Rèn luyện thói quen tốt cho trẻ ngay từ nhỏ chắc hẳn là điều mà bậc phụ huynh nào cũng đang quan tâm, vì muốn bé trở thành người có ích cho tương lai sau này. Nhưng để rèn luyện làm sao để con có thể hiểu, thực hành tốt thì không phải ai cũng làm được. Vậy nên, trong nội dung bài viết sau đây Timnhanh.com.vn sẽ gợi ý một số bí quyết rèn luyện thói quen cho trẻ vào nề nếp hơn mà ba mẹ có thể tham khảo.
Vì sao nên rèn luyện thói quen cho trẻ vào nề nếp?
Rèn luyện thói quen tốt cho trẻ vào nề nếp đòi hỏi ba mẹ cần phải kiên trì, nhẫn nại. Tuy nhiên, khi bé đã hình thành được những thói quen tốt rồi sẽ giúp trẻ phát triển rất nhiều điều. Chẳng hạn như:
-
Giúp hình thành thói quen tốt cho chính bé và mọi người xung quanh.
-
Xây dựng cơ sở thành công trong tương lai.
-
Giúp cuộc sống của con có tổ chức hơn.
-
Xây dựng lối sống tư duy, tích cực cho trẻ sau này.
-
Hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển cá nhân của bé tốt hơn.
-
…
Vậy nên, ba mẹ cần tìm hiểu các phương pháp rèn luyện để giúp trẻ có thể được thích nghi và hình thành thói quen từ sớm.
Rèn luyện thói quen tốt cho bé trong sinh hoạt hàng ngày
Trẻ em không chỉ sống chung với ba mẹ, mà bên cạnh đó sẽ giao tiếp kết nối và sinh hoạt với nhiều người khác. Chính vì vậy, việc rèn luyện cho con những thói quen tốt trong sinh hoạt chung với mọi người sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn. Bao gồm:
-
Dạy trẻ cư xử lịch sự, tôn trọng người khác: Hãy dạy con biết cách chào hỏi mọi người, nhất là người lớn tuổi. Biết cách giao tiếp văn minh lịch sự để hòa đồng và được mọi người yêu quý hơn.
-
Dạy trẻ ăn uống lịch sự: Cần dạy bé trước khi ăn phải mời người lớn, ngồi ăn không nghịch phá, không sử dụng thiết bị điện tử khi đang ăn, nói chuyện từ tốn, không cười đùa trong giờ ăn cơm cùng mọi người.
-
Dạy trẻ lịch sự nơi công cộng: Khi đến nơi công cộng hay khi ra ngoài con cần phải biết chào hỏi mọi người, dạy trẻ biết nói lời cảm ơn và xin lỗi đúng lúc, biết giúp đỡ người khó khăn, biết xếp hàng theo thứ tự…
-
Dạy con thức dậy và đi ngủ đúng giờ: Ngủ đủ giấc sẽ giúp bé phát triển tốt hơn cả về mặt thể chất và tinh thần. Vậy nên, ba mẹ cần rèn cho bé thói quen đi ngủ đúng giờ, thức đúng giờ thay vì cho con ngủ quá trễ, ngủ quá nhiều sẽ dẫn tới chất lượng giấc ngủ không đảm bảo.
-
Dạy trẻ biết cách suy nghĩ độc lập: Sự thành công của trẻ phụ thuộc vào việc biết cách suy nghĩ độc lập, trình bày ý kiến riêng của mình để từ đó có cách giải quyết vấn đề lí trí hơn. Vậy nên, để hình thành thói quen tốt này cho bé, ba mẹ nên tạo cơ hội để con nói ra ý kiến của mình thay vì phụ thuộc vào bạn. Chẳng hạn như hôm nay con mặc đồ màu gì, muốn ăn món gì, đi chơi ở đâu…
-
Dạy trẻ thói quen không trì hoãn: Trì hoãn là một thói quen không tốt khiến bạn hông thể phát triển, cũng như ảnh hưởng tới thành tích của trẻ sau này. Vậy nên, ba mẹ hãy rèn luyện cho con biết quý trọng thời gian từ việc nhỏ nhất, từ việc không trì hoãn việc làm bài tập, trì hoãn yêu cầu phụ dọn việc nhà của ba mẹ… Nếu thấy bé có dấu hiệu lười, chậm chạp thì nên nhắc nhở hoặc đặt ra thời gian biểu và theo dõi bé.
-
Dạy bé hiểu làm việc nhà là trách nhiệm: Nhiều ba mẹ vì thương con nên không yêu cầu chúng làm việc nhà. Nhưng lâu dần sẽ khiến trẻ trở nên lười biếng, phụ thuộc vào ba mẹ. Thay vào đó, hãy cho bé thấy làm việc nhà là trách nhiệm của mỗi người, nếu con nhỏ thì có thể làm việc nhỏ như quét nhà, phụ ba mẹ nhặt rau, gấp quần áo… để bé rèn luyện dần dần.
-
Dạy trẻ thói quen gọn gàng – Sạch sẽ: Trẻ em có xu hướng nghịch ngợm, ham chơi, nghịch bẩn nên dễ bị nhiễm khuẩn, bị bệnh. Vậy nên, ba mẹ cần dạy con thói quen giữ gìn bản thân sạch sẽ, ngăn nắp từ việc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, sắp xếp đồ dùng ngăn nắp, thay quần áo sạch sẽ, tắm rửa hàng ngày, cắt móng tay định kỳ và hạn chế nghịch bẩn…
-
Dạy trẻ thói quen trung thực: Nếu lúc nhỏ bé đã có thói quen nói dối thì sau này sẽ dễ hình thành đức tính xấu ở trẻ. Vậy nên, ba mẹ cần phải giáo dục đức tính trung thực, ngay thẳng cho con từ nhỏ, dạy trẻ không được nói dối, có chuyện gì cũng nên thành thật với ba mẹ mới được mọi người yêu quý, tôn trọng.
-
Dạy trẻ luôn biết quan tâm, chia sẻ với ba mẹ: Để làm được điều này, bạn cần phải làm gương cho con, luôn quan tâm, hỏi han, tâm sự cũng như đồng hành cùng bé từ khi còn nhỏ. Để qua đó giúp bé biết được mình luôn được quan tâm, cũng như tin tưởng khi tâm sự cùng ba mẹ mọi chuyện mà không dấu diếm.
-
Dạy trẻ biết cách quản lý cảm xúc: Trẻ em thường khó biết cách quản lý cảm xúc nên dễ dẫn tới những thói quen ăn vạ, khóc lóc, giận dỗi… Vậy nên ba mẹ cần thấu hiểu tâm sinh lý của mỗi bé, dạy con nên trình bày quan điểm mong muốn của mình để ba mẹ có thể hiểu và hỗ trợ con, cũng như sẵn sàng chia sẻ với con để bé cảm thấy thoải mái và bình tĩnh hơn trong mọi việc.
Rèn luyện thói quen tốt cho trẻ liên quan đến quản lý tiền bạc
Với trẻ nhỏ, việc rèn luyện các kỹ năng về quản lý tiền bạc từ nhỏ rất quan trọng để giúp con biết cách chi tiêu hợp lý, tiết kiệm và có nền tảng tốt hơn cho tương lai của con. Để làm được điều này, ba mẹ nên:
-
Dạy trẻ tiết kiệm tiền từ nhỏ: Ba mẹ có thể dạy con biết cách tiết kiệm tiền thông qua việc bỏ tiền vào ống heo, dạy trẻ biết mình nên mua sắm những gì phù hợp với điều kiện, cần có những mục tiêu sử dụng tiền để tiết kiệm..
-
Dạy trẻ biết cách chấp nhận rủi ro, thất bại: Ba mẹ nên gieo cho bé suy nghĩ dám nghĩ, dám làm nếu có thất bại thì mới trưởng thành, học được các bài học để phát triển bản thân mình tốt hơn. Chẳng hạn việc con làm mất tiền, thay vì khóc lóc hãy chấp nhận và biết cách mình cần bảo quản tiền một cách cẩn thận hơn.
-
Dạy trẻ biết cách tiết kiệm các loại tài nguyên: Không chỉ đơn thuần là tiền bạc, mà các tài nguyên khác như nước, điện,… Vì nếu tiêu xài hoang phí không chỉ tốn tiền của gia đình mà còn lãng phí tài nguyên quốc gia, lâu dần sẽ cạn kiệt nên bé cũng cần phải có ý thức tiết kiệm chúng.
-
Dạy trẻ không dành nhiều thời gian cho các thiết bị điện tử: Trẻ nhỏ thường hay có thói quen xem điện thoại, tv, chơi game… nếu ba mẹ không quản lý bé dễ bị nghiện, gây ảnh hưởng tới việc học tập, tác động tới tương lai của con. Nên bạn cần phải kiểm soát thời gian sử dụng thiết bị điện tử của con, thay vào đó nên thay thế bằng các trò chơi vận động, trí tuệ, tham gia hoạt động ngoài trời nhiều hơn.
Rèn luyện thói quen tốt cho bé về các mối quan hệ, giao tiếp
Một trong những thói quen tốt mà ba mẹ nên rèn luyện cho trẻ khi còn nhỏ chính là biết cách giao tiếp, kết nối và tôn trọng mọi người xung quanh. Để qua đó giúp con có thể có những mỗi quan hệ tốt đẹp, được mọi người yêu quý và giúp cuộc sống của con hạnh phúc hơn. Để làm được điều này, ba mẹ nên:
-
Dạy trẻ biết yêu thương, kính trọng người lớn: Để hình thành thói quen này, hãy dạy trẻ phải biết chào hỏi mọi người, nói chuyện vui vẻ, nhẹ nhàng, không nói lời tục tĩu, khó chịu với người khác, cũng như biết lắng nghe trước khi nói…
-
Dạy trẻ biết kiên nhẫn: Ở đây, ba mẹ cần phải giải thích cho bé hiểu được tầm quan trọng của tính kiên nhẫn thông qua việc chờ đợi một món ăn, trồng cây, làm việc nhà… Bởi vì khi kiên nhẫn con sẽ dễ gặt hái được kết quả tốt đẹp sau này.
-
Dạy trẻ lòng biết ơn: Lòng biết ơn là một thói quen tốt giúp bé xây dựng được các mối quan hệ tốt đẹp trong tương lai. Vậy nên, hãy dạy con trẻ biết ơn mọi người từ người thân trong gia đình, cho đến những người giúp đỡ bé, hay những cô chú lao công, chú bảo vệ, cô bán hàng, cô phục vụ…
-
Dạy trẻ biết cách chịu trách nhiệm với điều mình làm và nói: Điều mà ba mẹ có thể làm ở đây chính là dạy con biết cách chịu trách nhiệm về những gì mình nói và làm, biết nhận lỗi khi làm sai, nên suy nghĩ trước khi nói để tránh gây ảnh hưởng tới người khác.
Rèn luyện thói quen tốt cho trẻ về sức khỏe
Để có thể bảo vệ sức khoẻ của trẻ tốt hơn, ba mẹ nên rèn luyện cho con những thói quen tốt về việc biết cách chăm sóc, cũng như giữ gìn cơ thể luôn khỏe mạnh. Chẳng hạn như:
-
Dạy trẻ biết cách vệ sinh cá nhân: Với các bé nhỏ, ba mẹ có thể dạy con bằng việc rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, tắm rửa hàng ngày, thay quần áo thường xuyên, cắt móng tay, móng chân định kỳ, hạn chế nghịch bẩn…
-
Dạy trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định: Ngay từ khi còn nhỏ, ba mẹ có thể chuẩn bị bô riêng cho bé đi vệ sinh, khi con lớn lên bắt đầu hướng dẫn bé đi vệ sinh đúng nơi quy định. Đặc biệt ra ngoài nơi công cộng nên đi đúng nhà vệ sinh của mình, cũng như biết cách giữ gìn vệ sinh chung cho những người đi sau…
-
Dạy trẻ tập thể dục, vận động cơ thể: Thể dục, thể thao là một thói quen tốt cho trẻ giúp bảo vệ sức khoẻ. Vậy nên, thay vì cho con xem điện thoại ba mẹ hãy rèn luyện cho bé thói quen yêu thích vận động bằng cách rủ bé chạy bộ mỗi buổi sáng, đạp xe đạp, đi bộ công viên hay tập những bài tập yoga thư giãn tại nhà… Nếu được rèn luyện mỗi ngày, trong tương lai bé sẽ hình thành được thói quen này để bảo vệ sức khoẻ tốt hơn.
-
Dạy trẻ ăn uống lành mạnh: Ba mẹ nên quản lý chế độ ăn uống của trẻ, thay vì con có thói quen ăn vặt thường xuyên, thích ăn đồ chiên xào, dầu mỡ thì hãy cho con hiểu hệ luỵ của việc ăn uống thiếu khoa học. Cùng với đó, ba mẹ nên đa dạng thực đơn mỗi ngày cho con ăn, hoặc cho bé tham gia vào hoạt động nấu nướng, chế biến để con có sự hứng thú và ăn uống điều độ hơn.
Rèn luyện những thói quen tích cực cho bé ở trường học
Khi trẻ ở nhà thì ba mẹ sẽ dễ dàng theo dõi, cũng như rèn luyện cho con những thói quen tốt. Bên cạnh đó, bạn cũng nên trang bị những kỹ năng, thói quen cho con khi đi học để giúp con an toàn, cũng như trưởng thành hơn. Chẳng hạn như:
-
Dạy trẻ biết cách chia sẻ, giúp đỡ người khác: Ba mẹ nên giải thích cho bé hiểu được tầm quan trọng của việc biết cách quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn bè trong trường phù hợp với khả năng của mình. Chẳng hạn như cho bạn mượn dụng cụ học tập, chia sẻ đồ ăn vặt, hỗ trợ giúp đỡ những bạn gặp khó khăn… để xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp hơn.
-
Dạy trẻ kỹ năng tự giác học tập: Trẻ em dễ bị phân tâm bởi nhiều yếu tố bên ngoài. Chính vì vậy, ba mẹ cần phải rèn con thói quen tự giác học tập mà không cần ba mẹ hay giáo viên nhắc nhở. Bạn cần quan sát cách con học bài, cũng như thường xuyên quan tâm đến việc học của bé để biết con có đang gặp khó khăn gì để hỗ trợ giúp con học tập hiệu quả hơn.
-
Giữ gìn vệ sinh chung ở trường, lớp: Ba mẹ cần giải thích bé hiểu trường, lớp là ngôi nhà thứ hai của mình nên cũng cần được giữ vệ sinh sạch sẽ. Nên hãy dạy con cần phải biết bỏ rác đúng nơi quy định, quét lớp, lau bảng và thực hiện nghiêm túc khi tới lượt mình trực nhật.
-
Dạy trẻ thói quen luôn đúng giờ: Nếu trễ học thường xuyên không chỉ ảnh hưởng tới trẻ mà còn tới mọi người xung quanh. Vậy nên, ba mẹ cần rèn luyện cho con thói quen đi học đúng giờ. Để làm được điều này thì ba mẹ cần giúp bé lên thời gian biểu, cài báo thức cũng như thúc dục trẻ thường xuyên để con dần tạo thói quen tốt này cho mình.
Dạy trẻ những thói quen tốt trong học tập
Để giúp bé học tập tốt hơn, ba mẹ đừng quên trang bị cho bé những kỹ năng sống, thói quen tốt trong việc học của mình. Có thể kể đến như:
-
Sử dụng giấy nhớ (giấy note) trong học tập: Ngay từ khi còn nhỏ, ba mẹ hãy dạy con nên ghi chú lại những điều quan trọng mà bé muốn làm trong ngày vào cuốn sổ hay giấy ghi chú. Cho đến khi trẻ đi học, cũng nên chuẩn bị những tập giấy note để bé có thể ghi lại tránh tình trạng bị quên, hay xem lại bất kỳ lúc nào cũng dễ dàng hơn.
-
Dạy bé hiểu học ra học – Chơi ra chơi: Khi học tập một cách nghiêm túc sẽ giúp mang lại kết quả tốt cho tương lai của bé. Vậy nên, ba mẹ cần rèn luyện cho bé thói quen học tập kết hợp cùng với việc nghỉ ngơi, vui chơi hợp lý. Nhưng trong giờ học không được vui đùa bởi vì dễ khiến tâm trí trẻ bị phân tâm, cũng như ba mẹ cần nghiêm khắc nhắc nhở để con học tập nghiêm túc hơn.
-
Dạy trẻ kỹ năng giữ gìn góc học tập ngăn nắp: Đây là một thói quen tốt cho trẻ giúp việc học tập của trẻ hiệu quả hơn, cũng như ảnh hưởng tới đức tính của con sau này. Vậy nên, ba mẹ hãy thường xuyên nhắc nhở bé việc sắp xếp đồ dùng học tập ngăn nắp, gọn gàng, cũng như cần phải dọn dẹp thường xuyên để thuận tiện cho việc học của mình.
Lưu ý khi rèn luyện thói quen tốt cho trẻ
Để có thể rèn luyện những thói quen tốt cho trẻ thực chất là điều không phải dễ dàng với nhiều ba mẹ. Vậy nên, để giúp quá trình giáo dục kỹ năng sống tốt cho bé hiệu quả, ba mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau đây:
-
Ba mẹ cần làm gương cho con trẻ thay vì chỉ giáo dục, hướng dẫn qua lời nói.
-
Ba mẹ nên kiên nhẫn, kiên trì trong việc rèn luyện thói quen tốt cho con.
-
Dạy con cần bình tĩnh, không nên nóng vội hay đặt quá nhiều áp lực lên trẻ.
-
Ba mẹ nên phối hợp cùng với nhà trường để có thể giáo dục trẻ hiệu quả hơn.
-
Tạo môi trường sống lành mạnh, tích cực để giúp trẻ phát triển toàn diện.
Kết luận
Trên đây là những phương pháp rèn luyện thói quen tốt cho trẻ em ngay từ nhỏ mà quý phụ huynh có thể tham khảo. Dẫu biết rằng, để giáo dục con trẻ thành một người tốt, người có ích thì đòi hỏi cần thời gian và sự rèn luyện, nên ba mẹ hãy kiên trì để giúp con phát triển tốt hơn trong tương lai nhé.
Nguồn: Tổng hợp Internet