Sở dĩ món ăn có tên như vậy là do phần nước dùng được nấu tới độ sánh quyện như cháo.
Để làm ra những sợi bánh mềm, người ta thường dùng bột mì pha thêm chút bột gạo. Những sợi bánh sau khi cắt được chần sơ rồi để ráo, khách gọi mới đem thả vào nước sôi một lần nữa.
Tùy từng nơi, cháo canh được phục vụ với các nguyên liệu ăn kèm khác nhau như thịt lợn thái lát, chả, trứng cút luộc, thịt cá hoặc tôm (Ảnh: Nga Nga).
Phần nước dùng được nấu từ xương lợn, nêm nếm các gia vị, có độ sánh và mùi thơm phức được ví như “linh hồn” của món ăn. Tô cháo canh ngon nhất khi ăn nóng, thêm chút lá mùi, hành lá, hành phi giúp dậy hương vị thơm ngon.
Giò me
Giò me (hay còn gọi giò bê) là đặc sản không kém phần nổi tiếng ở Nghệ An, thường xuất hiện trong các ngày giỗ, dịp lễ Tết hay được dùng làm quà biếu cho bạn bè, người thân gần xa.
Nguyên liệu chính của món ăn này là thịt me (thịt bê), bì me, trứng gà và các loại gia vị khác. Để làm nên những miếng giò me hồng hào, dậy hương vị hấp dẫn, người chế biến đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm, thực hiện các công đoạn tỉ mỉ và kỳ công.
Giò me gồm 3 lớp. Lớp ngoài cùng là trứng, tiếp theo là lớp bì me mỏng rồi mới tới thịt me (Ảnh: Hạnh Nguyên).
Món giò me hấp dẫn thực khách với màu sắc bắt mắt như màu vàng nhạt của trứng, màu hơi trắng của bì và màu hồng hào của thịt me. Thịt me mềm, thơm mà không khô, lớp bì thì giòn, đậm vị.
Cháo lươn
Từ lâu, cháo lươn đã trở thành đặc sản nổi tiếng của vùng đất xứ Nghệ, được cả người lớn lẫn trẻ nhỏ yêu thích bởi hương vị thơm ngon, đậm đà.
Những con lươn đồng nhỏ, mình thon, thịt chắc được ngâm nước gạo vài tiếng cho sạch ruột rồi đem luộc sơ, gỡ thịt dọc xương sống. Phần thịt này được tẩm ướp gia vị rồi xào sơ cùng hành, nghệ, ớt để giảm độ tanh và có màu vàng đẹp mắt. Còn xương đem giã nhuyễn, lọc lấy nước cốt rồi ninh cùng cháo cho ngọt.
Bánh ngào
Bánh ngào (hay còn được gọi là bánh mật) là món ăn truyền thống của người Nghệ An. Theo bà con địa phương, món bánh có tên gọi như vậy có lẽ xuất phát từ cách làm bánh. Thay vì nhồi nhân giống như bánh trôi hay sủi dìn thì bánh ngào lại được phủ xung quanh bằng lớp mật mía, tạo vị ngọt và màu vàng óng đẹp mắt cho món ăn.
Thoạt nhìn, bánh ngào Nghệ An khá giống với bánh trôi ở miền Bắc nhưng món bánh này được làm từ bột nếp và mật mía. Bánh có hình cái kén hoặc hình bầu dục, không có nhân, được nấu với mật mía thay đường. Khi thưởng thức bánh ngào, thực khách cảm nhận được vị ngọt đậm, dai, thơm mùi gạo nếp và gừng.
Ngoài các món ăn kể trên, du khách có thể mua một số đặc sản Nghệ An khác về làm quà cho bạn bè, người thân như bánh gai, tương Nam Đàn, cam xã Đoài, nhút Thanh Chương, cá thu Cửa Lò, mực nháy,…