Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 70km, Hải Dương không chỉ là vùng đất giàu truyền thống văn hóa mà còn thu hút du khách bởi loạt đặc sản thơm ngon.
Bánh gai Ninh Giang
Dẫu không phải là mảnh đất sáng tạo bánh gai nhưng món bánh này ở Hải Dương cũng mang hương vị hấp dẫn khiến nhiều thực khách không thể chối từ. Vỏ bánh được làm từ bột nếp hòa với lá gai đã được giã nhuyễn, ánh lên một sắc đen tuyền. Nhân bánh có mùi thơm đặc trưng của đậu xanh bỏ vỏ, vừa xốp, vừa mịn, được tổng hợp từ rất nhiều nguyên liệu như dừa, đỗ xanh, bí đao, đôi chỗ còn cho thêm lạc, vừng, sen, mỡ lợn thái nhỏ…
Thưởng thức bánh gai cũng phải có “nghệ thuật”. Thực khách phải cắn từng miếng nhỏ để vị ngọt tan vào đầu lưỡi. Lúc này, mùi thơm của lá gai thoang thoảng, tiếng sần sật của mứt bí và mỡ lợn khiến người ta phải chầm chậm nhâm nhi từng chút một. Bánh gai Hải Dương nổi tiếng nhất là bánh gai vùng Ninh Giang.
Bún cá rô đồng
Bún cá là món ăn mà bạn dễ dàng tìm thấy ở nhiều tỉnh thành thuộc khu vực Bắc Bộ, nhưng bún cá rô đồng của Hải Dương lại sở hữu một hương vị khó có thể trộn lẫn. Một bát bún cá sẽ chiều lòng những chiếc bụng đói của thực khách với nhiều loại nhân như cá rán, cá rim, sườn dẻ, móng giò, mọc thịt, ăn cùng nước dùng đậm đà, hấp dẫn.
Bánh dày Gia Lộc
Khách qua đường dừng chân lại thị trấn Gia Lộc (Hải Dương) thường ăn chiếc bánh dày, uống chén trà hoặc mua vài gói bánh về làm quà cho người thân. Đôi khi, chỉ một lần thưởng thức rồi nhớ mãi hương vị để lần sau có dịp đi qua nhất định lại ghé nơi này.
Bánh dày Gia Lộc có vị dẻo thơm của xôi nếp, màu xanh non của lá chuối hòa quyện vào nhau tạo nên một dư vị rất độc đáo. Làm bánh dày có ít công đoạn nhưng đòi hỏi tay nghề người thợ làm bánh phải vào bậc nghệ nhân.
Thưởng thức thứ bánh này, thực khách sẽ thấy khoan khoái, cảm nhận dư vị đậm đà của hương nếp trong từng miếng bánh quyện vơi hương thơm lá chuối. Bánh dày ăn kèm với giò lụa, xôi nén, ăn chung với chả là thứ quà sáng đặc trưng của người dân địa phương.
Rươi Tứ Kỳ
Rươi có ở nhiều vùng, nhưng rươi Tứ Kỳ lại nổi tiếng hơn cả. Huyện Tứ Kỳ có diện tích lớn đất ngập úng với thủy triều lên xuống của con sông Thái Bình nên trở thành vùng khai thác rươi trọng điểm của tỉnh Hải Dương. Vào thời điểm tháng 9 đến tháng 11 âm lịch hàng năm, người dân Tứ Kỳ sẽ bước vào mùa thu hoạch rươi chính vụ.
Rươi có giá cao nhưng lại rất được những người sành ăn ưa chuộng, được phân phối đi nhiều tỉnh thành lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP. HCM…
Chả rươi được làm theo phương thức gia truyền, thơm lừng hấp dẫn. Món rươi có thể “đánh gục” cả những người có khẩu vị khó tính nhất. Vị ngậy ngậy ngọt đậm của thịt rươi trộn với trứng gà, và mùi thơm thanh thanh của vỏ quýt cộng với húng thơm hấp dẫn lưu lại hương vị khó quên. Ngoài chả rươi còn có món nem rươi, lẩu rươi, rươi rang muối… cũng được ưa thích.
Ngoài những đặc sản Hải Dương nên thưởng thức kể trên, du khách có thể mua một số thức quà như: Bánh đậu xanh, vải thiều Thanh Hà, bánh đa gấc Kẻ Sặt, …
Tổng hợp
Bánh gai Ninh Giang
Dẫu không phải là mảnh đất sáng tạo bánh gai nhưng món bánh này ở Hải Dương cũng mang hương vị hấp dẫn khiến nhiều thực khách không thể chối từ. Vỏ bánh được làm từ bột nếp hòa với lá gai đã được giã nhuyễn, ánh lên một sắc đen tuyền. Nhân bánh có mùi thơm đặc trưng của đậu xanh bỏ vỏ, vừa xốp, vừa mịn, được tổng hợp từ rất nhiều nguyên liệu như dừa, đỗ xanh, bí đao, đôi chỗ còn cho thêm lạc, vừng, sen, mỡ lợn thái nhỏ…
Thưởng thức bánh gai cũng phải có “nghệ thuật”. Thực khách phải cắn từng miếng nhỏ để vị ngọt tan vào đầu lưỡi. Lúc này, mùi thơm của lá gai thoang thoảng, tiếng sần sật của mứt bí và mỡ lợn khiến người ta phải chầm chậm nhâm nhi từng chút một. Bánh gai Hải Dương nổi tiếng nhất là bánh gai vùng Ninh Giang.
Bún cá rô đồng
Bún cá là món ăn mà bạn dễ dàng tìm thấy ở nhiều tỉnh thành thuộc khu vực Bắc Bộ, nhưng bún cá rô đồng của Hải Dương lại sở hữu một hương vị khó có thể trộn lẫn. Một bát bún cá sẽ chiều lòng những chiếc bụng đói của thực khách với nhiều loại nhân như cá rán, cá rim, sườn dẻ, móng giò, mọc thịt, ăn cùng nước dùng đậm đà, hấp dẫn.
Bánh dày Gia Lộc
Khách qua đường dừng chân lại thị trấn Gia Lộc (Hải Dương) thường ăn chiếc bánh dày, uống chén trà hoặc mua vài gói bánh về làm quà cho người thân. Đôi khi, chỉ một lần thưởng thức rồi nhớ mãi hương vị để lần sau có dịp đi qua nhất định lại ghé nơi này.
Bánh dày Gia Lộc có vị dẻo thơm của xôi nếp, màu xanh non của lá chuối hòa quyện vào nhau tạo nên một dư vị rất độc đáo. Làm bánh dày có ít công đoạn nhưng đòi hỏi tay nghề người thợ làm bánh phải vào bậc nghệ nhân.
Thưởng thức thứ bánh này, thực khách sẽ thấy khoan khoái, cảm nhận dư vị đậm đà của hương nếp trong từng miếng bánh quyện vơi hương thơm lá chuối. Bánh dày ăn kèm với giò lụa, xôi nén, ăn chung với chả là thứ quà sáng đặc trưng của người dân địa phương.
Rươi Tứ Kỳ
Rươi có ở nhiều vùng, nhưng rươi Tứ Kỳ lại nổi tiếng hơn cả. Huyện Tứ Kỳ có diện tích lớn đất ngập úng với thủy triều lên xuống của con sông Thái Bình nên trở thành vùng khai thác rươi trọng điểm của tỉnh Hải Dương. Vào thời điểm tháng 9 đến tháng 11 âm lịch hàng năm, người dân Tứ Kỳ sẽ bước vào mùa thu hoạch rươi chính vụ.
Rươi có giá cao nhưng lại rất được những người sành ăn ưa chuộng, được phân phối đi nhiều tỉnh thành lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP. HCM…
Chả rươi được làm theo phương thức gia truyền, thơm lừng hấp dẫn. Món rươi có thể “đánh gục” cả những người có khẩu vị khó tính nhất. Vị ngậy ngậy ngọt đậm của thịt rươi trộn với trứng gà, và mùi thơm thanh thanh của vỏ quýt cộng với húng thơm hấp dẫn lưu lại hương vị khó quên. Ngoài chả rươi còn có món nem rươi, lẩu rươi, rươi rang muối… cũng được ưa thích.
Ngoài những đặc sản Hải Dương nên thưởng thức kể trên, du khách có thể mua một số thức quà như: Bánh đậu xanh, vải thiều Thanh Hà, bánh đa gấc Kẻ Sặt, …
Tổng hợp