Thành phần của BCAA (Nguồn: Internet)

Chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ giúp giảm tình trạng chán ăn của người mắc bệnh xơ gan mà còn có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng xơ gan cũng như phòng ngừa biến chứng trong xơ gan mất bù. Hãy để Timnhanh.com.vn chỉ cho bạn vài mẹo và hướng dẫn dinh dưỡng trong bệnh xơ gan nha!

Hướng dẫn chọn thực phẩm cho người bệnh xơ gan

Giàu chất đạm: Thông thường, người bệnh sẽ cần 80 – 100g cá nạc, thịt nạc hoặc đậu đỗ cho mỗi bữa ăn chính, đạm từ cá và sữa có lợi cho bệnh nhân xơ gan vì dễ tiêu hóa và hấp thu.

Một số sản phẩm dinh dưỡng (như sữa) dành cho bệnh nhân xơ gan có bổ sung thêm BCAA (acid amin phân nhánh) cho thấy cũng đem lại lợi ích cho người bệnh.

Lưu ý: Người bệnh chỉ nên chọn những sản phẩm dinh dưỡng (như sữa) được cung cấp từ những công ty uy tín và có nghiên cứu lâm sàng giúp đem lại hiệu quả tối ưu.

Lợi ích từ BCAA đem lại:

  • Là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể
  • Là tiền chất cho tổng hợp các acid amin khác và protein của cơ thể
  • Cải thiện chức năng gan
  • Giảm thời gian nằm viện
  • Giúp giảm nguy cơ bệnh não gan (hôn mê gan)
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống
Thành phần của BCAA (Nguồn: Internet)
Thành phần của BCAA (Nguồn: Internet)

Giàu chất béo: Không hạn chế béo trừ khi bệnh nhân có ứ mật hay ăn thấy khó tiêu. Nên ăn các loại chất béo từ cá, từ các loại dầu thực vật. Hạn chế các loại mỡ động vật như: Mỡ heo, mỡ bò, nội tạng hoặc da heo, gà, vịt hay các đồ chiên rán.

Giàu chất xơ: Giúp phòng táo bón, đặc biệt đối với xơ gan nặng thì táo bón làm tăng nguy cơ hôn mê gan. Bổ sung chất xơ từ rau xanh, củ quả, trái cây hay các sản phẩm có hàm lượng cao chất xơ.

Giàu vitamin và khoáng chất: Bệnh nhân xơ gan thường có thiếu hụt vi chất dinh dưỡng như vitamin B1, B2, A, D, E, K; kẽm,… Chính vì vậy, cần tăng cường chất khoáng và vitamin từ rau, củ quả và trái cây tươi: 200 – 300g rau củ quả, trái cây 200 – 300g/ngày. Trong trường hợp ăn không đủ trái cây hay rau củ quả thì người bệnh có thể bổ sung thêm viên đa sinh tố (Vitamin B, C Complex).

Hướng dẫn dinh dưỡng trong một số trường hợp đặc biệt

Xơ gan cổ trướng

Cần lưu ý thêm:

  • Chia nhỏ bữa ăn khoảng 4-6 bữa trong ngày, chú ý bữa ăn tối với sữa dinh dưỡng giàu BCAA.
  • Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. Đối với người bệnh có tình trạng vàng da ứ mật phải hạn chế chất béo trong chế độ ăn.
  • Nên ăn thường xuyên chất đạm có nguồn gốc động vật từ cá hoặc chất đạm nguồn gốc thực vật như đậu hũ và các loại đậu vì dễ tiêu hóa hơn.
  • Ăn nhạt, < 5g muối/ngày, hạn chế nêm muối, nước nắm, bột canh, hạt nêm hay bột ngọt. Không chấm thêm muối khi ăn trái cây, không ăn hoặc hạn chế những thức ăn đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn và những thức ăn bán ở các hàng ăn vì chúng chứa nhiều muối và bột ngọt.
Nêm nhạt khi chế biến thức ăn (Nguồn: Internet)
Nêm nhạt khi chế biến thức ăn (Nguồn: Internet)
  • Nước: Tùy thuộc vào mức độ phù, báng bụng hoặc chức năng thận và cần được sự hướng dẫn của nhân viên y tế.
  • Không nên dùng dầu ăn cũ, bơ thực vật, magarine.
  • Tránh các thực phẩm đã qua chế biến, đồ đóng gói sẵn như đồ hộp, thịt nguội, lạp xưởng, xúc xích,…
  • Hạn chế uống rượu, bia hay thức uống có cồn.

Bệnh nhân có bệnh đái tháo đường kèm theo

  • Giảm bớt lượng thức ăn giàu tinh bột đường như: Cơm, xôi, bánh mì, phở, hủ tíu, khoai,…
  • Nên ăn gạo nguyên cám như gạo lứt, hoặc ăn khoai lang để bổ sung chất xơ.
  • Hạn chế hoặc tránh hoàn toàn các loại trái cây ngọt như nho, chuối xoài, mít, sầu riêng,…), thay vào đó là các loại trái cây như ổi, lê, táo, dâu tây,… với lượng khoảng 80 – 120g/lần, một ngày ăn 2-3 lần.
  • Bữa ăn phụ vào lúc tối là quan trọng ở người bệnh vừa mắc bệnh xơ gan và đái tháo đường vì giúp giảm nguy cơ hạ đường huyết. Tuy nhiên đối với người bệnh khó kiểm soát đường huyết thì nên đến gặp bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn.

Bệnh nhân có tình trạng lơ mơ hoặc hôn mê gan

  • Bệnh nhân phải được nhập viện điều trị.
  • Tùy tình trạng bệnh lý mà bác sĩ sẽ đưa ra chế độ dinh dưỡng phù hợp và tốt nhất cho bệnh nhân.

Một số quan niệm sai lầm về dinh dưỡng cho người bệnh gan

Ăn gì bổ nấy (ăn gan bổ gan): Gan là bộ phận chứa nhiều đạm và nhiều vitamin, có giá trị dinh dưỡng cao đối với người khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên đối với bệnh nhân xơ gan thì điều này có thể gây phản tác dụng, ăn nhiều gan có thể gây khó tiêu vì lượng chất béo cao, đặc biệt là cholesterol không tốt cho tim mạch. Đối với xơ gan do nguyên nhân gan bị ứ đọng sắt hay đồng thì càng không được ăn gan vì sẽ làm tình trạng bệnh nặng hơn.

Kiêng ăn trứng: Sự thật thì trứng là nguồn đạm tốt, có giá trị sinh học cao cho cơ thể, đặc biệt chứa nhiều acid amin có lợi cho gan như leucin, isolecin hay valin (là các acid amin phân nhánh). Đồng thời trứng còn có rất nhiều vitamin mà bệnh nhân gan thật sự rất cần (vitamin B, A, D). Tuy nhiên, do trứng có chứa nhiều cholesterol nên người bệnh có thể ăn tối đa 2 trứng/tuần.

Trứng có giá trị dinh dưỡng cao (Nguồn: Internet)
Trứng có giá trị dinh dưỡng cao (Nguồn: Internet)

Không ăn dầu mỡ: Trên thực tế dầu mỡ có chứa chất béo rất quan trọng đối với cơ thể, đóng vai trò dự trữ năng lượng (1g chất béo cung cấp 9 kcal, nếu so với 1g đường chỉ cung cấp 4kcal; 1g đạm chỉ cung cấp 4 kcal). Chất béo còn giúp tái tạo lại các mô bị tổn thương, chất béo tham gia vào chức năng điều hòa miễn dịch, huyết áp. Do đó, chất béo cũng rất cần cho người bệnh gan.

[wpcc-script id=”05a6504b” data-adlzldsc=”1″ data-id=”05a6504b” data-ofs=”2048″]

Các bạn có thể đọc thêm các bài viết khác về dinh dưỡng:

  • Suy dinh dưỡng trong bệnh xơ gan: Nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào?
  • Dinh dưỡng cho bệnh nhân xơ gan cần chú ý những gì?

Hãy tiếp tục theo dõi Timnhanh.com.vn để có thêm thông tin hữu ích về sức khỏe và dinh dưỡng nha! Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau .

Tài liệu tham khảo:

Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Chợ Rẫy,Dinh dưỡng cho bệnh nhân xơ gan

Nguồn: Tổng hợp Internet

Bài viết có hữu ích?