Ngay trong lòng Sài Gòn có rất nhiều địa điểm du lịch tâm linh lâu đời với những công trình kiến trúc vô cùng độc đáo được gìn giữ suốt hàng trăm năm qua. Trong số đó thì không thể không nhắc đến chùa Phụng Sơn vô cùng nổi tiếng linh thiêng được xây dựng từ những năm đầu của thế kỷ 19. Ngôi cổ tự này là một trong những công trình kiến trúc độc đáo trường tồn với thời gian mang đậm hơi hướng Nam Bộ. Các bạn hãy cùng Timnhanh.com.vn tiếp tục khám phá chi tiết hơn về lịch sử cũng như là nét kiến trúc vô cùng ấn tượng của ngôi chùa này nhé !
Xem thêm:
- Tu Viện Khánh An quận 12
- Chùa Kỳ Quang Gò Vấp
- Miếu Nổi Gò Vấp
1. Chùa Phụng Sơn ở đâu ?
Chùa Phụng Sơn hay Tổ đình Phụng Sơn còn thường được gọi là chùa Gò tọa lạc ở số 1408 đường 3/2, phường 2, quận 11, Hồ Chí Minh.
Ngôi cổ tự này là một minh chứng lịch sử hào hùng với tuổi đời lên đến 200 năm cùng lối kiến trúc khá cổ kính nên thu hút rất nhiều du khách gần xa đến tham quan và chiêm bái.
2. Di chuyển đến chùa Phụng Sơn
Chùa Phụng Sơn có vị trí khá nổi bật giữa lòng Sài Gòn nên chắc chắn việc tìm kiếm đường đến ngôi cổ tự này sẽ không làm khó được các du khách đến tham quan.
Tuy nhiên để có thể xác định đúng hướng đi đến Tổ đình Phụng Sơn thì còn tùy thuộc vào xuất phát điểm của mỗi người nên cách tốt nhất là du khách nên tham khảo gợi ý từ Google Map để chọn tuyến đường ngắn nhất cho mình.
3. Thời gian mở cửa Tổ đình Phụng Sơn
Thời gian chùa mở cửa đón du khách đến tham quan và chiêm bái từ thứ 2 đến thứ 7 là vào lúc 9h sáng đến 5h chiều. Riêng vào ngày chủ nhật lượt khách đến lễ Phật sẽ đông hơn nên nhà chùa sẽ mở cửa cả ngày.
Bên cạnh đó thì vào những ngày rằm hay các dịp lễ lớn có tổ chức các hoạt động đặc biệt thì lượng khách ghé tham quan chùa sẽ rất là đông. Chính vì thế mà các bạn cần chú ý lựa chọn thời điểm thích hợp để có thể ngắm ngọn được không gian khang trang và bề thế của ngôi chùa ngày nhé !
4. Lịch sử của Phụng Sơn Tự
Chùa Phụng Sơn được xây dựng trên nền móng của ngôi chùa Khmer hoang tàn vào những năm đầu của thế kỷ thứ 19 do Thiền sư Liễu Thông (1735-1840). Ngôi chùa có vị trí khá đặc biệt nằm trên một đồi nhỏ được bao quanh là ao Bàu Chuông có trồng rất nhiều sen tạo nên một khung cảnh vô cùng thơ mộng. Nhưng sau nhiều lần trùng tu cũng như trải qua thời gian dài đằng đẳng thì hồ sen giờ đây đã không còn.
Theo dân gian kể lại rằng Thiền sư Liễu Thông trên đường vân du tứ hải hành đạo từ Trung vào Nam và đặt chân đến vùng đất Gia Định. Ông đã dừng chân tại một gò đất cao bao quanh là sắc xanh của bàu sen cùng những đóa hoa sen hồng đang đua nhau khoe sắc. Trông thấy cảnh sắc u nhàn nên Thiền sư Liễu Thông đã lựa chọn gò đất này để dựng nên một thảo lư. Và đây cũng chính là nguồn gốc xuất xứ của tên gọi chùa Gò được người dân xung quanh truyền lại.
Khi vừa được xây dựng, ngôi thảo lư này có diện tích khá nhỏ cùng mái lá đơn sơ chỉ thờ tượng Phật còn sót lại của chùa Khmer cũ. Một ngày nọ, có một con chim phụng bay đến đậu trên cây ngô đồng trước am và cất tiếng gáy vang vọng cả một vùng trời. Nhận thấy đây là một điềm lành hiếm có nên Thiền sư là lấy tên Phụng Sơn để đặt tên cho ngôi chùa này.
Một số địa điểm dừng chân lý tưởng ở quận 11 mà Timnhanh.com.vn đề xuất cho bạn:
- Hồng Phát Hotel
- Thủy Tiên Hotel
- Phương Thảo Hotel
5. Kiến trúc độc đáo của chùa Phụng Sơn
Sau nhiều lần trải qua công cuộc đại trùng tu vào thời điểm năm 1904 – 1915 và năm 1960 mà ngôi chùa đã giữ được diện mạo trường tồn với thời gian đến ngày hôm nay. Chùa có lối kiến trúc khá độc đáo được sắp xếp theo hình chữ Tam trong Hán Tự với chiều rộng 20m và chiều dài trên 40m.
Phần mái chùa thể hiện rõ sự giao thoa giữa văn hóa phương Đông và Trung Quốc khi sử dụng ngói âm dương cùng kết cấu sà thấp xuống về hai bên hàng hiên rộng giúp cho không gian chùa trở nên thoáng mát và thanh tịnh hơn. Hầu hết các vật liệu của cột trụ trong chính điện đều được làm bằng các loại gỗ cao cấp chất lượng cao nên càng lâu thì càng sẽ trở nên đen bóng.
Bước vào trong chính điện bạn sẽ hoàn toàn chóng ngợp trước sự lung linh huyền ảo của những bức tượng Phật cổ xưa được làm bằng gỗ dát vàng và chạm trổ mỹ thuật vô cùng tinh xảo. Hiện tại chùa sang sở hữu khoảng 40 bức tượng thờ và một vài trong số đó có giá trị lịch sử vô cùng cao như bộ Di Đà Tam Tôn và bộ Ngũ Hiền thượng kỳ thú. Bên cạnh đó còn có các bức tượng thờ do chính tay nhóm thợ từ Sa Đéc được đích thân Hòa thượng Huệ Minh (trụ trì chùa giai đoạn 1904 – 1915) mời về để tạo tác.
Vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu qua những nét độc đáo mang đậm dấu ấn lịch sử của ngôi chùa Phụng Sơn. Ngay tại Sài Gòn vẫn còn có rất nhiều địa điểm du lịch thú vị đang chờ đợi bạn khám phá. Nếu trong thời gian sắp tới bạn đang có kế hoạch tiếp tục tham quan các cảnh chùa ở Sài Gòn thì hãy tải ngay ứng dụng Timnhanh.com.vn để chọn ngay cho mình nơi dừng chân lý tưởng cho chuyến đi thêm trọn vẹn nhé !