Dạy trẻ giao tiếp giúp con hành xử đúng mực. (Ảnh: Internet)

Ngay bây giờ! Ba mẹ hãy dạy trẻ quy tắc giao tiếp giúp con trở thành người ứng xử văn minh trong mọi tình huống, luôn tự tin, hòa đồng và được mọi người yêu mến.

Vì sao nên dạy trẻ quy tắc giao tiếp?

Giao tiếp là kỹ năng quan trọng cần được xây dựng và rèn luyện từ nhỏ. Thực tế, ngay khi trẻ có khả năng nhận thức về người thân, người lạ và những điều xung quanh mình thì ba mẹ có thể bắt đầu dạy con giao tiếp cơ bản bởi những lợi ích như:

Xây dựng hành vi ứng xử đúng mực

Giao tiếp là hình thức truyền tải thông tin giữa người với người thông qua các yếu tố: Ngôn từ, cử chỉ & điệu bộ. Việc ba mẹ tương tác với trẻ hàng ngày cũng ảnh hưởng đến cách ứng xử của con.

Vào thời điểm tập nói, ba mẹ là người hình thành những từ vựng đầu đời cho trẻ thay cho ngôn ngữ sơ sinh. Thậm chí, một số bé còn bắt chước các cử chỉ, điệu bộ của người lớn khi tương tác cùng nhau. Do vậy, dạy trẻ giao tiếp sớm thông qua những lời nói, hành động của người lớn sẽ giúp con nhận thức đúng về hành vi ứng xử chuẩn mực.

Dạy trẻ giao tiếp giúp con hành xử đúng mực. (Ảnh: Internet)

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể linh hoạt

Để thể hiện ý muốn, trẻ cần biết cách kết hợp sử dụng ngôn từ & hành động để người lớn hiểu và giúp con thực hiện. Nếu ba mẹ hướng dẫn con cách biểu thị khi có nhu cầu, con sẽ biết cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp để biểu lộ mong muốn, tình cảm của mình với ba mẹ và những người xung quanh.

Biết cách thể hiện quan điểm và cá tính

Thông qua kỹ năng sử dụng ngôn từ kết hợp cử chỉ linh hoạt, con sẽ biết cách thể hiện quan điểm của mình trong một hoàn cảnh cụ thể. Trong một số trường hợp khi bé đã đi học, con tự tin và sẵn sàng thể hiện cá tính với tất cả mọi người, nhờ vậy mà thu hút được sự quan tâm cũng như yêu mến của bạn bè và thầy cô.

Dạy trẻ 7 quy tắc giao tiếp giúp con tự tin hòa đồng ở mọi nơi

Có thể thấy, giao tiếp đóng vai trò quan trọng và cần được rèn luyện đúng cách ngay từ khi còn nhỏ. Và để việc hướng dẫn đạt hiệu quả, ba mẹ cần thiết phải dạy trẻ 7 quy tắc giao tiếp được đề cập dưới đây:

Chào hỏi & xưng hô với người lớn tuổi

Đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu ba mẹ bắt buộc dạy trẻ ngay khi con đã nhận biết được ba mẹ, ông bà và người lớn xung quanh. Nếu gia đình ở chung nhiều thế hệ, hãy cùng con xây dựng mối quan hệ thân thiết & thường xuyên trò chuyện cùng người lớn trong nhà. 

Trường hợp gia đình ở riêng, ba mẹ nên thường xuyên cho con xem ảnh và kể chuyện về người thân trong gia đình, đặc biệt là ông bà nội ngoại và cô, dì, chú, cậu (em của bố mẹ) vì họ đều là những người gần gũi, thân thiết nhất. Điều này sẽ giúp con dễ dàng nhận biết các thành viên trong gia đình và thể hiện sự tôn trọng đúng lúc.

Dạy trẻ chào hỏi thầy cô ở trường mẫu giáo. (Ảnh: Internet)

Cùng với việc dạy nhận biết, ba mẹ cần hướng dẫn con cách chào hỏi đúng. Hãy dạy con những mẫu câu cơ bản như: “Con chào ba mẹ!”; “Cháu chào ông/ bà”; “Cháu chào cô/ chú”;… Tùy theo cách gọi ở từng vùng miền mà dạy con cách chào phù hợp ba mẹ nhé!

Biết nói cảm ơn & xin lỗi đúng lúc

Trẻ nhỏ rất dễ mắc lỗi và ít nhiều ba mẹ thường bỏ qua bằng câu “Trẻ con nó biết gì đâu”. Thực tế, đây là lúc ba mẹ cần dạy con biết xin lỗi cùng lời nói và thái độ chân thành để thể hiện sự biết lỗi của mình. 

Dù hay mắc lỗi nhưng đứa trẻ nào cũng sẽ được nhận quà, được khen ngợi, vì thế ba mẹ hãy dạy con cách cảm ơn. Ví dụ như “Cháu cảm ơn bà”, “Mình cảm ơn bạn” khi được nhận quà hoặc được bạn bè giúp đỡ làm việc gì đó. Ba mẹ có thể tự xây dựng tình huống để bé luyện tập hàng ngày.

Dạy con khen ngợi đúng cách

Bên cạnh nói cảm ơn, con cần biết cách khen ngợi đúng lúc. Hãy dạy con quan sát & phát hiện những điểm mạnh của bạn bè, người lớn xung quanh và dành cho họ những lời khen chân thành. Mặt khác, bạn cũng nên hướng dẫn con cách góp ý về những nhược điểm của đối phương để giúp họ tốt hơn mà không gây mất lòng.

Biết cách giao tiếp bằng ánh mắt

Đây là kỹ năng thể hiện sự tôn trọng với người đối diện. Bạn cần dạy bé rằng khi có người lớn hay bạn bè đang nói chuyện với con, con cần nhìn thẳng vào người đó, không nhìn sang chỗ khác để thể hiện mình đang lắng nghe và sẵn sàng đưa ra ý kiến, trợ giúp họ.

Dạy trẻ giao tiếp bằng mắt đúng cách. (Ảnh: Internet)

Hỏi và trả lời người lớn bằng câu hoàn chỉnh

Nói trống không là tình trạng điển hình ở các bé mẫu giáo, thậm chí là các bé tiểu học. Do đó, ngay khi dạy bé chào hỏi, cảm ơn,… hay trả lời một câu hỏi nào đó từ bạn bè, người lớn, con cần phải trả lời câu đầy đủ. 

Cụ thể, trong câu trả lời cần có từ xưng hô + thông tin trả lời + từ “ạ”. Ví dụ:

  • Khi bạn hỏi: “Con đang làm gì đấy?”, hãy dạy trẻ trả lời “Con đang chơi đồ chơi ạ.”
  • Khi bạn hỏi: “Hôm nay con được ăn gì?”, hãy dạy bé trả lời: “Hôm nay con được ăn cơm với thịt ạ.”

Chủ động bày tỏ mong muốn

Muốn con trẻ mạnh dạn bày tỏ mong muốn, trước hết ba mẹ cần cho con sự tự tin & thấu hiểu. Bằng cách thường xuyên hỏi quan tâm, cùng con chia sẻ về những câu chuyện thường ngày ở nhà và trên lớp sẽ giúp con cảm thấy an tâm, lâu dần con sẽ chủ động kể chuyện với ba mẹ và biết cách chủ động nói lên mong muốn của mình. 

Hướng dẫn con cách bày tỏ quan điểm & mong muốn. (Ảnh: Internet)

Mặt khác, vẫn còn nhiều ba mẹ cho rằng trẻ con cần phải nghe theo lời người lớn và thường bỏ qua yêu cầu của trẻ. Điều này vô tình khiến con xuất hiện tâm lý lo sợ và không dám chia sẻ ý kiến với người lớn, bao gồm cả người thân trong gia đình. 

Tôn trọng ý kiến và cảm xúc của người khác

Khi trẻ hình thành tính cách & hành vi, ba mẹ cần thiết phải dạy trẻ cách tôn trọng ý kiến & cảm xúc của người khác bằng cách: Chăm chú lắng nghe, không chen ngang, không cướp lời. Sau khi họ nói xong, con được quyền đưa ra quan điểm một cách khéo léo để cả 2 bên có những cuộc trò chuyện vui vẻ.

Các phương pháp dạy trẻ quy tắc giao tiếp hiệu quả

Cùng với 7 quy tắc trên, ba mẹ cần áp dụng đúng phương pháp dạy nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất. Cụ thể:

Cho con tiếp cận với môi trường ngoài xã hội

Hãy chủ động tạo môi trường để trẻ làm quen với các tình huống giao tiếp. Ngoài trường học, bạn có thể đưa con đến nơi công cộng như công viên, nhà sách, siêu thị,… là những nơi mà con được gặp gỡ & có cơ hội giao tiếp với nhiều người. 

Cho trẻ tiếp xúc nhiều với bạn bè và người lớn để phát triển giao tiếp. (Ảnh: Internet)

Xây dựng tình huống thực tế

Ở nhà, bạn nên tự xây dựng tình huống thực và dạy bé luyện tập. Bạn và con có thể vào vai một người bất kỳ và giao tiếp như 2 nhân vật đó trong thực tế. 

Ví dụ: Mẹ đóng vai một người bạn đến chơi nhà, yêu cầu con chào hỏi và mời họ vào nhà thì con cần nói như thế nào?

  • Thứ nhất, khi gặp mặt con cần chào hỏi trước: “Cháu chào cô ạ!”

  • Thứ hai, con cần mời họ vào nhà: “Cháu mời cô vào nhà chơi ạ”

  • Thứ ba, bạn có thể dạy con mời nước: “Cháu mời cô uống nước ạ”

Luôn đi cùng và nhắc nhở bé mọi lúc

Thói quen giao tiếp được hình thành trong quá trình rèn luyện, vì vậy khi con có nhận thức, ba mẹ cần dạy con bằng cách nhắc nhở trẻ chào hỏi, trả lời khi được người lớn hỏi thăm, lắng nghe và làm theo những điều mà người lớn yêu cầu,…Các tình huống này thường lặp lại nên bạn hãy nhắc con ngay nếu con quên.

Luôn nhắc nhở trẻ chào hỏi khi gặp người lớn. (Ảnh: Internet)

Cho trẻ đọc truyện thơ về các chủ đề giao tiếp

Đây không chỉ là phương pháp rèn luyện giao tiếp qua truyện thực tế mà con giúp con học được cách tập trung lắng nghe. Hãy sưu tầm những mẩu truyện ngắn liên quan đến các tình huống giao tiếp để trẻ học hỏi nhiều bài học ý nghĩa trong đó. 

Về nguồn sưu tầm, bạn có thể tìm các bộ truyện dạy kỹ năng sống như: Bộ sách kỹ năng giao tiếp cho trẻ 2 – 6 tuổi với nhiều chủ đề, truyện tranh Chuyện cỏn chuyện con, bộ sách Gieo mầm tính cách cho bé, v.v…

Bộ truyện Kỹ năng giao tiếp cho trẻ. (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, vì sách truyện rất đa dạng, nhiều cuốn nên ba mẹ cũng có thể cho trẻ đọc truyện qua sách điện tử để tiết kiệm chi phí. Sử dụng truyện đọc trên chương trình Monkey Stories – Kho truyện ngắn song ngữ dạy con kỹ năng sống & nhiều điều bổ ích sẽ giúp ba mẹ tiết kiệm tiền mua sách mà bảo quản cũng được dễ dàng, không bị cũ rách hay mất mát.

[wpcc-iframe src=”https://www.youtube.com/embed/aJ0sUHpeSbI?list=TLGGgQCiNnAgVsMxNjA4MjAyMw&t=3s” width=”560″ height=”314″ allowfullscreen=”allowfullscreen”]

Hướng dẫn con bày tỏ cảm xúc quan điểm cá nhân

Mỗi đứa trẻ đều có tính cách khác nhau, bạn cần dựa vào điểm này để dạy con cách bày tỏ ý kiến cá nhân. Nếu trẻ sôi nổi, hoạt bát, hãy dạy con cách trình bày vấn đề một cách chậm rãi, rõ ràng và phải thể hiện rõ thái độ chân thành. Nếu con có phần nhút nhát, hãy dành thời gian trò chuyện với con nhiều hơn để con chủ động chia sẻ, dần dần con sẽ tự chủ động trò chuyện.

Luôn làm tấm gương của con trong mọi hoàn cảnh

Cuối cùng, ba mẹ làm gương cũng như phương pháp nhắc nhở, hướng dẫn con giao tiếp trong thực tế. Trẻ nhỏ thường quan sát cử chỉ & bắt chước lời nói của ba mẹ nên hãy cố gắng trở thành hình mẫu tốt nhất của con nhé!

Người lớn trở thành tấm gương của con mọi lúc mọi nơi. (Ảnh: Internet)

Dạy trẻ quy tắc giao tiếp không khó nhưng cần có quá trình rèn luyện và sự kiên nhẫn, cẩn trọng của ba mẹ & người thân trong gia đình. Cùng với 7 quy tắc và phương pháp giáo dục nêu trên, Monkey tin rằng ba mẹ sẽ thành công trong việc dạy con trở thành người có hành vi chuẩn mực, lời nói dễ nghe và được mọi người yêu mến. Ba mẹ hãy theo dõi Blog Kỹ năng sống thường xuyên để cập nhật thêm nhiều bài viết hay về dạy kỹ năng cho bé nhé!

Nguồn: Tổng hợp Internet

Bài viết có hữu ích?