Đặc sản Đà Lạt nổi tiếng với rất nhiều món ngon giá rẻ như cà phê vợt ven chợ, sữa đậu nành, kem bơ, bánh ướp chồng,… khiến du khách say mê.
Co ro ngồi vỉa hè thưởng thức cà phê vợt siêu rẻ
Vài năm gần đây, cà phê vợt ở khu Hòa Bình, ven chợ trung tâm trở thành đặc sản Đà Lạt được du khách trẻ ưa thích, rủ nhau đến trải nghiệm.
Cà phê vợt được xem là đặc sản của thành phố sương mù. Thay vì sử dụng phin, cà phê nguyên chất được cho vào một chiếc vợt nhỏ hoặc túi mỏng, nhúng vào nồi nướng sôi cho ra hết cà phê, rồi rót ra ly. Ngoài cái tên cà phê vợt, người Đà Lạt còn gọi đây là cà phê kho. Cách pha đơn giản, “thần tốc” nhưng ly cà phê vẫn nồng nàn, đậm đà, làm ấm lòng du khách trong buổi sớm lạnh giá.
Các quán cà phê này chủ yếu là tự phát, rất đơn sơ: Chiếc bàn gỗ cũ kĩ, vài bếp than nhỏ đỏ lửa, ít ghế nhựa sờn màu… Các dụng cụ pha cà phê như bình, cốc, bếp… có tuổi đời đã hàng chục năm. Mỗi ly cà phê ở đây có giá 12.000 đồng, cacao, milo nóng có giá 20.000 đồng/ly – mức giá “siêu rẻ” so với những quán cà phê view đẹp ở khắp thành phố du lịch Đà Lạt.
Xuýt xoa ly kem bơ
Con đường Nguyễn Văn Trỗi được biết tới là “phố kem bơ” của Đà Lạt, nơi quy tụ những hàng kem 30-40 năm tuổi, nổi tiếng nhất thành phố. Dù Đà Lạt bước vào mùa đông, lạnh 13-14 độ C, du khách vẫn xếp hàng thưởng thức món kem béo ngậy, mát lạnh này.
Hai quán kem đông nhất là kem bơ Phụng và kem bơ Thanh Thảo.
Ngày cuối tuần, quán kem Phụng thường xuyên trong tình trạng “cháy chỗ”, xe xếp kín hai bên đường. Thậm chí, nhiều thời điểm, du khách phải xếp hàng chờ tới lượt thưởng thức. Chị Lê Thị Thanh Thế, con gái bà Phụng cho biết: “Toàn bộ phần kem đều do mẹ tôi tự thực hiện hàng ngày. Kem được làm hoàn toàn từ dừa tươi, không có chất bảo quản nên rất mềm, thơm. Làm ngày nào bán hết ngày đó. Bơ xay tại quầy để giữ độ tươi, mịn, ngậy”. Quán sử dụng hai loại bơ chính là 034 và Booth, với kích cỡ từ 400-800gram/quả, đủ độ già, đủ độ béo.
Nếu phần kem bơ Phụng mềm thì kem bơ Thanh Thảo lại đông cứng và dẻo hơn một chút. Dù có tới hai tầng nhưng nếu tới vào giờ cao điểm, thực khách vẫn có thể phải đứng chờ chỗ ngồi. Khách tới đây thậm chí phải tự bê kem.
Sữa đậu nành “ôm”
Sữa đậu nành là thức uống không quá xa lạ nhưng khi tới du lịch Đà Lạt, du khách thường khó lòng bỏ qua.
Quán sữa đậu nành nằm tại góc đường Tăng Bạt Hổ (Đà Lạt), cách chợ Đà Lạt chừng 50m là một trong những tiệm đông khách bậc nhất thành phố, nhất là thời điểm cuối tuần. Giờ cao điểm, khách ngồi tràn xuống lề đường, ngã ba, vừa nhâm nhi ly sữa nóng hổi vừa thưởng thức chút bánh su kem, bánh tiêu, sừng trâu… Nhiều bạn trẻ thường gọi đây là “tiệm sữa đậu nành ôm”, bởi quán không có mái che nên về đêm, khi gió lạnh ùa về, thực khách chỉ muốn ôm lấy nhau cho ấm áp.
Hai món được gọi nhiều nhất tại quán là “nành đường” và “nành bò”. “Nành đường” là gọi tắt của món sữa đậu nành bỏ thêm đường còn “nành bò” là sữa đậu nành pha với sữa bò. Một số thực khách lại yêu thích món sữa đậu nành pha cùng sữa đậu phụng, sữa mè đen… hương vị bùi bùi, thơm thơm
Một xe sữa đậu nành khá nổi tiếng với người dân bản địa Đà Lạt là đậu nành cô Lản, nằm ở hẻm 195 Phan Đình Phùng. Quán nằm vỉa hè, khá chật hẹp nhưng sữa thơm, ngon, bùi bùi. Mức giá dao động từ 10.000 – 15.000 đồng.
Bánh ướt chồng đĩa
Vài năm trở lại đây, bên cạnh bánh ướt lòng gà nổi tiếng, bánh ướt chồng là món ăn thu hút rất đông du khách khi tới Đà Lạt (Lâm Đồng). Nhiều người tìm tới để khám phá về cái tên “lạ tai” và hương vị của chúng. Phần bánh ướt được tráng ngay tại tiệm, khách gọi tới đâu tráng tới đó. Chiếc bánh “siêu mỏng”, tròn trịa được chủ quán khéo léo đặt lên chiếc đĩa rồi rắc thêm chút mỡ hẹ, bột tôm khô. Theo chị Thủy Tiên, chủ quán bánh ướt chồng nổi tiếng tại hẻm 327 Hai Bà Trưng (Phường 6, TP Đà Lạt) quán dùng mỡ hẹ vì có mùi thơm hơn so với hành, phù hợp khẩu vị người Đà Lạt. Thực khách tự chọn đồ ăn kèm yêu thích rồi dùng bánh ướt cuốn gọn lại. Khi ăn, món bánh có đủ rau – thịt hài hòa nên không ngán, chấm với nước chấm để thêm tròn vị.
Co ro ngồi vỉa hè thưởng thức cà phê vợt siêu rẻ
Vài năm gần đây, cà phê vợt ở khu Hòa Bình, ven chợ trung tâm trở thành đặc sản Đà Lạt được du khách trẻ ưa thích, rủ nhau đến trải nghiệm.
Cà phê vợt được xem là đặc sản của thành phố sương mù. Thay vì sử dụng phin, cà phê nguyên chất được cho vào một chiếc vợt nhỏ hoặc túi mỏng, nhúng vào nồi nướng sôi cho ra hết cà phê, rồi rót ra ly. Ngoài cái tên cà phê vợt, người Đà Lạt còn gọi đây là cà phê kho. Cách pha đơn giản, “thần tốc” nhưng ly cà phê vẫn nồng nàn, đậm đà, làm ấm lòng du khách trong buổi sớm lạnh giá.
Các quán cà phê này chủ yếu là tự phát, rất đơn sơ: Chiếc bàn gỗ cũ kĩ, vài bếp than nhỏ đỏ lửa, ít ghế nhựa sờn màu… Các dụng cụ pha cà phê như bình, cốc, bếp… có tuổi đời đã hàng chục năm. Mỗi ly cà phê ở đây có giá 12.000 đồng, cacao, milo nóng có giá 20.000 đồng/ly – mức giá “siêu rẻ” so với những quán cà phê view đẹp ở khắp thành phố du lịch Đà Lạt.
Xuýt xoa ly kem bơ
Con đường Nguyễn Văn Trỗi được biết tới là “phố kem bơ” của Đà Lạt, nơi quy tụ những hàng kem 30-40 năm tuổi, nổi tiếng nhất thành phố. Dù Đà Lạt bước vào mùa đông, lạnh 13-14 độ C, du khách vẫn xếp hàng thưởng thức món kem béo ngậy, mát lạnh này.
Hai quán kem đông nhất là kem bơ Phụng và kem bơ Thanh Thảo.
Ngày cuối tuần, quán kem Phụng thường xuyên trong tình trạng “cháy chỗ”, xe xếp kín hai bên đường. Thậm chí, nhiều thời điểm, du khách phải xếp hàng chờ tới lượt thưởng thức. Chị Lê Thị Thanh Thế, con gái bà Phụng cho biết: “Toàn bộ phần kem đều do mẹ tôi tự thực hiện hàng ngày. Kem được làm hoàn toàn từ dừa tươi, không có chất bảo quản nên rất mềm, thơm. Làm ngày nào bán hết ngày đó. Bơ xay tại quầy để giữ độ tươi, mịn, ngậy”. Quán sử dụng hai loại bơ chính là 034 và Booth, với kích cỡ từ 400-800gram/quả, đủ độ già, đủ độ béo.
Nếu phần kem bơ Phụng mềm thì kem bơ Thanh Thảo lại đông cứng và dẻo hơn một chút. Dù có tới hai tầng nhưng nếu tới vào giờ cao điểm, thực khách vẫn có thể phải đứng chờ chỗ ngồi. Khách tới đây thậm chí phải tự bê kem.
Sữa đậu nành “ôm”
Sữa đậu nành là thức uống không quá xa lạ nhưng khi tới du lịch Đà Lạt, du khách thường khó lòng bỏ qua.
Quán sữa đậu nành nằm tại góc đường Tăng Bạt Hổ (Đà Lạt), cách chợ Đà Lạt chừng 50m là một trong những tiệm đông khách bậc nhất thành phố, nhất là thời điểm cuối tuần. Giờ cao điểm, khách ngồi tràn xuống lề đường, ngã ba, vừa nhâm nhi ly sữa nóng hổi vừa thưởng thức chút bánh su kem, bánh tiêu, sừng trâu… Nhiều bạn trẻ thường gọi đây là “tiệm sữa đậu nành ôm”, bởi quán không có mái che nên về đêm, khi gió lạnh ùa về, thực khách chỉ muốn ôm lấy nhau cho ấm áp.
Hai món được gọi nhiều nhất tại quán là “nành đường” và “nành bò”. “Nành đường” là gọi tắt của món sữa đậu nành bỏ thêm đường còn “nành bò” là sữa đậu nành pha với sữa bò. Một số thực khách lại yêu thích món sữa đậu nành pha cùng sữa đậu phụng, sữa mè đen… hương vị bùi bùi, thơm thơm
Một xe sữa đậu nành khá nổi tiếng với người dân bản địa Đà Lạt là đậu nành cô Lản, nằm ở hẻm 195 Phan Đình Phùng. Quán nằm vỉa hè, khá chật hẹp nhưng sữa thơm, ngon, bùi bùi. Mức giá dao động từ 10.000 – 15.000 đồng.
Bánh ướt chồng đĩa
Vài năm trở lại đây, bên cạnh bánh ướt lòng gà nổi tiếng, bánh ướt chồng là món ăn thu hút rất đông du khách khi tới Đà Lạt (Lâm Đồng). Nhiều người tìm tới để khám phá về cái tên “lạ tai” và hương vị của chúng. Phần bánh ướt được tráng ngay tại tiệm, khách gọi tới đâu tráng tới đó. Chiếc bánh “siêu mỏng”, tròn trịa được chủ quán khéo léo đặt lên chiếc đĩa rồi rắc thêm chút mỡ hẹ, bột tôm khô. Theo chị Thủy Tiên, chủ quán bánh ướt chồng nổi tiếng tại hẻm 327 Hai Bà Trưng (Phường 6, TP Đà Lạt) quán dùng mỡ hẹ vì có mùi thơm hơn so với hành, phù hợp khẩu vị người Đà Lạt. Thực khách tự chọn đồ ăn kèm yêu thích rồi dùng bánh ướt cuốn gọn lại. Khi ăn, món bánh có đủ rau – thịt hài hòa nên không ngán, chấm với nước chấm để thêm tròn vị.