Đây được xem là công trình kiến trúc văn hóa lâu đời của Sài Gòn, biểu tượng một thời của Gia Định. Lăng Ông Bà Chiểu dù đã trải qua hơn trăm năm nhưng vẫn giữ mãi được nét kiến trúc xưa cũ. Cùng Timnhanh.com.vn tìm hiểu thêm nhiều điều thú vị về miếu lăng cổ xưa này nhé !
Xem thêm:
- Chùa Nam Thiên Nhất Trụ
- Bát Bửu Phật Đài
- Chùa Hoằng Pháp
1. Lăng Ông Bà Chiểu ở đâu?
Lăng Ông hay còn được gọi là Lăng Ông Lê Văn Duyệt tọa lạc ở số 1 Vũ Tùng, phường 3, quận Bình Thạnh, TP. HCM. Địa điểm du lịch tâm linh này còn nằm bên cạnh một khu chợ nổi tiếng và lâu đời không kém là Chợ Bà Chiểu. Vì vậy, mỗi lần nhắc đến Lăng Ông mọi người thường cũng sẽ nhớ đến chợ Bà Chiểu nên không biết từ khi nào cái tên Lăng Ông Bà Chiểu đều được mọi người dùng cho đến bây giờ.
Lăng Ông Bà Chiểu được xem là một trong những địa điểm lâu đời nhất tại Bình Thạnh với hơn 200 năm tuổi. Lăng miếu này nằm ngay vị trí bao quanh là 4 mặt đường đẹp Đinh Tiên Hoàng, Phan Đăng Lưu, Vũ Tùng, Trịnh Hoài Đức.
2. Di chuyển đến lăng Ông Bà Chiểu
Từ trung tâm quận 1 di chuyển đến đây bằng xe máy, bạn sẽ mất khoảng 10 – 15 phút đi xe mà thôi. Bạn có thể bắt các chuyến xe buýt số 8, 18, 19, 24, 55 hoặc 91.
Bên cạnh phương tiện công cộng, sử dụng xe taxi hoặc xe công nghệ sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian tìm đường vì Lăng Ông nằm ở vị trí đắc địa khá dễ tìm.
3. Thời điểm thích hợp đi lăng Ông Bà Chiểu
Lăng miếu mở cửa từ sáng cho đến chiều tối nên bạn có thể sắp xếp thời gian để đến đây khám phá vẻ đẹp của Lăng Ông mà mọi người luôn hết lời ca ngợi. Đây là một công trình đặc sắc của thành phố và là vẻ đẹp đặc trưng nét Sài Gòn xưa cũ.
Lăng Ông là một ngôi miếu cổ xưa lâu đời đã có hàng trăm năm tuổi xung quanh cây xanh đã rất cao lớn. Nếu từ bên ngoài nhìn vào bạn có thể nghĩ đây là một công viên nhỏ thì cũng không có gì lạ.
- Thời gian mở cửa: Từ 7h00 đến 17h00 tất cả các ngày trong tuần.
4. Lịch sử lăng Ông Bà Chiểu
Để nói về lịch sử của lăng Ông Bà Chiểu thì đây là một câu chuyện đáng để tìm hiểu đấy nhé. Đây là một quần thể khu đền và khu lăng Tả quân Lê Văn Duyệt cùng vợ ông là bà Đỗ Thị Phận. Tên chính xác của khu lăng là Thượng Công miếu. Tả quân là một trong những vị tướng quân, quân sư lịch sử ghi lại rất có tài và công lớn đối với triều đình nhà Nguyễn. Hơn nữa, ông đã trải qua triều đại vua Gia Long và cả vua Minh Mạng.
Nhưng ở thời vua Minh Mạng (năm 1835) có biến loạn thành Phiên An, ông Lê Văn Duyệt bị buộc tội oan. Đến lúc ông mất, vua Minh Mạng đã ra lệnh san bằng mộ và dựng bia đá khắc chữ “Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xử”. Mãi về sau đến năm 1841 – thời vua Thiệu Trị ông mới được giải oan, trụ đá khắc chữ cũng được dẹp bỏ. Thay vào đó, mộ ông được đắp lại cao rộng hơn. Đến năm 1848, lăng mộ cũng đã được xây xong.
Sau khi có Hội Thượng Công Quý Tế, miếu lăng Ông trở thành nơi cúng tế hằng năm của Hội. Và dần dần lăng được trùng tu sửa chữa ngày càng khang trang và đẹp hơn như ngày nay. Sau bao thăng trầm, lăng Ông đã trở thành di tích lịch sử cấp quốc gia. Vào thời Sài Gòn – Gia Định, lăng Ông Lê Văn Duyệt là một trong những địa điểm tâm linh nổi tiếng và là biểu tượng của vùng lúc bấy giờ.
5. Tham quan lăng Ông Bà Chiểu linh thiêng
Kiến trúc, xin xăm và lễ hội là 3 điều thu hút nhất tại miếu lăng Ông. Vì vậy, mỗi ngày nơi đây đều tiếp đón những du khách phương xa, người dân xung quanh đến đây cúng bái và tham quan.
5.1. Kiến trúc lăng Ông Bà Chiểu
Miếu lăng được xây dựng dựa trên lối kiến trúc cổ xưa, với hình ảnh cổng Tam Quan đặc trưng của những công trình chùa, đền, dinh thự ngày xưa. Cổng chào này còn thể hiện được quan niệm và tư tưởng Phật Giáo của nước ta. Phía trên cao dòng chữ Hán “Thượng Công miếu” – Là nơi thờ phụng Thượng Công, đại diện cho chức quan lớn và quan trọng của thời xưa.
Khuôn viên chia ra thành 3 nơi rõ ràng là Nhà bia, lăng mộ và miếu thờ. Mỗi nơi lại có một kiến trúc thú vị và quang cảnh xung quanh cũng rất đẹp. Phía bên ngoài có đôi chim hạc cưỡi rùa “canh giữ”, bên trong thì là bia đá màu xanh rêu phong ghi lại công lao của ông Lê Văn Việt. Tiếp đó, lăng mộ của Tả quân Lê Văn Việt và vợ ông là nơi có kiến trúc cổ nhất. Hai phần mộ được đặt song song giống nhau và thiết kế như dáng mai rùa. Toàn bộ khu mộ được xây bằng loại vữa hợp chất, bao quanh là tường đá ong hình chữ nhật.
Cuối cùng, phần đặc biệt nhất là miếu thờ. Bên trong có bố cục chính là tiền điện, trung điện và chính điện thiết kế theo kiến trúc thời Nguyễn thể hiện qua phần chạm khắc đá và gỗ vẫn còn được lưu giữ đến nay. Các khu điện đặt cách nhau bởi những khoảng sân lộ thiên – sân thiên tỉnh (dân gian gọi là giếng trời). Miếu lăng vẫn lưu được dấu vết của thời gian vì thế mà nhiều du khách tìm đến để chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính mà ít nơi còn gìn giữ đến nay.
5.2. Xin xăm ở lăng Ông Bà Chiểu
Không còn xa lạ với hình thức xin xăm thường thấy trong các đền chùa ở nước ta được xem như một phong tục có từ lâu đời và lưu giữ đến ngày nay. Nếu bạn đã quen với hình ảnh xin xăm Quan Âm, xin xăm Quán Thánh để xin tài lộc thì với xin xăm ở lăng Ông Bà Chiểu sẽ thường là liên quan đến sức khỏe, mọi người thường gọi là “xăm thuốc”. Ống xăm thường được đặt nhiều tại khu nhà Hương.
Hướng dẫn cách xin xăm cho người lần đầu đến đây:
- Quỳ gối, chắp 2 tay và thành tâm để xin xăm, khi xin xăm bạn cần nói rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ sinh sống.
- Xin được xăm thì bạn hãy vái lạy (3 lần) rồi đi rút quẻ xăm, rút lấy 1 thẻ duy nhất. Trên mỗi thẻ có đề chữ và số thứ tự (viết bằng số).
- Thẻ xăm đi kèm một bài thơ và có phần dịch nghĩa khá dễ hiểu.
Đặc biệt, vào những dịp lễ hội, tết nguyên đán, rằm lớn có nhiều người đã đổ về đây để xin xăm sức khỏe cầu bình an cho năm mới.
5.3. Lễ hội lăng Ông Bà Chiểu
Đó là vào các ngày như 29 – 30/7, ngày 1 – 2/8 âm lịch hằng năm, lăng Ông bà Chiểu sẽ diễn ra lễ cúng giỗ vô cùng long trọng để tưởng nhớ đến Tả quân Lê Văn Duyệt. Hình thức cúng bái đặc sắc nên đây là dịp thu hút được rất nhiều sự chú ý của người dân.
Đặc biệt hơn vào ngày mùng 7 Tết mỗi năm, lăng còn tỏ chức lễ khai Hạ để cho mọi người một năm mới an lành và may mắn. Nếu có dịp bạn còn có thể xem được buổi biểu diễn hát bội, hoặc các chương trình trình diễn nghệ thuật hát đậm bản sắc dân tộc khác.
6. Ở đâu khi tham quan Lăng Ông Bà Chiểu?
Nếu có dịp ghé qua Lăng Ông Bà Chiểu mà chưa biết dừng chân nghỉ ngơi ở đâu thì các bạn có thể tham khảo một số khách sạn mà Timnhanh.com.vn gợi ý nhé !
6.1. Lotus Laverne Hotel
Phòng khách sạn bài trí khá đẹp mắt có nhiều loại phòng để bạn chọn lựa. Phong cách thiết kế chủ yếu theo hướng gỗ hiện đại và màu trắng làm chủ đạo tạo nên không gian thoải mái cho người sử dụng.
Khách sạn có 4 loại phòng bao gồm phòng tiêu chuẩn, phòng deluxe, phòng gia đình và phòng giường đôi có cửa sổ.
- Giá phòng theo giờ: 140.000 – 170.000 VNĐ/1 giờ.
- Giá phòng theo đêm: 400.000 – 550.000 VNĐ/đêm.
- Địa chỉ: Số 5/24 Nơ Trang Long, Phường 7, quận Bình Thạnh, TP. HCM.
- Đặt phòng ngay tại đây: LOTUS LAVERNE HOTEL
6.2. Bear’s House
Tuy nằm trong hẻm nhưng phòng của khách sạn được đánh giá khá tốt mang cho bạn cảm giác tự nhiên như ở nhà. Với cách bài trí hiện đại sạch sẽ, phòng có đầy đủ tủ lạnh, máy lạnh và có cả bếp để bạn nấu ăn. Khách sạn có 4 phòng tuỳ không gian và kích thước sẽ có giá khác nhau.
- Giá phòng theo giờ: 210.000 – 350.000 VNĐ/1 giờ.
- Giá phòng theo đêm: 400.000 – 500.000 VNĐ/đêm.
- Địa chỉ: 64/5C Trường Sa, Phường 17, quận Bình Thạnh, TP. HCM.
- Đặt phòng ngay tại đây: BEAR’S HOUSE
6.3. Grand Lee Hotel
Phòng này tạo cho khách hàng có cảm giác ấm cúng và hiện đại, phòng theo tông chủ đạo là gỗ vàng. Sảnh đón tiếp cũng rộng rãi và chuyên nghiệp, gây được ấn tượng tốt khi khách hàng mới đặt chân vào.
Phòng có nhiều loại thích hợp cho đi một mình, cặp đôi, nhóm bạn và cả gia đình đều có đủ không gian phục vụ.
- Giá phòng theo giờ: 250.000 VNĐ/1 giờ.
- Giá phòng theo đêm: 560.000 – 750.000 VNĐ/đêm.
- Địa chỉ: 137/8 Đường Bình Quới, Phường 27, quận Bình Thạnh, TP. HCM.
- Đặt phòng ngay tại đây: GRAND LEE HOTEL
Vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu đôi nét về địa điểm du lịch tâm linh Lăng Ông Bà Chiểu. Hi vọng rằng với những thông tin trên sẽ giúp cho chuyến đi của bạn trọn vẹn hơn khi có dịp ghé qua địa điểm này. Nếu trong thời gian sắp tới bạn đang có kế hoạch tiếp tục khám phá những ngôi chùa nổi tiếng ở Sài Gòn thì hãy tải ngay ứng dụng đặt phòng Timnhanh.com.vn để sở hữu cho mình một căn phòng thật ưng ý nhé !