Gà cúng giao thừa, cúng tổ tiên là lễ vật quan trọng dịp Tết. Dưới đây là cách luộc gà ngon, không bị nứt da trong các mâm cỗ cúng và đãi khách ngày tết Nguyên đán để một năm luôn may mắn, bình an.
1. Chuẩn bị luộc gà
Để luộc được con gà cúng ngon với làn da bóng vàng, tạo dáng đẹp bạn phải hết sức tập trung, tỉ mỉ trong suốt quá trình chuẩn bị và luộc. Bí quyết luộc gà cúng đẹp nằm ở 3 khâu chính là chọn gà, mổ và tạo dáng gà, luộc gà.
Cách chọn gà cúng
Để có con gà cúng đẹp, trước tiên ta phải chọn được gà ngon.
Cần chọn gà trống có trọng lượng sau mổ chừng 1,2-1,5 kg. Không nên mua con gà quá to vì sẽ khó đẹp hơn khi bày mâm, thịt cũng dai hơn.
Chọn gà có mào đỏ tươi, nhú cao đều nhau, lông mượt, nhanh nhẹn, da căng vàng ức đầy, có chỗ vàng đậm như cánh, ức, lưng; không bị thâm tím, tái, không có các đốm đen, nổi nốt, chân nhỏ.
Đối với gà thịt sẵn, chọn con có da màu vàng nhạt tự nhiên, mỏng đều toàn thân, thịt săn chắc, phao câu nhỏ, có ít mỡ ở phần cổ và phần đùi.
Cách mổ và tạo dáng gà cúng
Với gà cúng, bạn không thể mổ phanh như để làm món rang, chiên hay luộc ăn bình thường mà phải mổ moi thì mới có thể tạo dáng đẹp và tránh tình trạng co da. Nên cắt rời phần chân từ khuỷu để tránh tình trạng co da khi luộc, gây nứt toác ở phần đùi.
Để tạo dáng gà chầu, cần lấy dao sắc rạch hai bên cổ gà, nhét phần cánh về phía miệng thông qua hai đường này. Cần cẩn thận, khéo léo để cánh không bị cong, gãy mà vẫn hướng ra ngoài.
Nếu thích dáng gà bay, hãy bẻ nhẹ hai cánh gà về phía lưng, buộc cố định phần khớp xương của hai cánh lại với nhau. Lưu ý là độ chặt vừa phải để tránh tạo vết hằn hoặc rách da sau khi luộc.
2. Cách luộc gà cúng ngon và đẹp
Cho gà vào nồi sâu lòng sao cho bụng hướng xuống dưới cùng với gừng, hành đập dập và một chút muối, đổ nước ngập gà rồi đặt lên bếp. Cho gà vào nồi ngay từ khi nước còn lạnh giúp cho thịt gà chín dần từ ngoài vào trong, da không bị nứt. Nếu là gà để ngăn đá, bạn phải rã đông hoàn toàn mới cho vào luộc.
Do phần da bụng tiếp giáp đáy nồi rất dễ bị nứt nên kinh nghiệm là đặt gà vào bát tô sâu lòng rồi mới đặt vào trong nồi nước, vừa để định hình dáng con gà cúng, vừa đảm bảo da đẹp, không bị nứt.
Muốn gà cúng da vàng, không bị bám các vẩn tiết cũng như không bị ôi thiu thì nên luộc lòng tiết gà vào một nồi nhỏ khác, không nên luộc chung nồi gà lễ.
3. Luộc gà bao nhiêu phút?
Khi luộc gà cúng nên chỉnh lửa vừa, mở hé vung, luộc sôi lên thì vớt hết vàng bọt. Khi sôi 5 phút thì tắt bếp và ngâm gà trong nồi thêm khoảng 15-20 phút, như vậy da gà không bị co rút làm nứt da.
Để da gà căng mọng không xuống màu, sau khi gà chín, bạn để gà nguội sau đó vớt ra nhúng vào nước sôi để nguội cho thêm vài viên đá.
Để da gà thêm bóng mượt, vàng ươm, bạn có thể hòa mỡ gà với chút nước ép nghệ, phết một lớp mỏng lên khắp bề mặt gà.
Cách luộc gà cúng như trên đơn giản phải không? Chúc bạn có được con gà cúng vàng đẹp không nứt để dâng lễ giao thừa tết Quý Mão 2023.
>>>Bài cúng giao thừa tết Quý Mão trong nhà và ngoài trời chuẩn<<<
1. Chuẩn bị luộc gà
Để luộc được con gà cúng ngon với làn da bóng vàng, tạo dáng đẹp bạn phải hết sức tập trung, tỉ mỉ trong suốt quá trình chuẩn bị và luộc. Bí quyết luộc gà cúng đẹp nằm ở 3 khâu chính là chọn gà, mổ và tạo dáng gà, luộc gà.
Cách chọn gà cúng
Để có con gà cúng đẹp, trước tiên ta phải chọn được gà ngon.
Cần chọn gà trống có trọng lượng sau mổ chừng 1,2-1,5 kg. Không nên mua con gà quá to vì sẽ khó đẹp hơn khi bày mâm, thịt cũng dai hơn.
Chọn gà có mào đỏ tươi, nhú cao đều nhau, lông mượt, nhanh nhẹn, da căng vàng ức đầy, có chỗ vàng đậm như cánh, ức, lưng; không bị thâm tím, tái, không có các đốm đen, nổi nốt, chân nhỏ.
Đối với gà thịt sẵn, chọn con có da màu vàng nhạt tự nhiên, mỏng đều toàn thân, thịt săn chắc, phao câu nhỏ, có ít mỡ ở phần cổ và phần đùi.
Cách mổ và tạo dáng gà cúng
Với gà cúng, bạn không thể mổ phanh như để làm món rang, chiên hay luộc ăn bình thường mà phải mổ moi thì mới có thể tạo dáng đẹp và tránh tình trạng co da. Nên cắt rời phần chân từ khuỷu để tránh tình trạng co da khi luộc, gây nứt toác ở phần đùi.
Để tạo dáng gà chầu, cần lấy dao sắc rạch hai bên cổ gà, nhét phần cánh về phía miệng thông qua hai đường này. Cần cẩn thận, khéo léo để cánh không bị cong, gãy mà vẫn hướng ra ngoài.
Nếu thích dáng gà bay, hãy bẻ nhẹ hai cánh gà về phía lưng, buộc cố định phần khớp xương của hai cánh lại với nhau. Lưu ý là độ chặt vừa phải để tránh tạo vết hằn hoặc rách da sau khi luộc.
2. Cách luộc gà cúng ngon và đẹp
Cho gà vào nồi sâu lòng sao cho bụng hướng xuống dưới cùng với gừng, hành đập dập và một chút muối, đổ nước ngập gà rồi đặt lên bếp. Cho gà vào nồi ngay từ khi nước còn lạnh giúp cho thịt gà chín dần từ ngoài vào trong, da không bị nứt. Nếu là gà để ngăn đá, bạn phải rã đông hoàn toàn mới cho vào luộc.
Do phần da bụng tiếp giáp đáy nồi rất dễ bị nứt nên kinh nghiệm là đặt gà vào bát tô sâu lòng rồi mới đặt vào trong nồi nước, vừa để định hình dáng con gà cúng, vừa đảm bảo da đẹp, không bị nứt.
Muốn gà cúng da vàng, không bị bám các vẩn tiết cũng như không bị ôi thiu thì nên luộc lòng tiết gà vào một nồi nhỏ khác, không nên luộc chung nồi gà lễ.
3. Luộc gà bao nhiêu phút?
Khi luộc gà cúng nên chỉnh lửa vừa, mở hé vung, luộc sôi lên thì vớt hết vàng bọt. Khi sôi 5 phút thì tắt bếp và ngâm gà trong nồi thêm khoảng 15-20 phút, như vậy da gà không bị co rút làm nứt da.
Để da gà căng mọng không xuống màu, sau khi gà chín, bạn để gà nguội sau đó vớt ra nhúng vào nước sôi để nguội cho thêm vài viên đá.
Để da gà thêm bóng mượt, vàng ươm, bạn có thể hòa mỡ gà với chút nước ép nghệ, phết một lớp mỏng lên khắp bề mặt gà.
Cách luộc gà cúng như trên đơn giản phải không? Chúc bạn có được con gà cúng vàng đẹp không nứt để dâng lễ giao thừa tết Quý Mão 2023.