Kỹ năng sống bảo vệ nguồn nước là trách nhiệm của mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội. Trước vấn nạn ô nhiễm nguồn nước ngày càng gia tăng, khí hậu thất thường khiến nước ngày càng khan hiếm. Vậy nên, mỗi người chúng ta cần có những hành động bảo vệ nguồn nước ngay từ bây giờ. Nhất là trẻ em, thế hệ tương lai của nước nhà.
Vì sao cần dạy bé kỹ năng sống bảo vệ nguồn nước?
Bảo vệ nguồn nước là trách nhiệm của cả cộng đồng, nhân loại. Đặc biệt, ba mẹ cũng nên rèn luyện cho bé kỹ năng sống trong việc có ý thức tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước khôn ngoan để nó không bị ô nhiễm. Bởi vì nước chính là tài nguyên quý giá giúp duy trì sự sống của cả trái đất, và nó là hữu hạn nếu không bảo vệ nước sẽ bị cạn kiệt.
Vậy nên, ba mẹ cần cho trẻ biết rằng việc bảo vệ nguồn nước chính là bảo vệ sự sống, tương lai của nhân loại và chính xác con trong tương lai. Khi bé biết cách bảo vệ nguồn nước là con đã góp một phần công sức giúp bảo vệ môi trường, giúp xã hội và cả con tránh khỏi tình trạng sống thiếu nước hay phải sử dụng những nguồn nước bị ô nhiễm.
Đồng thời, thông qua việc rèn luyện kỹ năng sử dụng, bảo vệ nguồn nước cho trẻ từ sớm, cũng sẽ giúp hình thành thói quen tốt trong việc sử dụng nước hàng ngày trong gia đình, ngoài cộng đồng. Cũng như giúp bé yêu thiên nhiên, môi trường và trở thành công dân có ích trong tương lai.
Hướng dẫn kỹ năng sống bảo vệ nguồn nước cho trẻ từ khi còn nhỏ
Để dạy bé kỹ năng sử dụng, bảo vệ nguồn nước đúng cách, ba mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau đây:
Cha mẹ làm gương cho con
Để rèn luyện kỹ năng sống sử dụng, bảo vệ nguồn nước cho trẻ thì ngay chính ba mẹ phải làm gương cho trẻ. Bởi vì trẻ thường hay có thói quen quan sát và học hỏi từ ba mẹ, nên nếu bạn vẫn có thói quen lãng phí nước, làm ô nhiễm nguồn nước chắc chắn sẽ không chỉ dạy được cho con.
Chính vì vậy, ba mẹ hãy làm gương trong việc sử dụng nước tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước ngay trong chính ngôi nhà của mình như không lãng phí nước, tắt nước khi không dùng, vứt rác đúng nơi quy định… để hình thành thói quen tốt cho bé nhé.
Hướng dẫn bé biết tắt nước khi không sử dụng
Sau mỗi lần con rửa tay, tắm rửa, hay phụ ba mẹ làm việc nhà mà sử dụng đến nước, hãy yêu cầu con khóa chặt vòi sau khi sử dụng. Đây là phương pháp thực tế giúp tiết kiệm nước có thể áp dụng ngay trong sinh hoạt hàng ngày. Hoặc khi rửa phải dùng lượng nước vừa phải để tránh lãng phí nước, hay không vứt rác ra sông, suối, ao hồ, bồn cầu… để tránh làm ô nhiễm nguồn nước.
Hướng dẫn trẻ xả bồn cầu đúng cách
Bồn cầu là thiết bị tiêu tốn khá nhiều nước sử dụng mỗi ngày, trung bình mỗi lần gạt xả bồn cầu sẽ tốn khoảng 3 – 10l nước, nếu xả nhiều rất là lãng phí. Vậy nên, ba mẹ có thể rèn luyện kỹ năng sống bảo vệ nguồn nước cho trẻ bằng việc sử dụng bồn cầu đúng cách.
Cụ thể, ở hầu hết các loại bồn cầu ngày nay đều có 2 chế độ chọn là ít nước và nhiều nước. Nên hãy khuyên bé ưu tiên nhấn nút ít nước, cùng với đó không nên bỏ giấy rác vào bồn cầu sẽ dễ gây ra tình trạng tắc bồn cầu, phải xả nhiều nước hơn mà còn gây ô nhiễm nguồn nước.
Hướng dẫn con biết cách tái sử dụng nước
Tái sử nước là một cách tiết kiệm nước hiệu quả. Vậy nên, ba mẹ cũng nên rèn luyện cho bé kỹ năng này bằng cách dùng nước rửa tay, nước rửa mặt, nước rửa rau, vo gạo… để mang đi tưới cây. Để khuyến khích con thực hiện hành động này, ba mẹ có thể động viên hoặc khen thưởng bằng những món quà nho nhỏ cho mỗi lần bé biết cách tái sử dụng nước.
Kỹ năng sống bảo vệ nguồn nước thông qua việc dọn dẹp rác nơi gần nguồn nước
Một trong những cách giúp bé biết cách bảo vệ nguồn nước chính là không vứt rác bừa bãi ở bồn cầu, nguồn nước ở ngoài môi trường. Ngoài ra, ba mẹ có thể rèn luyện cho bé hành động biết lấy rác trong bồn rửa bát, nơi gần nguồn nước sinh hoạt trong gia đình cũng như có ý thức ở ngoài cộng đồng.
Cho con tham gia trải nghiệm thực tế nhiều hơn
Nếu có thời gian, điều kiện và cơ hội thì nên cho bé đi tham gia các trải nghiệm thực tế về việc nhặt rác xung quanh hồ, sông, suối, bãi biển,… để bé hiểu được giá trị của việc bảo vệ nguồn nước, từ đó con có ý thức hơn trong phần góp sức cải thiện môi trường.
Cho con xem phim tư liệu về ô nhiễm nguồn nước, cách bảo vệ môi trường
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày nay xảy ra ở rất nhiều nơi trên thế giới. Nên có rất nhiều phóng sự, video quay và đề cập tới vấn đề này rất nhiều. Vậy nên, ba mẹ có thể cho bé xem những thước phim này để con hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước, cùng những chương trình thiếu nhi dạy con kỹ năng sống bảo vệ nguồn nước dễ hiểu, dễ thực hành hơn.
Giảm thiểu rác thải nhựa
Rác thải nhựa là loại có khả năng phân huỷ cực kỳ thấp, chúng có thể tồn tại lên tới hàng trăm năm. Nếu xả chúng xuống nguồn nước, lâu dần lượng rác tăng lên kết hợp với việc khó phân huỷ sẽ vô tình làm nguy hại tới các sinh vật dưới biển, cũng như gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước trầm trọng.
Vậy nên, ba mẹ có thể giáo dục cho bé hiểu việc để bảo vệ nguồn nước, không được xả rác thải xuống nguồn nước, nhất là rác thải nhựa. Thay vào đó, các con có thể dùng các chế phẩm khác thay thế nhựa và không được vứt chúng ra ngoài môi trường.
Dạy con việc không đổ dầu ăn trực tiếp vào nguồn nước, bồn rửa chén
Dầu ăn thường không tan trong nước, nên khi đổ trực tiếp xuống cống rãnh, ống thoát nước lâu dần sẽ hình thành những mảng bám, gây tắc nghẽn, cản trở đường ống và làm nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm. Vậy nên, ba mẹ có thể rèn luyện kỹ năng sống trong việc bảo vệ nguồn nước cho bé bằng cách không đổ trực tiếp dầu ăn qua bồn rửa chén, ống thoát nước.
Hạn chế việc sử dụng hóa chất tẩy rửa
Một trong những tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước chính là việc đổ các hoá chất xuống trực tiếp các nguồn nước. Vậy nên, ba mẹ có thể dạy con việc hạn chế đổ những chất tẩy rửa trực tiếp xuống nguồn nước. Còn với một số loại chất tẩy rửa buộc phải dùng như bột giặt, nước rửa chén, xà phòng,… nên ưu tiên dùng loại có thành phần thiên nhiên cũng góp phần bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, ba mẹ có thể dạy bé khi thấy ai đó xả trực tiếp hoá chất độc hại xuống nguồn nước nên nhắc nhở. Việc cùng nhắc nhở nhau cũng là kỹ năng sống giúp bảo vệ nguồn nước, môi trường hiệu quả.
Không vứt rác vào bồn cầu
Với nhiều bé còn nhỏ chưa ý thức được hoạt động của bồn cầu, nên thường sẽ vứt rác vào trong và nhấn xả nước. Nhưng chính thói quen này không chỉ gây mất vệ sinh mà còn gây tắc nghẽn ống thoát nước, gây ô nhiễm nước về lâu dài. Vậy nên, ba mẹ cần phải dạy trẻ không được vứt rác hay các vật dụng khác vào bồn cầu, cũng như kết hợp với kỹ năng xả bồn cầu đúng cách trên để bảo vệ và tiết kiệm nước.
Dạy trẻ biết cách dự trữ nguồn nước sử dụng
Ba mẹ có thể hướng dẫn con kỹ năng dự trữ nguồn nước thông qua việc tái sử dụng nước sinh hoạt, dự trữ nước mưa để lau nhà, tưới cây…. Hành động này tuy đơn giản nhưng sẽ giúp trẻ học được giá trị của việc sử dụng nước sao cho hợp lý.
Lưu ý khi dạy bé kỹ năng sống bảo vệ nguồn nước
Trong quá trình dạy bé kỹ năng sống trong việc sử dụng, bảo vệ nguồn nước thì ba mẹ cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
-
Luôn giải thích rõ ràng cho trẻ: Ba mẹ cần giải thích lý do vì sao cần phải bảo vệ nguồn nước, sử dụng nguồn nước tiết kiệm. Có thể đưa ra các dẫn chứng qua hình ảnh, video để con dễ hình dung.
-
Sử dụng trò chơi, hoạt động học tập: Ba mẹ có thể tổ chức các trò chơi, hoạt động để con dễ dàng hiểu rõ hơn về nguồn nước, cách sử dụng và bảo vệ.
-
Rèn luyện kỹ năng sống từ thực tế: Thông qua các công việc hàng ngày như đánh răng, rửa mặt, tưới cây,… hãy nhắc con sử dụng nước tiết kiệm, hợp lý.
-
Tạo thói quen đúng đắn cho trẻ: Hãy hình thành thói quen sử dụng, bảo vệ nguồn nước trong chính đời sống hàng ngày của con.
-
Không quá áp đặt: Ba mẹ hãy dạy con hiểu tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước một cách tích cực, không áp đặt hay trách mắng con nếu như bé chưa hiểu.
-
Thường xuyên nhắc nhở: Khi thấy bé lãng phí nước, vứt rác xuống bồn cầu,… hãy nhắc nhở và khuyên dạy con để bé cải thiện thói quen xấu này.
Kết luận
Trên đây là những thông tin hướng dẫn dạy trẻ kỹ năng sống bảo vệ nguồn nước cho gia đình và xã hội. Đây là một kỹ năng quan trọng, việc dạy trẻ càng sớm sẽ giúp con nhận thức được việc mình phải làm để duy trì một tương lai phát triển tốt đẹp hơn.
Nguồn: Tổng hợp Internet