Việc trang bị kỹ năng ứng phó khi trẻ đi lạc rất cần thiết. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Với bản tính thích khám phá, năng động, hay tò mò nên trẻ rất dễ bị lạc khi đi vào những nơi đông đúc như siêu thị, trung tâm thương mại… Vậy nên, việc trang bị kỹ năng sống khi bị lạc cho bé ngay từ khi còn nhỏ là điều rất cần thiết mà ba mẹ cần thực hiện nay, để đảm bảo sự an toàn cho trẻ.   

Vì sao cần dạy bé kỹ năng sống khi bị lạc?

Vì bản tính năng động, thích khám phá, tò mò và hay vui chơi nên trẻ em rất dễ bị lạc khi đến những nơi đông người như TTTM, công viên giải trí, siêu thị…

Vậy nên, việc trang bị kỹ năng sống cho trẻ khi bị lạc là một khía cạnh quan trọng để giúp trẻ biết cách ứng phó khi không may bị lạc người thân, cũng như giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an toàn cho trẻ trong những tình huống khẩn cấp.

Việc trang bị kỹ năng ứng phó khi trẻ đi lạc rất cần thiết. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Hướng dẫn kỹ năng sống khi bị lạc cho trẻ

Để giúp bé biết cách ứng phó khi không may bị lạc, dưới đây là một số kỹ năng sống mà ba mẹ nên trang bị cho trẻ:

Dạy con luôn bình tĩnh, không hoảng loạn

Tâm lý của trẻ nhỏ khi không may bị lạc ba mẹ, người thân chắc chắn sẽ cảm thấy hoang mang, lo lắng và oà khóc. Vậy nên, ba mẹ cũng nên hướng dẫn con trong những trường hợp này không nên khóc lóc, gào thét mà hãy bình tĩnh. Chính việc gào khóc dễ bị kẻ xấu nhận biết và lợi dụng để làm hại con.

Đồng thời, nên giải thích để bé hiểu rõ hơn việc đi lạc là tạm thời không tìm thấy ba mẹ, không phải lạc hoàn toàn. Vậy nên, con cần phải bình tĩnh để tìm kiếm sự giúp đỡ an toàn cho mình.

Khi không may bị lạc, cần dạy bé phải bình tĩnh tìm cách ứng phó. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Dạy bé kỹ năng sống khi bị lạc biết cách gọi tên ba mẹ đầy đủ

Ba mẹ nên dạy bé gọi tên ba mẹ của mình đầy đủ, để trong trường hợp đi lạc có thể kêu to tên bố mẹ hoặc nhờ người lớn khác tìm hộ nhanh nhất, cũng như giúp ba mẹ dễ dàng xác định được vị trí của con.

Ngoài ra, khi trẻ tìm được người giúp đỡ trong khi bị lạc, việc nắm được thông tin chính xác tên ba mẹ cũng là dữ liệu quan trọng để liên hệ với bộ phận phụ trách khu vực hỗ trợ công tác tìm kiếm phụ huynh an toàn, hiệu quả hơn.

Dạy bé cách xác định đối tượng giúp đỡ xung quanh

Một trong những kỹ năng quan trọng khi bé đi lạc mà ba mẹ cần dạy bé chính là nhờ sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh. Tuy nhiên, việc nhờ người giúp đỡ cũng cần có sự tỉnh táo vì không phải ai cũng là người tốt.

Vậy nên, ba mẹ cần dạy bé chỉ nhờ sự giúp đỡ từ những người đáng tin cậy như các cô chú bán hàng, người mặc đồng phục bảo vệ, hay tìm đến các khu vực quầy lễ tân, siêu thị, đồn cảnh sát… để đảm bảo an toàn hơn.

Dạy con biết tìm người giúp đỡ khi bị đi lạc. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Dạy bé ghi nhớ những thông tin quan trọng khi bị lạc

Để phòng tránh trường hợp con bị lạc, ba mẹ nên hướng dẫn con ghi nhớ tên tuổi ba mẹ, địa chỉ nhà, số điện thoại và thường xuyên kiểm tra, nhắc lại chúng.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi bị lạc, nhiều bé hoảng loạn quá nên vẫn có thể quên những thông tin này. Nhất là với các bé dưới 6 tuổi, ba mẹ có thể để con mang theo bên mình tấm thẻ ghi tên, thông tin liên lạc của người thân để phòng trường hợp khẩn cấp. Hoặc khi con lớn hơn một chút, ba mẹ có thể định ra một địa điểm dễ nhận biết để con đến đó trong trường hợp bị lạc nhau cũng rất hiệu quả.

Dạy bé cảnh giác và biết từ chối người lạ

Một trong những kỹ năng sống khi bị lạc cho trẻ chính là dạy con biết cảnh giác với người lạ đúng lúc để đảm bảo an toàn. Ba mẹ nên hướng dẫn con cần phải cẩn trọng với những người lạ bỗng nhiên tặng quà, cho đồ ăn, đồ chơi để dụ dỗ hay nhờ bé làm việc gì đó. Với những đối tượng này, bé cần kêu to để ba mẹ biết, có hành vi chống đối khi họ tiến lại gần và thu hút sự chú ý của nhiều người khác.

Ngoài ra, ba mẹ có thể dạy con nên bỏ chạy về phía đông người, tìm kiếm sự trợ giúp từ những người đáng tin cậy như nhân viên bán hàng, chú bảo vệ…

Khi đi lạc dạy bé phải biết từ chối tiếp xúc với người lạ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Dạy con biết cách sử dụng những phương tiện công cộng

Đối với các bé từ 10 tuổi trở lên, khi có thời gian rảnh ba mẹ nên tạo cơ hội để bé biết cách sử dụng những phương tiện công cộng như taxi, xe ôm, xe bus,… Trong trường hợp con bị lạc, nhớ địa chỉ nhà có thể di chuyển bằng phương tiện công cộng để về nhà và nhờ những người lớn đáng tin cậy để hỗ trợ.

Trang bị công cụ hỗ trợ cho con phòng tránh bị lạc

Để nâng cao tính an toàn khi trẻ bị lạc, ba mẹ nên trang bị cho con những công cụ hỗ trợ như điện thoại di động, đồng hồ định vị thông minh,… để bé có thể sử dụng liên lạc khẩn cấp hoặc ba mẹ có thể định vị chính xác vị trí của bé thuận lợi cho việc tìm kiếm hơn.  

Đầu tư trang bị cho bé thiết bị thông minh hỗ trợ khi đi lạc. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Lưu ý khi dạy bé kỹ năng sống khi trẻ bị lạc

Để nâng cao hiệu quả trong việc dạy trẻ kỹ năng sống khi không may bị lạc, ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Giải thích cho bé hiểu mục tiêu của việc trang bị kỹ năng sống khi bị lạc: Ba mẹ có thể đưa ra các dẫn chứng thông qua các video về các vụ bắt cóc trẻ em, để từ đó giúp bé có ý thực hơn khi ba mẹ trang bị kỹ năng này cho mình.

  • Xây dựng tình huống ảo: Ba mẹ có thể tạo ra những tình huống giả định khi con bị lạc, yêu cầu bé thực hiện cách ứng phó để giúp rèn luyện kỹ năng này hiệu quả hơn.

  • Luôn đồng hành cùng bé: Để tránh trường hợp con bị lạc, khi dẫn con đến những nơi đông người ba mẹ luôn bồng bế hoặc nắm tay bé, để mắt đến bé luôn luôn là điều quan trọng.

Kết luận

Trên đây là những hướng dẫn về cách dạy kỹ năng sống khi bị lạc cho trẻ mà các bậc phụ huynh nên tham khảo. Với những chia sẻ trên, hy vọng sẽ giúp ba mẹ có thêm kiến thức trong việc trang bị kỹ năng sống cho trẻ, cũng như biết cách áp dụng để giáo dục trẻ một cách thông minh, hiệu quả nhất nhé.

Nguồn: Tổng hợp Internet

Bài viết có hữu ích?