Lẩu cá kèo lá giang, lẩu mắm, cơm tấm, cơm cháy kho quẹt… là những đặc sản TP.HCM có hương vị thơm ngon, độc đáo, thu hút du khách gần xa.
Lẩu cá kèo lá giang
Lẩu cá kèo lá giang là món ăn đặc trưng và dân dã của người Nam Bộ. Nguyên liệu làm món ăn này rất dễ tìm, bao gồm cá kèo, lá giang, rau đắng, cà chua, tỏi, hành, ớt, thơm…
Cá kèo thuộc họ cá bống trắng, thường sinh sống ở vùng nước lợ tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Thịt cá mềm và thơm, có giá trị dinh dưỡng cao nên được dùng làm nguyên liệu chế biến các món ăn như cá kèo khô, cá kèo kho tộ hay cá kèo nướng muối ớt. Trong đó, ngon và được nhiều tín đồ ẩm thực ưa chuộng nhất vẫn là món lẩu cá kèo.
Điểm đặc biệt của lẩu cá kèo là cá sống sẽ được thả vào nồi lẩu đang sôi sùng sục ngay tại bàn. Cách thưởng thức này gây nhiều tranh cãi trái chiều.
Ảnh: Món ngon miền Tây
Tuy nhiên, với nhiều khách du lịch thưởng thức lần đầu, cách làm này có thể khiến họ hơi bất ngờ hoặc “sợ”. Nhưng ngay sau đó, vị thơm ngon của món ăn sẽ khiến họ thay đổi hoàn toàn.
Nước lẩu có vị chua ngọt nhè nhẹ, thịt cá beo béo, hòa cùng chút đắng nhẹ của rau đắng.
Địa chỉ tham khảo: 87 Bà Huyện Thanh Quan, phường 7, quận 3; 14-16 Phạm Ngũ Lão, phường 3, Gò Vấp; Hẻm 252 Lý Thường Kiệt, phường 14, quận 10; 2/7 Cao Thắng, quận 3…
Cá lóc nướng trui
Cá lóc nướng vốn là món đặc trưng ở vùng sông nước miền Tây nhưng lâu nay xuất hiện phổ biến tại TP.HCM. Cá lóc được làm sạch, xiên qua thanh tre rồi nướng chín trên vỉ, không tẩm ướp gia vị. Chế biến không cầu kỳ nhưng hương vị món ăn độc đáo: Thịt cá mềm ngọt, hài hòa vị đậu phộng, mỡ hành.
Khi thưởng thức, thực khách bóc lớp da cháy, dùng thịt cá cuốn với bánh tráng, bún, rau sống, thêm chút khế chua, dứa, chuối chát, rau thơm… rồi chấm trong bát nước mắm nêm, mắm me hay mắm gừng.
Tại TP.HCM, đường Tân Kỳ Tân Quý (quận Tân Phú, TP HCM) là nơi tập trung rất nhiều quán cá lóc nướng ngon, nổi tiếng. Cá ở đây có giá bình dân từ 100.000 – 180.000 đồng tùy loại.
Địa chỉ tham khảo: 74A Tân Kỳ Tân Quý, phường 14, quận Tân Phú; 91 Phan Đình Phùng, phường Tân Thành, quận Tân Phú; 954 Tân Kỳ Tân Quý, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú; 347/12 Huỳnh Văn Bánh, quận Phú Nhuận; Giao lộ Phan Văn Trị – Trần Quý Cáp, phường 11, quận Bình Thạnh…
Cơm cháy kho quẹt
Cơm cháy kho quẹt là món ăn dân dã, gắn liền với người dân miền Nam. Món ăn này rẻ tiền, dễ làm nhưng có thể “gây nghiện”, thu hút du khách khi tới du lịch TP.HCM.
Thành phần không thể thiếu của kho quẹt là nước mắm, thịt ba chỉ, tôm khô, một chút đường và tiêu. Thực khách chấm miếng cơm cháy vàng ươm, giòn tan vào bát kho quẹt đậm đà, sóng sánh, cảm giác vô cùng hài hòa.
Ngoài cơm cháy, thực khách có thể chấm rau củ quả luộc với kho quẹt.
Địa chỉ tham khảo: C567 Tùng Thiện Vương, phường 12, quận 8; 226 Sư Vạn Hạnh, phường 2, quận 10; 19 Phạm Văn Đồng, phường 3, quận Gò Vấp…
Lẩu mắm
Lẩu mắm là một món đặc sản của miền Tây Nam Bộ, giao thoa văn hóa ẩm thực người Khmer và người miền Nam trong quá trình khẩn hoang.
Lẩu mắm là “bản hòa tấu” tổng hợp đầy đủ các sản phẩm từ biển, ao hồ, ruộng đồng, sông ngòi như cá, tôm, cua, mực, thịt bò, thịt heo… Đặc trưng của lẩu mắm là phần nước lèo làm từ mắm chưng, thường là mắm cá sặc, cá lóc hay cá linh…
(Ảnh: Anh Kiệt/Món ngon Sài Gòn)
Ăn kèm với nồi nước lẩu là rất nhiều loại rau tự nhiên như rau nhút, rau đắng, điên điển, ngó súng, lục bình, húng quế…
Địa chỉ tham khảo: 140/13 Trần Huy Liệu, phường 15, quận Phú Nhuận; 74 đường Út Tịch, quận Tân Bình; 40 Vĩnh Khánh, phường 8, quận 4; 410 Nguyễn Xí, phường 13, quận Bình Thạnh…
Cơm tấm Sài Gòn
Cơm tấm là món ăn Sài Gòn dân dã, quen thuộc, khiến thực khách đã thưởng thức thì khó lòng quên được. Món ăn này xuất hiện ở bất cứ con đường, khu phố nào của thành phố.
Cơm tấm được nấu từ… tấm. Trong quá trình xay giã thóc, hột mầm phía đầu hột gạo (bằng chừng 1/10 hột gạo) tróc ra được gọi là tấm, lớp bột mịn bao xung quanh thóc bong ra thì gọi là cám. Tấm là kết tinh của cả cây lúa dồn lên hạt thóc. Phần tinh túy này không có nhiều nên thời phong kiến chỉ có bậc hương chức, lý hộ mới được ăn tấm.
Tấm khi nấu chín, nắp chưa kịp mở, hương đã bay ra thơm ngát, thơm hơn cả gạo tám. Cơm tấm tự thân nó đã là một món ăn ngon nhưng bình dân hay cao cấp còn phụ thuộc vào thức ăn đi kèm. Cơm tấm có thể ăn với gà nướng, sườn nướng, các món cá, tôm, thịt kho, thêm đồ chua, hành lá phi rưới lên cơm, ớt tươi hoặc tương ớt, xì dầu… Nhưng cơm tấm ngay từ thuở “ban sơ” là cơm tấm sườn-bì-chả.
Địa chỉ tham khảo: 236 Đinh Tiên Hoàng, quận 1; 84 Đặng Văn Ngữ, phường 10, quận Phú Nhuận…
Tổng hợp
Lẩu cá kèo lá giang
Lẩu cá kèo lá giang là món ăn đặc trưng và dân dã của người Nam Bộ. Nguyên liệu làm món ăn này rất dễ tìm, bao gồm cá kèo, lá giang, rau đắng, cà chua, tỏi, hành, ớt, thơm…
Cá kèo thuộc họ cá bống trắng, thường sinh sống ở vùng nước lợ tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Thịt cá mềm và thơm, có giá trị dinh dưỡng cao nên được dùng làm nguyên liệu chế biến các món ăn như cá kèo khô, cá kèo kho tộ hay cá kèo nướng muối ớt. Trong đó, ngon và được nhiều tín đồ ẩm thực ưa chuộng nhất vẫn là món lẩu cá kèo.
Điểm đặc biệt của lẩu cá kèo là cá sống sẽ được thả vào nồi lẩu đang sôi sùng sục ngay tại bàn. Cách thưởng thức này gây nhiều tranh cãi trái chiều.
Ảnh: Món ngon miền Tây
Tuy nhiên, với nhiều khách du lịch thưởng thức lần đầu, cách làm này có thể khiến họ hơi bất ngờ hoặc “sợ”. Nhưng ngay sau đó, vị thơm ngon của món ăn sẽ khiến họ thay đổi hoàn toàn.
Nước lẩu có vị chua ngọt nhè nhẹ, thịt cá beo béo, hòa cùng chút đắng nhẹ của rau đắng.
Địa chỉ tham khảo: 87 Bà Huyện Thanh Quan, phường 7, quận 3; 14-16 Phạm Ngũ Lão, phường 3, Gò Vấp; Hẻm 252 Lý Thường Kiệt, phường 14, quận 10; 2/7 Cao Thắng, quận 3…
Cá lóc nướng trui
Cá lóc nướng vốn là món đặc trưng ở vùng sông nước miền Tây nhưng lâu nay xuất hiện phổ biến tại TP.HCM. Cá lóc được làm sạch, xiên qua thanh tre rồi nướng chín trên vỉ, không tẩm ướp gia vị. Chế biến không cầu kỳ nhưng hương vị món ăn độc đáo: Thịt cá mềm ngọt, hài hòa vị đậu phộng, mỡ hành.
Khi thưởng thức, thực khách bóc lớp da cháy, dùng thịt cá cuốn với bánh tráng, bún, rau sống, thêm chút khế chua, dứa, chuối chát, rau thơm… rồi chấm trong bát nước mắm nêm, mắm me hay mắm gừng.
Tại TP.HCM, đường Tân Kỳ Tân Quý (quận Tân Phú, TP HCM) là nơi tập trung rất nhiều quán cá lóc nướng ngon, nổi tiếng. Cá ở đây có giá bình dân từ 100.000 – 180.000 đồng tùy loại.
Địa chỉ tham khảo: 74A Tân Kỳ Tân Quý, phường 14, quận Tân Phú; 91 Phan Đình Phùng, phường Tân Thành, quận Tân Phú; 954 Tân Kỳ Tân Quý, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú; 347/12 Huỳnh Văn Bánh, quận Phú Nhuận; Giao lộ Phan Văn Trị – Trần Quý Cáp, phường 11, quận Bình Thạnh…
Cơm cháy kho quẹt
Cơm cháy kho quẹt là món ăn dân dã, gắn liền với người dân miền Nam. Món ăn này rẻ tiền, dễ làm nhưng có thể “gây nghiện”, thu hút du khách khi tới du lịch TP.HCM.
Thành phần không thể thiếu của kho quẹt là nước mắm, thịt ba chỉ, tôm khô, một chút đường và tiêu. Thực khách chấm miếng cơm cháy vàng ươm, giòn tan vào bát kho quẹt đậm đà, sóng sánh, cảm giác vô cùng hài hòa.
Ngoài cơm cháy, thực khách có thể chấm rau củ quả luộc với kho quẹt.
Địa chỉ tham khảo: C567 Tùng Thiện Vương, phường 12, quận 8; 226 Sư Vạn Hạnh, phường 2, quận 10; 19 Phạm Văn Đồng, phường 3, quận Gò Vấp…
Lẩu mắm
Lẩu mắm là một món đặc sản của miền Tây Nam Bộ, giao thoa văn hóa ẩm thực người Khmer và người miền Nam trong quá trình khẩn hoang.
Lẩu mắm là “bản hòa tấu” tổng hợp đầy đủ các sản phẩm từ biển, ao hồ, ruộng đồng, sông ngòi như cá, tôm, cua, mực, thịt bò, thịt heo… Đặc trưng của lẩu mắm là phần nước lèo làm từ mắm chưng, thường là mắm cá sặc, cá lóc hay cá linh…
(Ảnh: Anh Kiệt/Món ngon Sài Gòn)
Ăn kèm với nồi nước lẩu là rất nhiều loại rau tự nhiên như rau nhút, rau đắng, điên điển, ngó súng, lục bình, húng quế…
Địa chỉ tham khảo: 140/13 Trần Huy Liệu, phường 15, quận Phú Nhuận; 74 đường Út Tịch, quận Tân Bình; 40 Vĩnh Khánh, phường 8, quận 4; 410 Nguyễn Xí, phường 13, quận Bình Thạnh…
Cơm tấm Sài Gòn
Cơm tấm là món ăn Sài Gòn dân dã, quen thuộc, khiến thực khách đã thưởng thức thì khó lòng quên được. Món ăn này xuất hiện ở bất cứ con đường, khu phố nào của thành phố.
Cơm tấm được nấu từ… tấm. Trong quá trình xay giã thóc, hột mầm phía đầu hột gạo (bằng chừng 1/10 hột gạo) tróc ra được gọi là tấm, lớp bột mịn bao xung quanh thóc bong ra thì gọi là cám. Tấm là kết tinh của cả cây lúa dồn lên hạt thóc. Phần tinh túy này không có nhiều nên thời phong kiến chỉ có bậc hương chức, lý hộ mới được ăn tấm.
Tấm khi nấu chín, nắp chưa kịp mở, hương đã bay ra thơm ngát, thơm hơn cả gạo tám. Cơm tấm tự thân nó đã là một món ăn ngon nhưng bình dân hay cao cấp còn phụ thuộc vào thức ăn đi kèm. Cơm tấm có thể ăn với gà nướng, sườn nướng, các món cá, tôm, thịt kho, thêm đồ chua, hành lá phi rưới lên cơm, ớt tươi hoặc tương ớt, xì dầu… Nhưng cơm tấm ngay từ thuở “ban sơ” là cơm tấm sườn-bì-chả.
Địa chỉ tham khảo: 236 Đinh Tiên Hoàng, quận 1; 84 Đặng Văn Ngữ, phường 10, quận Phú Nhuận…