Khi trẻ lên 7 tuổi, trẻ sẽ được bước sang môi trường mới đó là từ mẫu giáo lên tiểu học. Vì thế mà phụ huynh cần dạy kỹ năng sống cho trẻ 7 tuổi phù hợp.Với độ tuổi này trẻ sẽ giảm được tính hiếu động và tiếp xúc với môi trường mới hoàn toàn với trường mẫu giáo. Hãy cùng Monkey tìm hiểu chi tiết những kỹ năng sống cho trẻ 7 tuổi dưới đây.
Dạy trẻ cư xử văn minh
Một người có cư xử văn minh sẽ được người khác tôn trọng và hành xử một cách văn minh lại với mình.Để một xã hội, cộng đồng ngày càng phát triển thì mỗi cá nhân đều phải có những cử chỉ văn minh.Bố mẹ chính là người thầy ở nhà của những đứa trẻ.Vì vậy, bố mẹ nên bắt đầu dạy trẻ cách cư xử văn minh trong độ tuổi này.
Đây là một trong những kỹ năng sống cho trẻ không thể thiếu ở độ tuổi này.Độ tuổi đã bớt đi những chút hiếu động, sự thiếu tập trung và trở nên một ngày trưởng thành.Những điều bố mẹ nên làm là dạy cho trẻ những cử chỉ nào là văn minh và không văn minh.
Ví dụ những cử chỉ như không gây ồn ào nơi công cộng, chấp hành đúng luật giao thông, mặc đồng phục và đi học đúng giờ, không nên chửi tục,…Nếu trẻ có những cử chỉ thiếu văn minh thì bố mẹ hãy giải thích cho trẻ tại sao trẻ không được làm những cử chỉ đó.Sau cùng là dặn dò trẻ không nên thực hiện những cử chỉ thiếu văn minh.
Trẻ biết tôn trọng người lớn
“Tiên học lễ, Hậu học văn” là câu tục ngữ Việt Nam thường được ghi rất lớn tại các trường học.Điều này đã được ông cha ta dạy bảo, đó chính là đầu tiên chúng ta cần học lễ nghĩa trước sau đó mới học văn, học chữ.
Có nhiều cách dạy kỹ năng sống cho trẻ 7 tuổi để trẻ có thể tôn trọng người lớn.Bố mẹ có thể dạy trẻ cách tôn trọng người khác bằng những cách sau:
-
Cư xử chừng mực và văn minh trước mặt trẻ.Hãy luôn ghi nhớ trong đầu rằng những đứa trẻ luôn học hỏi và nắm bắt tình huống rất nhanh.Vì thế mà chỉ cần những cử chỉ không tôn trọng của bố mẹ con trẻ sẽ học theo rất nhanh.Bố mẹ hãy cư xử sao cho có chuẩn mực đạo đức khi giao tiếp với người khác đặc biệt là người lớn tuổi trước mặt những đứa trẻ.
-
Khuyến khích những đứa trẻ và dành cho chúng sự tôn trọng.Những đứa trẻ tuy hiếu động nhưng chúng cũng sẽ có những chính kiến riêng của mình.Làm một người bố người mẹ cần phải chú ý và hành xử tôn trọng với những ý kiến của đứa trẻ.Điều này sẽ giúp đứa trẻ tự tin hơn trong giao tiếp.
-
Nếu trẻ trả lời có phần quá đáng, không nên quát mắng mà bố mẹ hãy giảng giải sự tôn trọng cho trẻ.Và hãy hướng dẫn cho trẻ cách hành xử đúng.
-
Hãy dành sự khen ngợi con trẻ khi chúng cư xử lễ phép và tôn trọng mọi người.Như vậy mới thúc đẩy sự tự giác của đứa trẻ và dần trở thành thói quen.
Trẻ biết xin lỗi, cảm ơn chân thành
Trẻ biết xin lỗi và cảm ơn chân thành là một trong những cử chỉ của lịch sự và văn minh.Trẻ càng lớn càng phải có trách nhiệm với bản thân mình hơn.Vì vậy mà cử chỉ và lời nói cảm ơn, xin lỗi chân thành cũng giúp những đứa trẻ trở nên trưởng thành hơn.Bố mẹ hãy dạy cho trẻ hình thành được hành vi này cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
-
Hãy khen ngợi những đứa trẻ khi biết cảm ơn và xin lỗi chân thành đúng lúc.Khi mắc lỗi hãy để trẻ xin lỗi và hướng dẫn cho trẻ làm cách nào để chuộc lỗi.Khi được người khác tặng quà hãy để trẻ nói cảm ơn và biết ơn với người tặng quà cho mình.Nhưng bố mẹ cũng chỉ nên khen con ở mức độ vừa phải để tránh thói quen ỷ lại.
-
Dạy trẻ nói đầy đủ câu xin lỗi, cảm ơn.Chúng được ghép với những từ khác để trở thành một câu hoàn chỉnh.Thay vì chỉ nói “xin lỗi” thì trẻ phải nói “thưa mẹ, cho con xin lỗi”.Câu xin lỗi lúc này mới có giá trị và thể hiện sự tôn trọng, chân thành trong cảm xúc của đứa trẻ.
-
Bố mẹ chính là tấm gương sáng cho trẻ.Nếu cha mẹ có thói quen cảm ơn, xin lỗi thì trẻ sẽ học theo và dần hình thành thói quen tốt này.
Dạy trẻ biết thông cảm, sẻ chia
Một người có đức tính tốt là một người biết thông cảm, sẻ chia.Thế nhưng nhiều trường hợp cha mẹ suy nghĩ để con thông cảm, sẻ chia là sự thiệt thòi cho trẻ.Vì vậy mà khi trẻ dần trưởng thành thì tính cách tranh giành và tính sở hữu chỉ biết nghĩ cho bản thân.Để rồi trẻ sẽ có tính không kết nối với cộng đồng.Bố mẹ nên hiểu thông cảm sẻ chia là như thế nào và hãy dạy cho con trẻ từ sớm.
Đây cũng là một trong những lớp học kỹ năng sống cho trẻ 7 tuổi cần thiết cho hành trang trưởng thành cho trẻ.Bố mẹ có thể dạy trẻ theo những cách sau:
-
Hãy quan tâm đến suy nghĩ, cảm xúc,… của trẻ và hướng dẫn trẻ cách giải quyết hiệu quả khi gặp vấn đề.Để trẻ cảm nhận được tình yêu khi người khác quan tâm thì trẻ sẽ hình thành một tính cách yêu thương mọi người.
-
Khích lệ trẻ biểu hiện sự cảm thông, chia sẻ bằng những hành động.
-
Dạy con làm việc nhà để bé có thể học hỏi sự quan tâm gia đình và chia sẻ với gia đình.
-
Khích lệ những đứa trẻ làm công việc của mình chứ không nên áp đặt đứa trẻ phải hoàn thành.
-
Khi gặp những người cần giúp đỡ, cha mẹ nên làm gương cho trẻ.Sau đó, hãy hướng dẫn trẻ giải pháp để giúp đỡ họ.
-
Khen thưởng cho những việc làm biết cảm thông và sẻ chia cho trẻ.Như vậy sẽ làm cho trẻ cảm thấy tự hào và trẻ sẽ tự giác hơn.
Ghi nhớ thông tin liên lạc của gia đình, nhà trường
Ghi nhớ thông tin liên lạc của gia đình và nhà trường là một kỹ năng sống cho trẻ 7 tuổi cần thiết khi trẻ lạc đường.Trong đời sống hằng ngày, có rất nhiều tình huống bất ngờ xảy ra.Những đứa trẻ 7 tuổi khá tinh nghịch và hiếu động vì vậy cũng có thể trẻ sẽ gặp những tình huống bất ngờ như lạc đường.
Bố mẹ nên giáo dục cho trẻ để phòng tránh những trường hợp xấu.Phụ huynh nên cho con ghi nhớ số điện thoại, địa chỉ liên lạc của gia đình, nhà trường.Cũng có thể bố mẹ dạy con nhớ thông tin liên lạc của các đơn vị khẩn cấp như cảnh sát,… Hãy liên tục hỏi trẻ để trẻ ghi nhớ dễ hơn.
Cần thiết hơn, bố mẹ hãy kể chuyện về việc đi lạc và giảng giải những tình huống xử lý nếu con có gặp trường hợp này.Phụ huynh cũng có thể tạo những tình huống để trẻ dễ dàng hình dung hơn.Điều này sẽ giúp trẻ giữ được tâm lý bình tĩnh trước các tình huống đó.
Dạy trẻ tự chăm sóc bản thân
Bố mẹ không thể nào ở bên cạnh con suốt 24/24 tiếng mỗi ngày.Vì vậy hãy giúp trẻ tự lập hơn và chăm sóc tốt cho bản thân.Như vậy cha mẹ mới yên tâm làm việc và cũng giúp trẻ trở nên tự lập hơn.Không những thế, dạy trẻ tự chăm soc bản thân cũng là một kỹ năng sống cho trẻ 7 tuổi cần thiết giúp trẻ tự tin khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
Phụ huynh hãy giúp trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân, ví dụ như hướng dẫn trẻ tự tắm, tự đánh răng,…Hoặc bố mẹ nên hướng dẫn trẻ giữ gìn và vệ sinh đồ dùng cá nhân.Điều này giúp cho trẻ có thể trở nên gọn gàng, ngăn nắp hơn.
Sau khi đã hướng dẫn các bé thì hãy rèn luyện thói quen này ngay từ khi còn nhỏ.Sau đó trẻ sẽ giữ được cá thói quen lành mạnh.Không những giúp trẻ có tính độc lập mà còn giúp đẩy lùi các nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe.
Học tập và vui chơi theo thời gian khoa học
Theo quan niệm ngày nay, trẻ con học càng nhiều thì mới càng thông minh.Từ đó những đứa trẻ sẽ được học vào những trường học danh tiếng.Nhưng đã bao giờ cha mẹ suy nghĩ đến cảm nhận của những đứa trẻ.Những đứa trẻ còn hiếu động, tò mò những thứ xung quanh và rất ham chơi.
Bố mẹ nên cho những đứa trẻ có thời gian học tập và vui chơi khoa học.Để chúng có thể tự cân bằng giữa việc học tập và vui chơi đúng lúc.Ví dụ như cha mẹ có thể lập một thời khóa biểu cho con để con biết thời gian nào con cần học và thời gian nào con được vui chơi.Như vậy con sẽ được vui chơi và giải tỏa đầu óc, việc học của con trở nên tập trung hơn trước rất nhiều.
Xem thêm: Lớp học kỹ năng giao tiếp cho trẻ
Học cách phụ giúp việc nhà
Những đứa trẻ khi lên 7 cơ thể đã phát triển một cách toàn diện nhất.Vì vậy mà trẻ đã có thể phụ giúp mẹ những việc nhà cơ bản như quét nhà, giặt đồ, xếp quần áo,…Không chỉ giúp bé trở nên siêng năng mà còn giúp bé trở nên chịu trách nhiệm với những đồ vật mà con đã cất công dọn dẹp, sắp xếp.
Ngoài ra mẹ cũng có thể cho trẻ giúp mẹ nấu cơm, điều này sẽ giúp bé có thời gian sẽ chia công việc cùng bố mẹ và tạo một niềm vui cho con trẻ khi ở nhà.Chúng còn giảm thiểu thời gian con tiếp xúc với những thiết bị điện tử cho trẻ.Cuối cùng, bố mẹ đừng tiếc gì mà hãy khen cho những hành động của bé nhé.Những lời khen là động lực để bé có thể tự giác làm việc nhà và dần dần trở thành thói quen tốt cho sau này.
Tập nấu những món cơ bản
Bố mẹ hãy cho trẻ cùng vào bếp nấu ăn cùng để trẻ có thể biết được cách làm ra những món ăn.Từ đó, trẻ sẽ trở nên cảm thấy trân trọng những món ăn và ăn uống một cách ngon lành.Bố mẹ không cần phải bắt ép đứa trẻ ăn những thứ chúng ghét nữa.
Gian bếp cũng là một địa điểm thú vị giúp các bé có thể khám phá và sáng tạo.Và như thế những đứa trẻ sau khi được bố mẹ đưa vào bếp để cùng nấu ăn có thể sẽ khiến trẻ trở nên linh hoạt và có thêm nhiều kiến thức mới trong cuộc sống.
Lúc đầu mẹ sẽ cùng con học làm những món ăn cơ bản và bé sẽ làm quen với gian bếp bằng cách lấy những vật dụng cần thiết để nấu.Sau đó bé sẽ giúp mẹ đảo nguyên liệu cho mẹ, dạy bé cách lặt rau,… Lưu ý rằng mẹ hãy hướng dẫn con làm sạc tay trước khi nấu ăn, không được đưa tay vào miệng trong khi nấu ăn, thức ăn chưa chín không được nến.Mẹ hãy giải thích cho con những vật dụng nguy hiểm như dao, bếp.
Kỹ năng sử dụng các đồ vật trong nhà
Như đã nói, bố mẹ không phải lúc nào cũng có thể ở bên cạnh quan sát, chăm lo cho con suốt được.Những đồ vật trong nhà đôi khi cũng có những đồ vật nguy hiểm như vật sắc nhọn, dao, kéo, búa,…Để con tránh được những nguy hiểm trong nhà thì bố mẹ hãy dạy con những kỹ năng sử dụng các đồ vật trong nhà.Kỹ năng sống cho trẻ 7 tuổi giúp trẻ có thể nhận thức được vật nào là nguy hiểm cần tránh và vật nào an toàn sử dụng được.
Trẻ lên 7 tuổi bố mẹ đã có thể dạy con cách sử dụng đúng cách các đồ vật nguy hiểm.Như vậy mới có thể phòng tránh trường hợp trẻ tò mò và sử dụng sai cách.Bố mẹ dạy trẻ sử dụng làm sao để tránh gây sát thương cho bản thân và mọi người xung quanh.Hãy giám sát trẻ để cho bé tập sử dụng những đồ vật đó.
Kỹ năng phòng vệ trước nguy hiểm
Với tình hình xã hội ngày càng nguy hiểm và phức tạp, kỹ năng sống cho trẻ 7 tuổi về cách phòng vệ trước nguy hiểm là vô cùng quan trọng.Trẻ con như những tờ giấy trắng, rất ngây thơ và trong sáng.Vì vậy mà có thể trẻ chưa hiểu được thế nào là nguy hiểm.
Cha mẹ có thể đưa bé đến những lớp học kỹ năng sống để bé biết thế nào là nguy hiểm.Tại đây, thầy cô sẽ giải thích cho con các tình huống nguy hiểm.Sau đó sẽ hướng dẫn cho trẻ những phương pháp tự bản thân có thể xử lý khi ở trong trường hợp đó.
Kết hợp theo đó bố mẹ hãy dạy cho trẻ ngay từ nhỏ như không được nhận đồ của người lớn, không được nghe lời và đi theo họ.Dạy cho trẻ rằng cơ thể của trẻ là quý giá bất kỳ ai cũng không có quyền xâm phạm đến.
Kỹ năng sơ cứu vết thương
Những đứa trẻ đang ở lứa tuổi năng động và ham chơi, đặc biệt là các bé trai.Vì vậy mà việc trẻ bị thương là điều không thể tránh khỏi được.Ba mẹ hãy dạy cho trẻ cách sơ cứu vết thương căn bản như cầm máu, vệ sinh vết thương, băng bó bằng băng kéo.
Hãy chủ động hướng dẫn cho trẻ như vậy trẻ mới bình tĩnh và xử lý tình huống, tránh tình huống bé hoảng sợ và khóc lóc.Lớp học kỹ năng sống cho trẻ 7 tuổi về sơ cứu vết thương để trẻ có thể thực hành dễ dàng hơn.
Kỹ năng giải quyết tình huống khẩn cấp
Những tình huống khẩn cấp có thể xảy ra như bị lạc bố mẹ, ở nhà một mình, người lạ gọi điện về nhà,…Điều này là hoàn toàn xảy ra trong cuộc sống.Để tránh những trường hợp trên, bố mẹ hãy dạy trẻ ghi nhớ số điện thoại, địa chỉ nhà, trường học.Hoặc có thể hãy chỉ cho bé những người an toàn như chú cảnh sát, chú bảo vệ,…
Hãy hướng dẫn cho trẻ không được lại gần các khu vực ao hồ mà không có sự giám sát của người lớn để phòng đuối nước.Dạy trẻ cách phòng tránh những thiết bị điện hoặc có nguy cơ gây giật điện.Như vậy trẻ sẽ dần ý thức được và hình thành một thói quen cho trẻ.Để trẻ nhận thức được nguy hiểm từ đó trẻ sẽ biết được những nguy hiểm đang rình rập xung quanh.
Ghi nhớ đường và cách xác định phương hướng khi bị lạc
Ghi nhớ đường và cách xác định phương hướng là một trong những kỹ năng sống cho trẻ 7 tuổi cần thiết.Kỹ năng này sẽ giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo và khả năng ghi nhớ, tập trung cao.Bố mẹ nên dẫn trẻ đi chơi xung quanh nhà để trẻ có thể làm quen được.Sau đó, những buổi đi chơi hãy hướng dẫn cho trẻ đường đi để trẻ có thể ghi nhớ được.Nên lặp đi lặp lại những hành động này nhiều lần.
Nếu trẻ bị lạc ở một nơi xa thì hãy dạy trẻ cách ghi nhớ số điện thoại và địa chỉ của gia đình.Sau đó giả định những tình huống đi lạc cho trẻ có thể dễ hiểu hơn.Điều này sẽ giúp cho trẻ không bị hoảng và khóc lóc khi đi lạc.Mà thay vào đó trẻ sẽ bình tĩnh và tìm hướng giải quyết vấn đề của mình.
Kỹ năng quản lý tiền, chi tiêu cá nhân
Càng lớn, trẻ sẽ có nhiều nhu cầu cá nhân như khi trẻ 7 tuổi, trẻ sẽ muốn mua nhiều đồ dùng học tập đắt tiền không cần thiết.Hoặc là muốn mua đồ chơi đắt tiền cho giống bạn.Như vậy bố mẹ hãy dạy kỹ năng sống cho trẻ 7 tuổi là quản lý tiền và chi tiêu cá nhân.
Lúc đầu, bố mẹ hãy giúp trẻ hiểu được giá trị của đồng tiền.Những đồng tiền mà bố mẹ cho bé là do bố mẹ đi làm vất vả mới có được.Đừng nên lấy tiền làm phần thưởng khi trẻ thực hiện những công việc như làm bài tập, dọn dẹp nhà,…Lúc này, trẻ sẽ quý trọng đồng tiền hơn.
Giúp trẻ lập danh sách mà bé cần thiết như đồ dùng học tập, tiền ăn vặt hằng ngày, mua đồ chơi.Sau đó hãy hướng dẫn bé phân chia tiền hợp lý.Và khi dùng hết số tiền để chi cho những đồ dùng cần thiết thì bé sẽ không đòi hỏi thêm.Bố mẹ cũng có thể hướng dẫn con cách tiết kiệm tiền để con có thể mua được những món đồ mà con yêu thích.Điều này sẽ giúp cho bé tiết chế lại cảm xúc nóng vội, biết đợi chờ.
Trên đây là những kỹ năng sống cho trẻ 7 tuổi mà Monkey đã chia sẻ đến quý phụ huynh. Hy vọng cha mẹ sẽ là người noi gương cho con cái trong những việc nhỏ nhất của cuộc sống. Bố mẹ có thể vừa dạy con ở nhà và vừa cho con tham gia những lớp học kỹ năng sống cho trẻ 7 tuổi phù hợp. Từ đó góp phần nâng cao nền tảng cho bé bước vào đời. Đừng quên theo dõi Monkey để cập nhật nhiều kiến thức bổ ích về nuôi dạy con.
Nguồn: Tổng hợp Internet