Chế độ ăn Keto (Ảnh: Internet)

Chế độ ăn Keto là một trong những cách giảm cân được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, chế độ ăn Keto có nhiều biến thể và phương pháp khác nhau mà không phải ai cũng biết đến. Cùng tìm hiểu về các biến thể của chế độ ăn này nhé!

Chế độ ăn Keto là gì?

Chế độ ăn keto hay còn gọi là chế độ ăn ketogenic là một chế độ giàu chất béo, lượng protein vừa phải và có ít carb trong khẩu phần ăn. Bản chất của chế độ ăn keto là khi giảm lượng carbohydrate thì cơ thể sẽ chuyển sang trạng thái trao đổi chất gọi là ketosis dinh dưỡng.

Ketosis dinh dưỡng là khi cơ thể sử dụng nguồn năng lượng từ ceton, các phân tử được tạo ra từ axit béo, thay vì nó thường lấy năng lượng từ glucose. Từ nguyên lý này mà Ketosis dinh dưỡng có thể giúp bạn giảm cân.

Chế độ ăn Keto (Ảnh: Internet)
Chế độ ăn Keto (Ảnh: Internet)

Chế độ ăn keto yêu cầu bạn phải tính toán tỷ lệ dinh dưỡng đa lượng của mình, đảm bảo tỷ lệ phần trăm cụ thể carbohydrate, protein và chất béo mỗi ngày một cách hợp lý. Tuy nhiên việc tính các chất dinh dưỡng và cắt giảm lượng thức ăn có thể sẽ gặp khó khăn và khó duy trì.

Chế độ ăn Keto có an toàn không?

Mặc dù chế độ ăn keto có thể dẫn đến giảm cân trong thời gian ngắn, nhưng ảnh hưởng sức khỏe lâu dài của nó đôi khi cũng là vấn đề khá lớn mà những ai đang muốn thực hiện phương pháp này cần lưu ý.

Việc thay đổi lượng chất dinh dưỡng như carbohydrate, protein và chất béo có thể dẫn đến thiếu hụt vitamin và khoáng chất. Một chế độ ăn dù nhiều hay ít carbohydrate đều ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta nên bạn cần phải cân nhắc điều này.

Sự an toàn cho sức khỏe nếu thực hiện chế độ ăn Keto (Ảnh: Internet)
Sự an toàn cho sức khỏe nếu thực hiện chế độ ăn Keto (Ảnh: Internet)

Chế độ ăn keto khá nghiêm ngặt và có thể khó tuân theo trong thời gian dài. Điều đáng nói là khi quyết định giảm cân bằng phương pháp này bạn nên tìm hiểu kỹ cơ thể mình có thích nghi được với sự thay đổi về lượng chất dinh dưỡng hay không.

Mặc dù nó có thể giúp bạn giảm cân nhưng cũng mang đến khá nhiều rủi ro về sức khỏe nếu bạn không thực hiện đúng cách. Vì vậy chế độ ăn Keto có an toàn hay không là phụ thuộc vào cách mà bạn thực hiện.

Các biến thể của chế độ ăn Keto

Chế độ ăn Keto tiêu chuẩn

Tỷ lệ dinh dưỡng đa lượng: 70% chất béo, 20% protein, 10% carbohydrate

Đây được xem là chế độ ăn keto khá nghiêm ngặt và rất khó để duy trì trong thời gian dài. Bạn sẽ phải ăn ít hơn 50g carbs mỗi ngày, vì vậy nếu bạn ăn khoảng 2.000 calo mỗi ngày thì sẽ gồm khoảng 1.400 calo từ chất béo, 400 calo từ protein và 200 calo từ carbs.

Chế độ ăn Keto tiêu chuẩn (Ảnh: Internet)
Chế độ ăn Keto tiêu chuẩn (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, theo một đánh giá trên tạp chí Chất dinh dưỡng tại Mỹ lưu ý rằng giai đoạn đầu của chế độ ăn kiêng này, bạn vẫn có thể ăn ít hơn 20 gam carbs mỗi ngày nếu bạn muốn.

Chế độ ăn Keto theo mục tiêu

Tỷ lệ dinh dưỡng đa lượng: 65-70% chất béo, 20% protein, 10-15% carbohydrate

Chế độ ăn keto theo mục tiêu phổ biến đối với các vận động viên và những người vận động nhiều theo lối sống keto nhưng cần nhiều carbs hơn để tạo năng lượng. Chế độ ăn này cho phép bổ sung thêm 20-30g carbs ngay trước và sau khi tập luyện đối với những người cần vận động nhiều.

Chế độ ăn Keto theo mục tiêu (Ảnh: Internet)
Chế độ ăn Keto theo mục tiêu (Ảnh: Internet)

Tổng lượng carbs lên tới 70-80g mỗi ngày. Các nguồn carbs lành mạnh bao gồm trái cây, sữa, thực phẩm làm từ ngũ cốc hoặc các sản phẩm dinh dưỡng thể thao.

Chế độ ăn Keto theo chu kỳ

Tỷ lệ dinh dưỡng đa lượng: 70-75% chất béo, 15-20% protein, 5-10% carbohydrate trong ngày ăn kiêng và 15% chất béo, 15% protein và 70% carbohydrate vào ngày nghỉ.

Chế độ ăn Keto theo chu kỳ là một cách để chúng ta bước vào trạng thái ketosis trong khi đang có một chế độ ăn uống cân bằng hơn. Một cách tiếp cận là 5 ngày của chế độ ăn keto tiêu chuẩn và 2 ngày không ăn keto trong mỗi tuần. Bạn sẽ duy trì chế độ ăn kiêng trong 5 ngày, sau đó là một hoặc hai ngày với nhiều carb hơn.

Mặc dù chế độ ăn keto theo chu kỳ (tuân theo tỷ lệ phần trăm chất dinh dưỡng đa lượng ở trên) có thể làm giảm trọng lượng cơ thể ở người khỏe mạnh nhưng nó không thể tăng hiệu suất vận động hiếu khí hoặc sức mạnh một cách hiệu quả.

Chế độ ăn Keto theo chu kỳ (Ảnh: Internet)
Chế độ ăn Keto theo chu kỳ (Ảnh: Internet)

Cần lưu ý rằng hãy tạm dừng cho đến khi bạn thích nghi với chế độ ăn keto, nghĩa là cơ thể bạn đã quen với việc sử dụng chất béo để làm năng lượng cho cơ thể. Sau đó sẽ chuyển sang nạp lượng carbs cho phép vào cơ thể. Vì sự thay đổi này nên đôi khi bạn sẽ cảm thấy chóng mặt và hơi mệt mỏi.

Chế độ ăn Keto giàu protein

Tỷ lệ dinh dưỡng đa lượng: 60% chất béo, 35% protein, 5% carbohydrate

Chế độ ăn này phù hợp nhất với những người cần protein để duy trì cơ bắp, chẳng hạn như vận động viên và người lớn tuổi. Đây cũng là lựa chọn tốt cho những người có dấu hiệu thiếu hụt protein như mất cơ, tóc hoặc móng có dấu hiệu gãy rụng.

Chế độ ăn Keto giàu protein (Ảnh: Internet)
Chế độ ăn Keto giàu protein (Ảnh: Internet)

Tác dụng phụ của chế độ ăn Keto

Tác dụng phụ ngắn hạn của chế độ ăn keto bao gồm:

  • Buồn nôn
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Táo bón
  • Chóng mặt
Tác dụng phụ của chế độ ăn kiêng Keto (Ảnh: Internet)
Tác dụng phụ của chế độ ăn kiêng Keto (Ảnh: Internet)

Những triệu chứng này sẽ xuất hiện vài ngày sau khi bắt đầu chế độ ăn keto và đôi khi được gọi là “cúm keto”. Bởi vì sự thay đổi khá đột ngột trong chế độ ăn thường ngày nên cơ thể chưa kịp thích nghi và sẽ tạo ra những phản ứng như trên.

Nếu bạn đã lựa chọn được một chế độ ăn keto phù hợp và kiên trì thực hiện thì nó vẫn mang lại lợi ích cho bạn, và nếu đã thích nghi được thì cơ thể của bạn sẽ không gặp những tình trạng như trên.

[wpcc-script id=”2e5f1efe” data-adlzldsc=”1″ data-id=”2e5f1efe” data-ofs=”2048″]

Mời bạn tìm đọc thêm các bài viết liên quan:

  • Chế độ ăn keto là gì? Hướng dẫn chi tiết về chế độ ăn keto cho người mới bắt đầu
  • Keto với quả bơ – thực đơn đánh bại mọi số đo cân nặng
  • Chế độ ăn kiêng Paleo và Keto: Đâu là chế độ phù hợp với bạn?

Hãy theo dõi Timnhanh.com.vn để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Nguồn tham khảo:

  • Health
  • Everyday Health

Nguồn: Tổng hợp Internet

Bài viết có hữu ích?