Nằm cách thành phố Hồ Chí Minh chỉ khoảng 70 km, Mỹ Tho (Tiền Giang) là địa điểm thu hút khách du lịch không chỉ bởi cảnh quan thiên nhiên mà còn do loạt đặc sản thơm ngon, đậm chất miền Tây ở vùng đất này.
Hủ tiếu Mỹ Tho
Hủ tiếu là món ăn không thể bỏ lỡ khi ghé thăm Mỹ Tho. Một trong những điểm dễ nhận biết của món ăn này chính là sợi hủ tiếu nhỏ, dai, có vị chua nhẹ, được làm từ gạo Gò Cát thuộc xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho.
Tô hủ tiếu Mỹ Tho đúng điệu thường có nhiều thịt băm. Sau khi trộn đều những sợi hủ tiếu, người bán cho thịt băm đã được xào sẵn lên bên trên. Trong trường hợp thực khách chọn cách ăn hủ tiếu theo dạng nước, người bán sẽ sắp xếp các loại nguyên liệu như: Thịt heo cắt lát, gan, tôm, mực, trứng cút, … lên trên, rồi chan nước dùng vào tô, cuối cùng là rắc thêm ít hành lá, tóp mỡ, hành phi, … cho dậy mùi thơm.
Bún gỏi già
Bún gỏi già là một trong những món ăn nổi tiếng của tỉnh Tiền Giang nói chung và thành phố Mỹ Tho nói riêng. Nghe cái tên của món ăn này, nhiều du khách có thể sẽ thắc mắc không biết đây là món bún hay món gỏi. Theo giải thích của người địa phương, món ăn này có xuất xứ từ món gỏi cuốn với các nguyên liệu đặc trưng như: Bún, tôm, thịt luộc, rau sống, …
Tuy nhiên thay vì cuốn, người dân bỏ hết vào một cái tô và ăn bằng cách và (lùa) như cơm. Do cách phát âm của người miền Tây đã biến từ “và” thành “già”, rồi từ đó cái tên bún gỏi già ra đời.
Bún có vị khá giống với bún mắm, nước dùng chua chua, thanh thanh được nấu kèm với me. Ngày trước, người Tiền Giang ăn theo kiểu bún khô, nước dùng để riêng một chén nhỏ. Nhưng hiện tại, nhiều nơi đã biến tấu bằng cách chan trực tiếp nước dùng vào bún.
Món này thường được ăn chung với tép bạc, tép lột hay tôm sú. Ngoài ra bát bún đầy đủ còn có cả sườn, thịt ba chỉ thái nhỏ. Khi ăn, thực khách có thể bỏ thêm rau muống, rau chuối bào và rau hẹ.
Bánh vá
Bánh vá hay còn gọi là bánh giá, là một đặc sản nổi tiếng ở Mỹ Tho. Có nhiều cách lý giải khác nhau về tên bánh, nhưng phổ biến nhất là hai cách giải thích sau.
Nhiều ý kiến cho rằng tên gọi “bánh vá” xuất phát từ dụng cụ dùng để đổ bột bánh vào chiên, nó có hình dạng giống như cái vá múc canh, nên gọi là bánh vá. Trong khi đó, có người lại cho rằng vì một trong những nguyên liệu chủ yếu để chế biến bánh bao gồm giá, nên món ăn được gọi là “bánh giá”.
Thoạt nhìn, bánh vá có hình dáng khá giống bánh tôm Hồ Tây, nhưng khi thưởng thức, thực khách sẽ dễ dàng nhận ra được sự khác biệt giữa hai món ăn.
Bánh vá thơm ngon được kết hợp từ nhiều nguyên liệu phong phú bao gồm: Thịt heo nạc, tôm đất, giá, nấm mèo, đậu phộng, bột gạo, bột năng, đậu xanh, … Những thành phần đơn giản, dễ kiếm ấy qua bàn tay tài hoa và sáng tạo của người dân bản địa đã tạo thành những chiếc bánh thơm ngon, thu hút thực khách gần xa.
Ốc gạo Tân Phong
Ốc gạo Tân Phong cũng là một trong những đặc sản hấp dẫn của Mỹ Tho. Loại ốc này có màu xanh ngọc, thịt ốc săn chắc, đầy đặn và luộc lên có mùi thơm ngon khó cưỡng.
Sở dĩ loài ốc này được đặt tên là ốc gạo bởi vì bên ngoài vỏ ốc màu xanh ngọc có xoáy tròn. Sau khi luộc lên, phần đầu vỏ ốc xuất hiện một hạt mỡ trắng trông giống hạt gạo nên được người dân nơi đây gọi là ốc gạo. Dần dần cái tên này trở nên phổ biến và được nhiều người khắp nơi biết đến. Tuy nhiên nguồn gốc về cái tên này vẫn còn là một ẩn số.
Tổng hợp
Hủ tiếu Mỹ Tho
Hủ tiếu là món ăn không thể bỏ lỡ khi ghé thăm Mỹ Tho. Một trong những điểm dễ nhận biết của món ăn này chính là sợi hủ tiếu nhỏ, dai, có vị chua nhẹ, được làm từ gạo Gò Cát thuộc xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho.
Tô hủ tiếu Mỹ Tho đúng điệu thường có nhiều thịt băm. Sau khi trộn đều những sợi hủ tiếu, người bán cho thịt băm đã được xào sẵn lên bên trên. Trong trường hợp thực khách chọn cách ăn hủ tiếu theo dạng nước, người bán sẽ sắp xếp các loại nguyên liệu như: Thịt heo cắt lát, gan, tôm, mực, trứng cút, … lên trên, rồi chan nước dùng vào tô, cuối cùng là rắc thêm ít hành lá, tóp mỡ, hành phi, … cho dậy mùi thơm.
Bún gỏi già
Bún gỏi già là một trong những món ăn nổi tiếng của tỉnh Tiền Giang nói chung và thành phố Mỹ Tho nói riêng. Nghe cái tên của món ăn này, nhiều du khách có thể sẽ thắc mắc không biết đây là món bún hay món gỏi. Theo giải thích của người địa phương, món ăn này có xuất xứ từ món gỏi cuốn với các nguyên liệu đặc trưng như: Bún, tôm, thịt luộc, rau sống, …
Tuy nhiên thay vì cuốn, người dân bỏ hết vào một cái tô và ăn bằng cách và (lùa) như cơm. Do cách phát âm của người miền Tây đã biến từ “và” thành “già”, rồi từ đó cái tên bún gỏi già ra đời.
Bún có vị khá giống với bún mắm, nước dùng chua chua, thanh thanh được nấu kèm với me. Ngày trước, người Tiền Giang ăn theo kiểu bún khô, nước dùng để riêng một chén nhỏ. Nhưng hiện tại, nhiều nơi đã biến tấu bằng cách chan trực tiếp nước dùng vào bún.
Món này thường được ăn chung với tép bạc, tép lột hay tôm sú. Ngoài ra bát bún đầy đủ còn có cả sườn, thịt ba chỉ thái nhỏ. Khi ăn, thực khách có thể bỏ thêm rau muống, rau chuối bào và rau hẹ.
Bánh vá
Bánh vá hay còn gọi là bánh giá, là một đặc sản nổi tiếng ở Mỹ Tho. Có nhiều cách lý giải khác nhau về tên bánh, nhưng phổ biến nhất là hai cách giải thích sau.
Nhiều ý kiến cho rằng tên gọi “bánh vá” xuất phát từ dụng cụ dùng để đổ bột bánh vào chiên, nó có hình dạng giống như cái vá múc canh, nên gọi là bánh vá. Trong khi đó, có người lại cho rằng vì một trong những nguyên liệu chủ yếu để chế biến bánh bao gồm giá, nên món ăn được gọi là “bánh giá”.
Thoạt nhìn, bánh vá có hình dáng khá giống bánh tôm Hồ Tây, nhưng khi thưởng thức, thực khách sẽ dễ dàng nhận ra được sự khác biệt giữa hai món ăn.
Bánh vá thơm ngon được kết hợp từ nhiều nguyên liệu phong phú bao gồm: Thịt heo nạc, tôm đất, giá, nấm mèo, đậu phộng, bột gạo, bột năng, đậu xanh, … Những thành phần đơn giản, dễ kiếm ấy qua bàn tay tài hoa và sáng tạo của người dân bản địa đã tạo thành những chiếc bánh thơm ngon, thu hút thực khách gần xa.
Ốc gạo Tân Phong
Ốc gạo Tân Phong cũng là một trong những đặc sản hấp dẫn của Mỹ Tho. Loại ốc này có màu xanh ngọc, thịt ốc săn chắc, đầy đặn và luộc lên có mùi thơm ngon khó cưỡng.
Sở dĩ loài ốc này được đặt tên là ốc gạo bởi vì bên ngoài vỏ ốc màu xanh ngọc có xoáy tròn. Sau khi luộc lên, phần đầu vỏ ốc xuất hiện một hạt mỡ trắng trông giống hạt gạo nên được người dân nơi đây gọi là ốc gạo. Dần dần cái tên này trở nên phổ biến và được nhiều người khắp nơi biết đến. Tuy nhiên nguồn gốc về cái tên này vẫn còn là một ẩn số.
Tổng hợp