Tinh bột (carbohydrate) lành mạnh (Nguồn: Internet).

Tiểu đường thai kỳ được chẩn đoán khi xét nghiệm lượng đường trong máu có kết quả cao hơn bình thường. Hiểu về tiểu đường thai kỳ và chế độ ăn uống lành mạnh là điều hết sức quan trọng, hãy cùng Timnhanh.com.vn tìm hiểu về chế độ ăn uống lành mạnh cho người tiểu đường thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết (đường huyết khi mang thai cao hơn bình thường), được chẩn đoán trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ (không có tiền sử bị tiểu đường type 1 hoặc type 2).

Tiểu đường thai kỳ thường diễn ra âm thầm, nhưng bạn có thể để ý các triệu chứng như thường khát nước, tiểu nhiều (lượng nước tiểu nhiều hơn các thai phụ khác), vết thương lâu lành, dễ nhiễm nấm ở vùng kín, mệt mỏi. Hoặc gia đình có tiền sử bị tiểu đường type 2, mang thai ngoài 30 tuổi, đã từng bị tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai trước, béo phì trước khi mang thai, con sinh lần trước hơn 4kg.

Chỉ số đường huyết bình thường của sản phụ:

  • Lúc đói: ≤ 92mg/dl (5.1 mml/l)
  • Sau ăn 1 giờ: ≤ 180 mg/dl (10 mmol/l)
  • Sau ăn 2 giờ: ≤ 153 mg/dl (8.5 mmol/l)

Chế độ ăn uống lành mạnh cho người bị tiểu đường thai kỳ

Chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ giúp hạn chế được tiểu đường thai kỳ mà còn giúp cho thai phụ cảm thấy khỏe mạnh. Không có thực đơn chung cho thai phụ nhưng nguyên tắc chung là chia nhỏ các bữa ăn, ăn nhiều chất xơ, cân bằng đường và tinh bột cùng các nhóm chất khác. Mẹo quản lý khẩu phần ăn: Sử dụng đồ đựng thức ăn (chén, dĩa) nhỏ để cho có cảm giác bữa ăn nhiều, ăn chậm, nhai kỹ.

Lựa chọn tinh bột (carbohydrate) lành mạnh

Tất cả tinh bột bao gồm bánh mì, gạo, khoai tây, trái cây, sữa chua, sữa, bánh, kẹo và các đồ ngọt khác đều ảnh hưởng tới lượng đường trong máu, cho nên việc lựa chọn loại và lượng tinh bột cho bữa ăn sẽ cho kết quả đường trong máu của bạn cao hay thấp. Để có thể ăn tinh bột mà vẫn giữ được lượng đường an toàn thì cần ăn các loại tinh bột lành mạnh như: Đổi bánh mì trắng sang bánh mì từ ngũ cốc hoặc bánh mì đen, ăn gạo lứt thay cho gạo trắng, ăn yến mạch.

Tinh bột (carbohydrate) lành mạnh (Nguồn: Internet).
Tinh bột (carbohydrate) lành mạnh (Nguồn: Internet).

Lượng đường của thai phụ thường tăng cao vào buổi sáng nên khẩu phần ăn bữa sáng có tinh bột cần chia làm 2 đợt (15-20g ăn trước, sau đó vài giờ ăn thêm 15-20g).

Rau

Rau là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin cho cơ thể, nên ăn trước bữa ăn để giúp hạn chế hấp thu tinh bột và đường sau khi ăn. Nên chọn rau có màu xanh đậm như súp lơ, rau bina, ớt chuông,mướp đăng, các loại đậu với khối lượng khoảng 500g một ngày.

Rau xanh là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin (Nguồn: Internet).
Rau xanh là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin (Nguồn: Internet).

Trái cây

Trái cây được dùng sau mỗi bữa ăn (trừ bữa sáng vì đường huyết của thai phụ thường tăng vào buổi sáng nên không dùng trái cây). Trái cây ăn 2-3 suất/ngày với lượng khoảng từ 50-100g mỗi suất tùy vào độ ngọt của loại trái cây đó và chỉ được khoảng 200g/ngày. Chọn các loại có chỉ số đường huyết thấp như: dưa gang, cam, quýt, bơ, bưởi, nho, sơ ri, dâu,…, nên ăn cả xác trái cây để có nhiều lượng xơ.

Lựa chọn loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp (Nguồn: Internet).
Lựa chọn loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp (Nguồn: Internet).

Protein (các loại đạm từ thịt, cá, đậu)

Thịt nạc, gà (bỏ da), phi lê cá, trứng, đậu (đậu xanh, đậu lăng, đậu nành,..). Ăn 2-3 suất/ngày, các thực phẩm này sẽ cung cấp cho thai phụ vitamin B, sắt, kẽm và protein (đạm).

Thực phẩm giàu protein tốt cho sức khỏe thai phụ (Nguồn: Internet).
Thực phẩm giàu protein tốt cho sức khỏe thai phụ (Nguồn: Internet).

Nhóm chất béo

Thai phụ cần tránh các chất béo bão hòa như thịt xông khói, xúc xích, mỡ động vật, da, nội tạng,…Nên sử dụng các chất béo từ dầu thực vật như dầu olive, dầu đậu phộng, dầu canola để tốt cho trí não của thai nhi.

Chất béo tự nhiên lành mạnh (Nguồn: Internet).
Chất béo tự nhiên lành mạnh (Nguồn: Internet).

Sữa

Dùng các sản phẩm từ sữa ít hoặc không béo, đường như sữa chua, phô mai tự nhiên sẽ cung cấp cho thai phụ protein, canxi và phốt pho. Nếu bị tiểu đường thai kỳ mà chán ăn, ít tăng cân thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể dùng sữa dành cho bệnh tiểu đường giúp bổ sung dinh dưỡng.

Những điều lưu ý khác đối với người bị tiểu đường thai kỳ

Người bị tiểu đường thai kỳ cần chú ý vào việc ăn uống như chia nhỏ và đều giữa các bữa chính, bữa phụ cách nhau 2-3 tiếng, cân bằng lượng tinh bột cũng như chất xơ và vitamin.

  • Uống đủ nước, vận động nhẹ (đi bộ, bơi lội)
  • Ăn uống điều độ, các bữa ăn nhẹ có thể sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như sữa chua ít hoặc không đường, sữa tiệt trùng không đường,yến mạch, các loại hạt.
  • Hạn chế các thực phẩm nhiều muối như: mì ăn liền, khoai tây chiên, thức ăn đóng hộp.

[wpcc-script id=”37435f9b” data-adlzldsc=”1″ data-id=”37435f9b” data-ofs=”2048″]

Một số bài viết liên quan, bạn có thể tham khảo:

  • Bệnh tiểu đường: Các giải pháp tự nhiên và đơn giản giúp kiểm soát đường huyết
  • Bệnh tiểu đường: Triệu chứng, yếu tố nguy cơ mắc bệnh, cách điều trị và phòng ngừa

Hãy bảo vệ và duy trì sức khỏe với những thông tin hữu ích từ chuyên mục Sức khỏe của Timnhanh.com.vn bạn nhé! Mong bạn đọc có thể đóng góp ý kiến để Timnhanh.com.vn nói chung và tác giả nói riêng có những bài viết hoàn chỉnh hơn.

Tài liệu tham khảo:

  • diabetes.org.uk
  • medlineplus.gov

Nguồn: Tổng hợp Internet

Bài viết có hữu ích?