Theo thống kê mới nhất, 5 triệu trẻ em ở Việt Nam hiện nay đang mắc các tật khúc xạ ở mắt, toàn bộ cả nước có khoảng 40% người mắc tật khúc xạ, chủ yếu là trẻ em từ 5 – 15 tuổi. Vậy nên, việc dạy kỹ năng sống bảo vệ đôi mắt cho trẻ ngay từ nhỏ sẽ góp phần giúp hạn chế tối đa các tật khúc xạ của trẻ càng sớm càng tốt. Vậy dạy trẻ kỹ năng bảo vệ đôi mắt như thế nào? Hãy cùng Monkey tìm hiểu rõ hơn ngay trong bài viết sau đây nhé.
Vì sao cần dạy bé kỹ năng sống bảo vệ đôi mắt càng sớm càng tốt?
Đôi mắt được ví như là “cửa sổ tâm hồn”. Vậy nên, việc trang bị kỹ năng chăm sóc, bảo vệ đôi mắt cho người lớn hay trẻ em cũng rất quan trọng và cần thiết. Bởi vì một đôi mắt tinh anh, khỏe mạnh là tiền đề để giúp bé thỏa sức khám phá thế giới xung quanh mình.
Ngoài ra, một đôi mắt khoẻ còn rất quan trọng trong việc hỗ trợ giải trí, học tập và sinh hoạt thường ngày của bé. Cụ thể, để tiếp thu kiến thức đầy đủ nhất, các con vừa phải chăm chú quan sát, theo dõi và chăm chú nghe giảng. Nhưng với những bé có đôi mắt yếu chắc chắn sẽ thiệt thòi hơn so với những bạn khác.
Hơn nữa, tỷ lệ trẻ em mắc các tật khúc xạ ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, ba mẹ cần phải trang bị cho con những kỹ năng sống chăm sóc, bảo vệ đôi mắt càng sớm càng tốt, để đảm bảo sức khoẻ mắt, chất lượng cuộc sống để giúp con đạt kết quả tốt nhất trong quá trình vui chơi, học tập và sinh hoạt.
Hướng dẫn kỹ năng sống bảo vệ đôi mắt cho trẻ
Để giúp bé chăm sóc, bảo vệ đôi mắt hiệu quả, ba mẹ có thể trang bị cho con một số kỹ năng cần thiết sau đây:
Kỹ năng ngồi học đúng tư thế
Một trong những yếu tố khiến bé dễ mắc các tật khúc xạ chính là ngồi sai tư thế khi học, bé thường ngồi xiêu vẹo, cúi đầu quá thấp xuống vở, nhìn quá gần… Nếu khoảng cách từ mắt đến vật càng gần thì mắt sẽ nhanh bị mỏi, lâu dần dễ gây ra tình trạng cận thị, loạn thị ở trẻ.
Vậy nên, khi ngồi học hãy hướng dẫn con ngồi thẳng lưng, khoảng cách từ mắt đến sách vở hoặc máy tính là 20 – 30cm. Đồng thời, ba mẹ nên đầu tư cho con bàn ghế học phù hợp với cơ thể của trẻ để tập ngồi đúng tư thế hơn. Vì nếu bàn quá cao sẽ khiến con phải ưỡn người để học bài, còn bàn thấp phải cong lưng.
Kỹ năng sống bảo vệ đôi mắt cho trẻ khi học nơi đủ ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới thị lực của trẻ. Nếu bé có thói quen xem phim, học bài, đọc sách… ở những nơi thiếu sáng rất dễ gây giảm thị lực. Bởi vì lúc này mắt phải điều tiết nhiều hơn, dễ gây mỏi mắt và dần dần bé sẽ mắc các tật khúc xạ như cận thị, loạn thị, tăng độ cận thị của trẻ nặng hơn.
Vậy nên, hãy rèn luyện, giáo dục bé phải bảo vệ đôi mắt bằng cách học tại nơi đủ ánh sáng. Đồng thời, khuyên bé nên hạn chế sử dụng các thiết bị có ánh sáng xanh như điện thoại, máy tính… cũng dễ gây hại cho mắt.
Chế độ ăn uống hợp lý
Một trong những kỹ năng sống chăm sóc, bảo vệ đôi mắt quan trọng cần trang bị cho bé chính là chế độ dinh dưỡng. Một số dưỡng chất quan trọng tốt cho đôi mắt có thể nói tới như Vitamin E, C, Omega 3, kẽm, Lutein, Carotene….
Vậy nên, ba mẹ có thể rèn luyện cho bé nhận biết những loại thực phẩm giàu những dưỡng chất này để bảo vệ đôi mắt, cũng như khuyến khích con nên bổ sung nhưng loại thực phẩm như cà rốt, cà chua, ớt chuông, bơ, rau xanh, thịt nạc, cá hồi,…
Cùng với đó, nên yêu cầu con uống nước đủ hàng ngày. Bởi vì khi mắt có đủ độ ẩm sẽ cân bằng chất lỏng bên trong, từ đó bảo vệ nhãn cầu tránh bụi bẩn hiệu quả.
Rèn luyện cho bé có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Việc nhìn vào thiết bị điện tử, sách vở quá lâu, nhất là nguồn ánh sáng xanh rất dễ làm mắt bị mỏi, khô làm mất tập trung. Chưa kể, khi nhìn vào màn hình điện tử nhiều còn làm tăng nguy cơ bị thoái hoá điểm vàng, làm cho các tế bào mắt bị thoái hoá dẫn đến tình trạng lão hoá mắt.
Vậy nên, ba mẹ nên rèn luyện kỹ năng sống bảo vệ đôi mắt cho trẻ bằng việc khuyến khích con cần cho mắt được nghỉ ngơi mỗi khi xem điện thoại, tivi, máy tính hay đọc sách, dựa trên nguyên tắc 20 – 20 – 20. Cụ thể, sau mỗi 20 phút xem điện thoại phải dành ra 20 giấy để nhìn xa khoảng 10 feet (khoảng 6m) để mắt có thời gian nghỉ ngơi.
Bên cạnh đó, một trong những cách giúp mắt nghỉ ngơi chính là giấc ngủ sau một ngày dài hoạt động. Vậy nên, với trẻ em cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Trong đó, những bé từ 6 tuổi cần ngủ đủ 10 – 12 tiếng/ngày còn với bé từ 14 tuổi trở lên cần ngủ đủ 8 – 10 tiếng/ngày.
Nên cho bé đeo kính chắn bụi mỗi khi ra đường
Ánh nắng mặt trời có tia cực tím (UV) rất lớn, nếu để mắt tiếp xúc với tia UV thường xuyên rất dễ gia tăng nguy cơ mắc bệnh đục thuỷ tinh thể, AMD hay một số tật khúc xạ nguy hiểm khi trẻ lớn lên. Vì vậy, ba mẹ cần phải hướng dẫn con mỗi khi ra ngoài đường phải đeo kính chắn bụi, kính râm để tránh các tác nhân gây hại tới mắt.
Cẩn thận những di vật, đồ vật nguy hiểm với mắt
Mắt là bộ phận nhạy cảm, nên ba mẹ cần rèn luyện kỹ năng sống bảo vệ đôi mắt cho trẻ bằng cách tránh xa những dị vật, đồ vật nguy hiểm có thể tác động tới mắt. Chẳng hạn như dạy con tránh xa những đồ vật sắc nhọn, bởi nếu lỡ không may chạm vào mắt cực kỳ nguy hiểm. Hay khi ra đường có nhiều con vật nhỏ dễ bay vào mắt, bụi bẩn nên cần đeo kính hay vật dụng bảo vệ mắt của bé.
Việc vệ sinh tay chân sạch sẽ rất quan trọng
Với những bé có thói quen hay dụi mắt, nếu tay bẩn sẽ dễ khiến mắt bị nhiễm khuẩn hay mắc các bệnh về mắt. Vậy nên, ba mẹ cần dạy con giữ gìn vệ sinh cá nhân mắt mũi, tay chân sạch sẽ sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi ăn…
Dạy con tránh dụi mắt quá nhiều
Khi bị các vật lạ bay vào mắt, hay mỏi mắt thường các bé sẽ có thói quen cho tay vào dụi mắt. Mặc dù khó chịu, nhưng nếu dụi mắt quá nhiều sẽ dễ dẫn đến tình trạng mắt bị trầy xước, biến dạng giác mạc, tăng nguy cơ tổn thương mắt và các bệnh về mắt.
Bên cạnh đó, việc dụi mắt còn dễ gây nhiễm trùng mắt, làm mắt càng bị ngứa hay các tật khúc xạ cũng ngày càng nặng hơn. Vậy nên, ba mẹ cần khuyên dạy con tránh dụi mắt thường xuyên, nếu có vật bay vào mắt thì có thể dạy con xử lý theo các cách như: rửa mắt bằng nước sạch, nhỏ dung dịch rửa mắt, chớp mắt nhanh để loại bỏ dị vật hoặc kêu ba mẹ khi gặp tình trạng này để hỗ trợ…
Kỹ năng sống bảo vệ đôi mắt bằng cách tập thể dục cho mắt
Để giúp nâng cao sức khoẻ đôi mắt của mình, ba mẹ có thể hướng dẫn bé tập luyện một số bài tập về mắt như: Chớp mắt liên tục trong 2 phút; Giữ nguyên đầu, nhìn từ bên này sang bên kia; Vừa nhắm mắt, vừa di chuyển nhãn cầu theo chiều dọc; Dùng tay ấn nhẹ vào thái dương; Nhắm chặt mắt, thư giãn trong một vài phút; Nhìn gần rồi nhìn xa; Nhắm mắt và thư giãn… Đây đều là những bài tập được các bác sĩ khuyến khích người lớn và trẻ em thực hiện để giúp nâng cao thị lực tốt hơn,
Thăm khám mắt định kỳ
Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nhiều, cũng như việc trẻ xem thiết bị điện tử với nguồn ánh sáng xanh lớn nên rất dễ khiến mắt trẻ suy yếu và dễ tổn thương. Vậy nên, ba mẹ nên khuyến khích con thăm khám mắt định kỳ, thường xuyên hơn 1 – 2 lần/năm để được kiểm tra, cũng như điều trị kịp thời nếu không may mắc các bệnh về mắt hay tật khúc xạ.
Lưu ý khi dạy bé kỹ năng sống bảo vệ đôi mắt
Trong quá trình dạy bé kỹ năng sống chăm sóc, bảo vệ đôi mắt thì ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
-
Cần làm gương cho trẻ: Thường trẻ em sẽ quan sát và học hỏi người lớn rất nhiều. Vậy nên, ba mẹ hãy làm gương bằng cách thực hiện những thói quen bảo vệ mắt mình như không xem tv, điện thoại quá nhiều, quá gần, ngồi làm việc nơi đủ ánh sáng, ra ngoài đeo kính râm…
-
Giải thích cho bé tầm quan trọng của việc bảo vệ mắt: Ba mẹ hãy trình bày đơn giản, dễ hiểu những lợi ích khi bảo vệ mắt như nếu không chăm sóc mắt con nhanh bị cận, mỏi mắt, không nhìn được mọi thứ… từ đó bé sẽ hiểu tại sao mình cần rèn luyện kỹ năng này.
-
Giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử của con: Ba mẹ nên đặt ra giới hạn thời gian con xem TV, điện thoại, laptop…để con tuân thủ và làm theo.
-
Tạo môi trường lành mạnh cho mắt của bé: Hãy cùng đồng hành với con duy trì môi trường sống lành mạnh, hạn chế khói bụi, ánh nắng mặt trời… để bảo vệ mắt của bé tốt nhất.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ về cách dạy kỹ năng sống bảo vệ đôi mắt cho trẻ mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo. Đây là việc làm quan trọng không chỉ giúp bảo vệ mắt cho bé, mà góp phần giúp hình thành thói quen lành mạnh cho con để phát triển trong tương lai tốt hơn.
Nguồn: Tổng hợp Internet