Chăm sóc và điều trị trẻ 5 tháng tuổi bị cảm cúm đúng cách để bé không gặp những biến chứng xấu sau này. Thông thường theo các chuyên gia y tế, khi trẻ sơ sinh bị cảm cúm, cần đưa trẻ đi nhập viện đi điều trị nếu tình trạng chuyển biến xấu. Vậy cách nào để chăm sóc, điều trị trẻ sơ sinh bị cảm cúm hiệu quả để trẻ nhanh khỏi. Hãy cùng Monkey tìm hiểu chi tiết trong thông tin dưới.
Nguyên nhân gây cảm cúm ở trẻ 5 tháng tuổi
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra cảm cúm, nhất là trẻ sơ sinh và người lớn tuổi. Bệnh cúm được gọi là bệnh nhiễm trùng tại đường hô hấp và virus cúm (influenza virus) gây ra. Thông thường đường lây nhiễm bệnh cúm là do lây trực tiếp từ người bệnh sang người bình thường khi nói chuyện, hắt hơi, ho.
Hiện nay, các chuyên gia y tế đã phát hiện ra được virus cúm chủng A, B và C. Tại Việt Nam, chủng A và B thường gặp khi bị cúm ở người nhất. Căn bệnh này là căn bệnh đáng sợ nhất thế giới. Lịch sử đã ghi nhận nhiều trận đại dịch bởi cảm cúm.
Mỗi người đều có thể mắc bệnh cảm cúm, nhưng tỷ lệ mắc cảm cúm ở trẻ sơ sinh và người lớn có thể lên đến 90% nhiễm bệnh. Đối với những người có mắc các bệnh mãn tính mà bị cảm cúm sẽ khiến cho bệnh diễn biến nặng hơn.
Những nguyên nhân gây ra bệnh cảm cúm ở trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi:
-
Người bệnh hoặc có nguy cơ nhiễm bệnh cúm nhưng chưa có triệu chứng tiếp xúc trực tiếp với trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi.
-
Những người sau khi tiếp xúc với người mắc cảm cúm tiếp xúc với trẻ mà không rửa tay, khử khuẩn.
-
Mẹ bị cảm cúm lây trực tiếp sang trẻ.
-
Người bị cảm cúm hắt xì, ho ở những nơi mà trẻ thường ở.
-
Thời tiết chuyển lạnh và ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi để virus cúm phát triển và gây bệnh.
-
Những nơi công cộng thường có nguy cơ gây bệnh ở trẻ 5 tháng tuổi dễ dàng hơn.
-
Những giọt bắn từ hắt hơi, ho của người bệnh ra bên ngoài không khí và bám vào những bề mặt, đồ vật trẻ sơ sinh sử dụng.
Các biểu hiện khi bị cảm cúm ở trẻ
Thông thường sau khi trẻ 5 tháng tuổi bị virus cúm xâm nhập khoảng 1 – 2 ngày sẽ xuất hiện các biểu hiện cảm cúm. Cùng Monkey tìm hiểu những triệu chứng thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh bị cảm cúm dưới đây:
Bé quấy khóc do cơ thể mệt mỏi đột ngột
Triệu chứng cảm cúm sớm ở bé sơ sinh 5 tháng tuổi khi bé quấy khóc là cơ thể mệt mỏi đột ngột. Đối với cảm lạnh, triệu chứng cơ thể mệt mỏi cũng xuất hiện ở bệnh này. Tuy nhiên, cơ thể mệt mỏi đột ngột và quá mức khiến trẻ quấy khóc, khóc liên tục thì trẻ bị cảm cúm.
Việc cơ thể mệt mỏi quá mức sẽ khiến cho trẻ kiệt sức và không còn sức nạp dinh dưỡng vào cơ thể. Nếu cứ như vậy cơ thể của trẻ sẽ ảnh hưởng xấu nghiêm trọng đến sức khoẻ.
Ho liên tục và dai dẳng
Virus cúm xâm nhập vào cơ thể và chú ý phá hoại các tế bào tại đường hô hấp. Triệu chứng ho là triệu chứng thường gặp trong bệnh cảm cúm, ngoài ra còn kèm theo thở khò khè và tức ngực ở trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi.
Trẻ có thể ho ra đờm hoặc chất nhầy, đờm và chất này có màu đục, lỏng. Thông thường đờm và chất nhầy chỉ xuất hiện khi tình trạng cảm cúm nặng đi một chút. Nếu trẻ đang gặp những vấn đề về hô hấp trước đó sẽ khiến tình trạng cảm cúm nặng hơn nếu bị cảm cúm.
Đau họng
Khi ho liên tục và quá nhiều, cổ họng của trẻ sẽ dẫn đến đau họng. Thậm chí virus cúm có thể khiến cổ họng sưng và đau mà không kèm theo ho. Giai đoạn đầu của bệnh, cổ họng khó chịu và khiến trẻ không muốn bú.
Sốt cao
Triệu chứng này sau khi virus cúm xâm nhập vào cơ thể khoảng 1 – 2 ngày. Trẻ có thể sốt khoảng 38.5 độ C, dấu hiệu này là dấu hiệu của cơ thể khi chống lại nhiễm trùng.
Nếu cơ thể trẻ sốt 38.5 độ C kéo dài ít nhất 3 ngày hoặc sốt 39 độ C trong 1 ngày bố mẹ cần đưa đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời. Cảm cúm đối với trẻ sơ sinh rất nguy hiểm do vậy bố mẹ không được chủ quan nếu trẻ 5 tháng tuổi bị cảm cúm.
Những vấn đề tiêu hoá
Ngoài những triệu chứng gây hại ở đường hô hấp, virus cúm còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể. Những loại của chủng virus cúm còn gây buồn nôn, tiêu chảy liên tục ở trẻ.
Những triệu chứng này sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và mất nước trầm trọng. Mất nước là một trong những biến chứng điển hình từ việc nôn mửa, tiêu chảy ở trẻ gây ra. Để tránh mất nước, mẹ có thể bổ sung nước cho trẻ bằng cách cho trẻ bú sữa mẹ và cho trẻ uống nước.
Bé ho kéo dài từ 1 đến 2 tuần
Triệu chứng ban đầu khi bị cảm cúm là ho, tuy nhiên nếu thời gian ho của bé sơ sinh kéo dài hơn 2 tuần thì bé được đưa đến bệnh viện điều trị ngay lập tức. Vì dấu hiệu này cho thấy trẻ 5 tháng tuổi bị cảm cúm và trẻ sơ sinh bị cảm cúm rất nguy hiểm. Điều an toàn nhất chính là đưa bé đến các cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị kịp thời.
Bé 5 tháng tuổi bị xung huyết ở mũi
Xung huyết mũi là sau khi trẻ bị sổ mũi, nước mũi có màu vàng, xanh. Nước mũi khiến cơ thể trẻ khó chịu và bị thở khò khè. Xung huyết ở mũi khi trẻ bị sổ mũi nhưng không được vệ sinh đúng cách khiến mũi bị xung huyết tại chỗ. Điều này khá nguy hiểm khi bé có biểu hiện như trên.
Các triệu chứng khác
Những triệu chứng này có thể gây ra nhiều biến chứng ở trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi. Những dấu hiệu sau đây xuất hiện ở trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi bố mẹ cần đưa trẻ đi chăm sóc y tế:
-
Khóc không có nước mắt.
-
Khi ngủ mất ý thức, lay nhưng không dậy.
-
Không muốn hoặc ít bú sữa mẹ.
-
Sốt và phát những ban đỏ trên cơ thể trẻ.
-
Các đầu ngón tay, ngón chân và môi trẻ có dấu hiệu tím tái, xanh xao.
Đối với trẻ sơ sinh, khá khó để phân biệt được trẻ đang bị cảm lạnh hay cảm cúm. Vì những biểu hiện như ho, đau họng, mệt mỏi,… cả hai căn bệnh này đều biểu hiện ra bên ngoài. Tuy nhiên bệnh cảm cúm có thể gây ra những triệu chứng nặng hơn cho trẻ nếu không biết cách chăm sóc khi trẻ bị bệnh. Đặc biệt, những biến chứng có thể xảy ra do cảm cúm gây ra gây nguy hiểm đến tính mạng và thậm chí ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ sau này ở trẻ.
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ 5 tháng tuổi bị cảm cúm?
Trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi bị cảm cúm cần được bố mẹ chăm sóc đặc biệt. Câu hỏi đặt ra là cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị cảm cúm? Nên chăm sóc và điều trị cho trẻ như thế nào mới đúng cách. Hãy cùng Monkey tìm hiểu những phương pháp chăm sóc và điều trị cho trẻ sơ sinh khi bị cảm cúm đúng cách và hiệu quả nhất.
Cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ
Khi bị cảm cúm, các biểu hiện, triệu chứng xuất hiện và khiến cơ thể phải tiết ra các cơ chế để chống lại sự phá hoại của virus cúm. Vì vậy, trẻ sơ sinh cần được nghỉ ngơi đầy đủ để cung cấp các năng lượng để cơ thể phục hồi.
Bố mẹ cũng nên cho trẻ nghỉ ngơi ở không gian thoáng mát, độ ẩm không quá cao tránh tình trạng virus cúm hoạt động mạnh mẽ hơn. Phụ huynh có thể cùng trẻ chơi các đồ chơi nhỏ và chăm sóc bé. Điều này sẽ giúp bé thích đủ và quên đi cơn bệnh cảm cúm mình đang gặp.
Lưu ý: Phụ huynh hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nhiều người bên ngoài bởi có nguy cơ lây bệnh cho người khác hoặc nhiễm bệnh chéo rất nguy hiểm đến sức khoẻ của bé.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé
Chất dinh dưỡng sẽ là nguồn năng lượng giúp cơ thể tạo ra các đề kháng khoẻ mạnh chống lại virus cúm. Do đó mẹ nên cho bé bú sữa mẹ thường xuyên. Đối với trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi, trẻ cần nguồn dinh dưỡng chủ yếu là sữa mẹ.
Bố mẹ cũng không nên cho trẻ ăn các món ăn khác ngoài sữa mẹ như bột ăn dặm, nước lọc,… Vì những món ăn này không chỉ không cung cấp chất dinh dưỡng mà khiến cho hệ tiêu hoá của trẻ bị rối loạn. Như vậy sẽ dẫn đến những cơn buồn nôn, tiêu chảy bất ngờ.
Trong sữa mẹ chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng dưỡng chất. Đặc biệt, sữa mẹ còn là nguồn đề kháng, hệ miễn dịch chủ yếu để cung cấp cho trẻ thường xuyên chống lại các bệnh tật. Nếu mẹ lơ là không cung cấp đủ sữa cho bé, cơ thể bé sẽ mất đi hệ miễn dịch và tình trạng nhiễm bệnh nặng hơn.
Xem thêm: Trẻ 3 tháng tuổi bị cảm cúm phải làm sao? Hướng dẫn chăm con đúng cách
Lấy chất dịch nhầy trong khoang mũi cho trẻ sơ sinh bị cảm cúm
Khi bố mẹ điều trị trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi bị cảm cúm tại nhà, bố mẹ cũng nên chú ý đến việc vệ sinh mũi cho bé. Khi bị cảm cúm, cơ thể sẽ tiết ra các chất dịch nhầy lỏng, không màu trong màng mũi của bé để giúp virus không tấn công các tế bào tại khoang mũi.
Có hai cách thực hiện rửa hoặc hút chất nhầy bên trong mũi cho trẻ:
-
Sử dụng nước ấm để vệ sinh mũi.
-
Dùng bầu hút mũi hoặc dụng cụ lấy chất nhầy y tế.
Khi bố mẹ sử dụng các phương pháp để vệ sinh mũi cho trẻ cũng nên lưu ý những điều sau:
-
Không nên rửa mũi trẻ quá mạnh khiến cho mũi của trẻ bị đau và rát.
-
Khi sử dụng các dụng cụ hút mũi không nên chọc vào quá sâu. Vì màng ở khoang mũi của trẻ sơ sinh còn rất mỏng, việc chọc quá mạnh sẽ khiến cho màng ở mũi bị rách và chảy máu gây nhiễm trùng ở mũi.
-
Không nên thực hiện việc vệ sinh mũi của trẻ quá nhiều lần trong ngày khiến mũi của trẻ bị khô và dễ nhiễm trùng.
-
Cần thực hiện đúng các bước hút mũi nhưng chú ý vệ sinh, khử trùng.
-
Cần thực hiện làm mềm dịch nhầy ở mũi trước khi hút để tránh làm tổn thương mũi của trẻ.
Có nên sử dụng dầu khuynh diệp trẻ em để chữa cảm cho trẻ 5 tháng tuổi?
Trong dầu gió có chứa các thành phần gây ngộ độc ở trẻ vì vậy đối với trẻ 5 tháng tuổi vẫn chưa thể sử dụng dầu gió, dầu khuynh diệp trẻ em để chữa cảm cúm. Tuy các cơ quan và tế bào ở trẻ đã dần phát triển nhưng bản chất da trẻ sơ sinh còn rất mỏng, vì thế tuyệt đối không nên sử dụng dầu nóng cho trẻ khi bị cảm cúm.
Mẹ có thể cho trẻ sử dụng dầu nóng khi trẻ được 2 tuổi nhưng cần có sự giám sát và chăm sóc của bố mẹ. Không nên bôi tuỳ tiện lên cơ thể của bé để tránh những tình trạng đáng tiếc xảy ra.
Có nên sử dụng các bài thuốc dân gian khi trẻ bị cảm cúm
Thời xa xưa, khi trẻ con bị đau ốm ông bà thường sử dụng các bài thuốc dân gian để chữa bệnh cho trẻ. Đến nay người ta vẫn thường hay sử dụng những bài thuốc đó như cho trẻ uống chanh mật ong, uống nước lá ngải cứu, xông hơi,… Tuy nhiên không phải bài thuốc dân gian nào cũng có thể áp dụng để trị cảm cúm ở trẻ.
Do đó, bố mẹ cần nghiên cứu cẩn thận và nên hỏi ý kiến của bác sĩ để có thể áp dụng những bài thuốc chữa bệnh dân gian. Không nên tự ý sử dụng các bài thuốc để chữa cho trẻ mà phải khiến sức khoẻ của trẻ bị ảnh hưởng xấu về sau.
Vệ sinh thay tã cho trẻ
Trẻ sơ sinh sức đề kháng chưa được hoàn thiện nên rất dễ mắc bệnh đặc biệt là bệnh cảm cúm. Phụ huynh không đảm bảo vệ sinh trong quá trình chăm sóc khi trẻ bị cảm cúm thì có thể sẽ gia tăng khả năng nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh khác.
Cha mẹ nên tắm rửa cho trẻ thường xuyên, thay tã để tránh nhiễm vi khuẩn ở trẻ. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên vệ sinh, khử khuẩn trước khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị cảm cúm vì có thể khiến cho bé bị nhiễm bệnh chéo rất nguy hiểm.
Tạo độ ẩm không khí và nhiệt độ phù hợp
Nhiệt độ thấp và độ ẩm cao sẽ thúc đẩy quá trình sinh sôi, nảy nở của virus cúm. Do đó, khi trẻ 5 tháng tuổi bị cảm cúm, bố mẹ hãy hạn chế để trẻ sống trong môi trường lạnh và độ ẩm cao hoặc quá thấp.
Đặc biệt, nếu thời tiết hanh khô quá mức sẽ khiến cho cổ họng và khoang mũi của trẻ khó chịu hơn. Bố mẹ có thể sử dụng máy tạo ẩm để tạo độ ẩm phù hợp bên trong phòng của bé. Nhưng hãy lưu ý khi sử dụng máy xông hơi vì có thể máy xông hơi sẽ tạo độ ẩm quá cao khiến trẻ khó chịu.
Ngoài ra, mẹ nên thường xuyên vệ sinh máy tạo ẩm để tránh bị ẩm mốc gây sinh sôi các vi khuẩn, virus gây bệnh khác. Vệ sinh máy cũng tránh việc trẻ bị ngộ độc khi ngửi hơi độc từ máy tạo ẩm.
Các lưu ý khi chăm sóc trẻ 5 tháng tuổi bị cảm cúm
Trong quá trình chữa trị trẻ 5 tháng tuổi bị cảm cúm, bố mẹ cần hết sức quan tâm và chăm sóc kỹ càng để trẻ không bị những biến chứng phức tạp của cảm cúm. Dưới đây là những lưu ý mà bố mẹ nên biết khi chăm sóc trẻ 5 tháng tuổi bị cảm cúm:
-
Khi cơ thể trẻ sốt cao lên hơn 38.5 độ C, bố mẹ cần có các biện pháp hạ sốt cho trẻ. Mẹ có thể nới lỏng quần áo của trẻ, sử dụng khăn nóng để chườm lên cơ thể trẻ. Cách này sẽ khiến cơ thể của trẻ hạ sốt nhanh nhất.
-
Tuyệt đối không được sử dụng thuốc trị cảm cúm khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị cúm khi tại nhà. Mặc dù trẻ được 5 tháng tuổi nhưng cơ thể chưa hoàn thiện như những trẻ đã lớn. Do đó việc cho trẻ uống thuốc đặc trị sẽ gây ra những hậu quả khôn lường mà bố mẹ không thể nào mà ngờ tới được.
-
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Do vậy để trẻ nhanh khỏi bệnh mẹ cần cho trẻ bú thường xuyên đảm bảo cung cấp các dưỡng chất và hệ miễn dịch chống lại các virus gây bệnh.
-
Tuyệt đối không được sử dụng dầu gió để trị cảm cho bé sơ sinh. Lớp da của bé rất mỏng vì thế dù bé có bị cảm cúm nhưng cũng không được tuỳ tiện sử dụng dầu để bôi lên cơ thể trẻ.
-
Khi trẻ bị cúm, không nên đưa trẻ ra ngoài khiến tình trạng của trẻ nghiêm trọng thêm.
-
Không được sử dụng mật ong khi trẻ chưa đủ 12 tháng tuổi trong những bài thuốc dân gian chữa cảm cúm. Trong mật ong chứa bào tử Clostridium botulinum gây độc bên trong cơ thể. Do vậy, hãy cẩn thận khi sử dụng những bài thuốc dân gian chữa cảm cúm ở trẻ sơ sinh.
-
Khi trẻ có những dấu hiệu bất thường trong quá trình chăm sóc trẻ bị cúm, bố mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ đẻ được chẩn đoán và chữa trị kịp thời. Trong nhiều trường hợp bố mẹ chủ quan chăm sóc trẻ bị cảm cúm tại nhà sẽ khiến cho trẻ gặp nhiều biến chứng và thậm chí có nguy cơ tử vong.
Phòng ngừa nguy cơ bị cảm cúm ở trẻ đảm bảo an toàn
Bệnh cúm thường xảy ra hằng năm đặc biệt ở người già và trẻ nhỏ. Chúng ta không thể nào phòng ngừa tuyệt đối việc mắc bệnh cảm cúm ở trẻ nhỏ và mọi người. Nhưng phụ huynh cần biết những biện pháp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ở trẻ nhỏ. Dưới đây là những cách phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm cảm cúm ở trẻ sơ sinh:
Đảm bảo mọi người tiếp xúc với trẻ tiêm vaccine để phòng bệnh cho trẻ, đặc biệt là mẹ
Đối với trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi, trẻ vẫn chưa đủ điều kiện để tiêm vaccine cúm. Do đó mà hệ miễn dịch của trẻ không thể nào đủ sức chống lại các virus cúm xâm nhập và phá hoại.
Cách tạo hệ miễn dịch vững chắc là thông qua sữa mẹ, sữa mẹ chứa những dưỡng chất thiết yếu giúp trẻ tạo hệ miễn dịch cao. Nhờ đó mà trẻ có thể chống lại sự xâm hại của virus cúm.
Mẹ khi mang thai trẻ hoặc đang cho con bú có thể tiêm ngừa chủng cúm. Sức đề kháng do vaccine cúm tạo nên có thể truyền từ mẹ sang bé thông qua sữa mẹ. Do đó mẹ cần tiêm ngừa chủng cúm đầy đủ để hạn chế tối thiểu việc lây nhiễm bệnh cảm cúm cho trẻ nhỏ.
Ngoài ra, người nhà cũng cần tiêm ngừa chủng cúm mỗi năm. Bằng cách này, trẻ sẽ hạn chế được việc tiếp xúc với những người có nguy cơ mắc cảm cúm cao và giảm thiểu nguy cơ lây cảm cúm cho trẻ.
Phòng tránh lây nhiễm chéo ở trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi
Những người thân quen khi mắc bệnh cảm cúm hay có nguy cơ nhiễm virus cúm không nên tiếp xúc trực tiếp với trẻ. Đặc biệt, người nhiễm bệnh không nên ho hoặc hắt xì tại nơi trẻ sơ sinh thường xuyên ở hoặc trên đồ vật của trẻ. Nên rửa tay sau khi ho hoặc hắt xì để giảm thiểu nguy cơ lây bệnh cho người khác.
Nếu mẹ bị cúm và phải chăm bé thì có những biện pháp phòng ngừa sau:
-
Thực hiện cách ly trẻ nếu không chăm sóc cho trẻ.
-
Khi cho trẻ bú, mẹ có thể đeo khẩu trang và khử khuẩn, rửa tay. Sau đó đặt một tấm khăn trải lên người mẹ sau đó mới đặt trẻ lên cho trẻ bú.
-
Mẹ bị cúm có thể cho trẻ bú sữa mẹ vì virus không thể xuất hiện trong sữa mẹ.
-
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ khi bú sữa mẹ, mẹ có thể vệ sinh sạch sẽ vú bằng xà phòng sau đó rửa kỹ lại bằng nước ấm. Điều này sẽ giúp hạn chế virus cúm xâm nhập vào trẻ bằng đường miệng.
-
Nếu mẹ bị bệnh cúm nặng không thể cho trẻ bú có thể vắt sữa và đưa người khác cho trẻ bú.
Đảm bảo các biện pháp phòng ngừa mỗi ngày ngay chính ngôi nhà của bạn
Trước khi giữ cho virus không lây cho trẻ sơ sinh, bố mẹ và người thân trong gia đình cần tự chăm sóc và tránh xa những nguồn bệnh cúm. Khi bị ốm, cần cách ly và không tiếp xúc với trẻ và khi hết bệnh cần hạn chế tiếp xúc với bé ít nhất 5 ngày sau đó.
Gia đình thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi ho, hắt hơi. Có thể thay thế bằng cồn hoặc chất rửa tay có cồn để rửa sạch. Cố gắng hạn chế chạm vào mắt, mũi, miệng khi tay của bạn không được sạch hoặc tiếp xúc với mọi vật xung quanh.
Thường xuyên vệ sinh ngôi nhà của bạn bằng cách làm sạch và khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm vào. Đặc biệt khi nhà có người bị bệnh cần chú ý hơn trong vấn đề khử trùng.
Bảo vệ cơ thể trẻ sơ sinh khi thời tiết chuyển mùa
Virus cúm thường xuất hiện và tốc độ lây lan cao khi thời tiết chuyển mùa, nhất là thời gian cuối mùa thu và đầu mùa xuân. Do vậy, trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi cần được chăm sóc kỹ lưỡng để hạn chế tối thiểu nguy cơ mắc bệnh cảm cúm.
Các biện pháp bố mẹ có thể thực hiện khi thời tiết chuyển mùa:
-
Giữ ấm cơ thể cho trẻ khi thời tiết chuyển lạnh: cần ủ đủ ấm cho bé nếu cho bé ra ngoài trời hoặc đi xe máy. Lưu ý hãy luôn ủ ấm cho trẻ ở bàn tay, bàn chân, cổ và đầu vì những vị trí này dễ bị nhiễm bệnh nhất.
-
Hạn chế cho trẻ sơ sinh ra ngoài khi thời tiết trở nên lạnh hơn, tốt nhất nên để trẻ sinh hoạt trong phòng đến khi thời tiết ấm áp trở lại.
-
Trong thời gian này, nếu mẹ đang cho trẻ uống sữa công thức thì nên hạn chế. Chỉ có sữa mẹ mới mang lại đầy đủ hệ miễn dịch, sức đề kháng cho trẻ
Trên đây là toàn bộ những thông tin Monkey gửi đến bố mẹ về trẻ 5 tháng tuổi bị cảm cúm. Qua bài viết trên, hy vọng bố mẹ và người lớn có thể có thêm những kiến thức để chăm sóc, phòng tránh và chữa trị khi trẻ bị cảm cúm. Đừng quên theo dõi và đăng ký tại Monkey để được cung cấp thêm nhiều kiến thức mới trong quá trình nuôi dạy và chăm sóc con trẻ.
Nguồn: Tổng hợp Internet