Hãy dùng nhiều rau xanh (Ảnh: Internet)

Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não, là bệnh rất nguy hiểm cho sức khỏe. Bệnh xảy ra khi lưu lượng máu đến não đột nhiên bị cắt, từ đó có thể dẫn đến liệt, gặp vấn đề về giọng nói hoặc nuốt, thậm chí là tử vong. Bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn 6 lời khuyên về cách chọn lựa thực phẩm chống đột quỵ mà bạn không nên bỏ qua.

Nên tăng cường hàm lượng chất xơ từ rau xanh

Bổ sung cho mình rau xanh, rau củ cũng như các loại trái cây mỗi ngày sẽ giúp bổ sung hàm lượng chất xơ cho cơ thể bạn. Ngoài ra, nhờ đó mà hàm lượng natri trong cơ thể cũng được đào thải ra ngoài tốt hơn. Đây cũng là phương pháp hỗ trợ giảm cân và loại bỏ mỡ thừa được nhiều chị em áp dụng. Việc ăn nhiều chất xơ hơn sẽ giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể phát triển tốt hơn, nhờ đó đẩy xa được bệnh tật.

Hãy dùng nhiều rau xanh (Ảnh: Internet)
Hãy dùng nhiều rau xanh (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, trong quá trình dùng rau xanh và rau củ quả mỗi ngày bạn nên cân nhắc việc chọn nguyên liệu đi kèm. Ví dụ món salad thịt bò với nhiều nước sốt hay phô mai, sẽ khiến hàm lượng chất béo cao hơn so với hàm lượng chất xơ mà bạn thu nạp vào. Nếu làm món salad trái cây rau củ thơm ngon, bạn có thể sử dụng dầu oliu để tăng thêm hương vị cho món ăn. Dầu oliu là thực phẩm giảm cân rất tốt đó!

NÊN XEM  7 thực phẩm vừa kích thích mọc tóc vừa giúp bạn trẻ lâu

[wpcc-script id=”8862a5f2″ data-adlzldsc=”1″ data-id=”8862a5f2″ data-ofs=”2048″]

Tuyệt đối tránh xa nhóm thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ

Các món ăn chiên dầu, giòn nóng luôn tiện lợi và thu hút người dùng bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, ẩn chứa trong các món thức ăn này là lại lượng dầu mỡ xấu vô cùng lớn không chỉ khiến cho hệ tiêu hóa cảm thấy khó chịu, khó tiêu mà còn khiến bạn dễ tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về gan, tiêu hóa hay thậm chí là đột quỵ.

Thay vì dùng nhiều thức ăn nhanh hay thức ăn chiên nhiều dầu, bạn nên thay đổi qua các món thịt luộc hoặc hấp. Hương vị có thể không hấp dẫn bằng các món ăn chiên nhưng đảm bảo được sức khỏe của bạn ổn định hơn. Bạn cũng có thể dùng thịt trắng như gà thay vì thường xuyên dùng thịt đỏ như thịt bò, đó là thực phẩm chống đột quỵ rất tốt.

Không dùng thức ăn nhanh (Ảnh: Internet)
Không dùng thức ăn nhanh (Ảnh: Internet)

Chọn nhóm thực phẩm giàu Omega-3 để ngăn ngừa đột quỵ

Nhóm thực phẩm giàu Omega-3 cũng được xem là nguồn chống đột quỵ. Đây là loại chất béo tốt, chất béo không bão hòa và an toàn cho cơ thể. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị, bạn nên dùng ít nhất 2 bữa ăn có chứa nhóm thực phẩm này để tăng khả năng chống đột quỵ. Trong đó, bạn có thể chọn cá hồi, cá thu, cá ngừ hoặc các loại hạt như hạt lanh, hạt mè, hạnh nhân hay hạt óc chó.

Cá hồi là thực phẩm chống đột quỵ rất tốt (Ảnh: Internet)
Cá hồi là thực phẩm chống đột quỵ rất tốt (Ảnh: Internet)

Omega-3 không chỉ là chất béo tốt cho người lớn mà cũng rất cần thiết với trẻ nhỏ, hỗ trợ phát triển trí não và thể chất nếu được dùng nhiều thực phẩm giàu Omeg-3. Bạn có thể dùng làm các món ăn từ cá hồi hoặc các ly sữa hạt để bổ sung thành phần dinh dưỡng này cho cả gia đình nhé!

NÊN XEM  Nên ăn những loại thực phẩm này trước khi uống rượu để không say và bảo vệ sức khoẻ

[wpcc-script id=”6e8b9ee4″ data-adlzldsc=”1″ data-id=”6e8b9ee4″ data-ofs=”2048″]

Giảm ăn muối mỗi ngày

Cùng với rượu bia và nhóm thức ăn nhanh, muối ăn cũng là thành phần mà bạn nên hạn chế dùng nhiều mỗi ngày. Muối là nguyên liệu không thể thiếu trong các món ăn, tuy nhiên chúng cũng xuất hiện rất nhiều trong các món ăn vặt. Ăn quá nhiều muối khiến sức khỏe của bạn giảm xuống trầm trọng, ngoài ra còn tăng nguy cơ tăng huyết áp hay tai biến mạch máu não.

Nồng độ muối natri cũng được tìm thấy rất cao trong các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguột, thịt xông khói, nước sốt, các thực phẩm đóng hộp,… Vì vậy hãy hạn chế sử dụng nhóm thực phẩm này để an toàn cho sức khỏe.

Không nên dùng đồ hộp vì có chứa hàm lượng muối cao (Ảnh: Internet)
Không nên dùng đồ hộp vì có chứa hàm lượng muối cao (Ảnh: Internet)

Hạn chế dùng rượu bia

Rượu bia luôn là thức uống được khuyên hạn chế dùng nhất. Tuy nhiên, ngày nay vì nhiều lý do mà tỷ lệ người uống rượu bia ngày càng nhiều dù nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Với những bệnh nhân có dấu hiệu đột quỵ, bác sĩ luôn đưa ra lời khuyên dừng uống rượu bia ngay. Lý giải cho điều này là vì rượu là nguyên nhân gây tăng huyết áp, ngoài ra uống nhiều rượu bia còn khiến bạn dễ bị tích tụ acid uric gây bênh các bệnh về viêm khớp sau này.

[wpcc-script id=”aa6c4645″ data-adlzldsc=”1″ data-id=”aa6c4645″ data-ofs=”2048″]

Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Chìa khóa ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn có sức khỏe khỏe mạnh dài lâu, ít bệnh tật. Bạn có thể bổ sung cho mình những loại thực phẩm chứa chất chống oxy hóa cao. Đây cũng là chính là nhóm thực phẩm chống đột quỵ mà bạn đang tìm kiếm.

  • Quả việt quất: Ăn nhiều loại quả này sẽ giúp bạn thư giãn động mạch máu, điều hòa cơ thể, giảm stress và tăng lưu lượng máu đi khắp cơ thể. Vị chua của việt quất cũng giúp kích thích vị giác người dùng.
  • Khoai lang: Loại củ này có chứa nhiều chất chống oxy hóa và chống viêm mà ít ai biết đến. Khoai nướng sẽ giúp bạn bổ sung thêm vitamin A cùng các chất bảo vệ tim mạch và thận.
  • Bột yến mạch: Đây là thành phần ít béo, thơm ngon và thích hợp cho việc giảm cân, giúp chống đột quỵ một cách an toàn.
  • Sữa ít béo: Thay vì uống nhiều sữa không đường, bạn nên chọn dùng sữa ít béo để bổ sung lượng chất béo và đường an toàn cho cơ thể.
NÊN XEM  Các chất chống oxy hóa mạnh và phổ biến giúp chống lão hóa cho cơ thể bạn
Bạn có thể dùng bột yến mạch mỗi ngày (Ảnh: Internet)
Bạn có thể dùng bột yến mạch mỗi ngày (Ảnh: Internet)

Mời bạn xem thêm các bài viết về sức khỏe khác tại đây:

  • 6 dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang bị “quá tải” phải nghỉ ngơi ngay
  • 5 bệnh ung thư phụ nữ dễ mắc và nguy hiểm, làm sao để phòng ngừa và phát hiện sớm?
  • 6 loại thực phẩm giúp cơ thể tăng cường collagen tự nhiên chống lão hóa

Hy vọng bạn đã có cho mình thêm nhiều thông tin bổ ích qua bài viết trên. Hãy tiếp tục theo dõi và đón đọc các bài viết khác trên Timnhanh.com.vn nhé!

Nguồn tham khảo: Báo điện tử Sức khỏe và Đời sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế.

Nguồn: Tổng hợp Internet

Bài viết có hữu ích?

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *