Trẻ bị côn trùng đốt có biểu hiện gì. (Ảnh: Nguồn Internet)

Một số loại côn trùng sau khi đốt có thể gây nổi cục sưng, mẩn đỏ và xuất hiện các cơn ngứa khiến trẻ vô cùng khó chịu. Có thể làm gì để giúp trẻ bị côn trùng đốt ngứa hạn chế được các cảm giác ngứa ngáy khó chịu và làm xẹp nhanh các vết đốt? Cùng Monkey tìm hiểu ngay bên dưới để có câu trả lời chính xác nhé.

Những dấu hiệu trẻ bị côn trùng đốt

Trẻ bị côn trùng đốt có biểu hiện gì. (Ảnh: Nguồn Internet)

Khi trẻ bị các loại côn trùng như muỗi, kiến, ong, ve, bọ chét,…cắn hay đốt thường xuất hiện cảm giác mẩn đỏ, hơi đau rát và ngứa ngáy khó chịu. Các triệu chứng này xuất hiện do trong nước bọt của các loại côn trùng này có chứa chất gây đông máu và một số độc tố khác gây tổn thương đến vùng da bị đốt.

Một số biểu hiện nghiêm trọng khác khi trẻ bị côn trùng đốt như vùng da bị sưng lên, có vết đốt như sưng to, đau đớn, gây mưng mủ, mụn rộp, kèm theo đó là các triệu chứng như sốt, phát ban, sốc phản vệ,…

Khi trẻ xuất hiện một trong các triệu chứng dưới đây cần đem trẻ đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời:

  • Trẻ bị buồn nôn, nôn ói, có các cơn đau bụng,…

  • Trẻ bị sưng mắt, đau cổ họng, bị vướng khi nuốt

  • Hệ hô hấp bị ảnh hưởng, khó thở, thở gấp, khàn giọng, có các biểu hiện đau tức ngực

  • Cơ thể mệt mỏi, da xanh, chóng mặt, đau đầu, có thể bị ngất xỉu hoặc hôn mê

  • Cơ thể phát ban, nổi mẩn ngứa toàn thân

Hướng dẫn cách xử lý khi trẻ bị côn trùng đốt ngứa

Khi trẻ bị côn trùng đốt ngứa, cha mẹ cần xử lý nhanh vết thương nhằm khử trùng, loại bỏ độc tố và tránh cho độc đố lây lan rộng hơn gây khó chịu cho trẻ. Có thể áp dụng một số cách làm dưới đây cho từng loại côn trùng để giảm cảm giác ngứa ngáy giúp trẻ dễ chịu hơn:

Xử lý vết ngứa do kiến, ruồi, muỗi đốt

Muỗi đốt gây nổi cục sưng ngứa. (Ảnh: Nguồn Internet)

Kiến, ruồi và muỗi là các loại côn trùng xuất hiện ở khắp mọi nơi vì thế trẻ rất dễ bị chúng tấn công. Vết cắn của chúng gây hiện tượng mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da khiến trẻ vô cùng khó chịu. Nhiều trẻ do ngứa ngáy có thể gãi khiến da bị xước. Để giảm cơn ngứa cho trẻ có thể xử lý nhanh chóng bằng cách sau:

  • Rửa sạch vết thương bằng xà phòng để làm loãng độc tố

  • Sử dụng đá lạnh chườm lên vết thương khoảng 5 phút để gây tê cục bộ, giảm các triệu chứng ngứa rát, làm xẹp vết phồng.

Xử lý vết ngứa do ong đốt

Vết đốt của ong gây sưng đỏ, đau nhức. (Ảnh: Nguồn Internet)

Khi trẻ bị ong đốt, có thể làm dịu vết đốt bằng cách làm dưới đây:

  • Lấy vòi chích của ong ra khỏi da của trẻ bằng cách khều nhẹ hoặc gắp bằng nhíp gắp

  • Dùng nước ấm và xà phòng để rửa sạch vùng da bị đốt

  • Sử dụng đá để chườm lạnh để giảm đau và sưng tại vết đốt

  • Sau đó rửa sạch vùng da bằng xà phòng và nước ấm. 

  • Bôi dung dịch sát trùng hoặc cồn 70 độ lên vết ong đốt mỗi ngày 2 lần.  

Lưu ý: Tuyệt đối không nặn vết đốt bằng tay bởi có thể khiến độc tố lan ra các vùng xung quanh.Có thể dùng thuốc sát trùng hoặc cồn 70 độ bôi lên vết ong đốt mỗi ngày 2 lần để chống nhiễm trùng.

Làm dịu vết ngứa do sâu róm

Sâu róm là loại sâu có thể gây ngứa cho bé khi tiếp xúc với lông của chúng. Trên lông của sâu róm có chứa độc tố khi dính vào da khiến da trẻ bị mẩn đỏ, sưng cục, ngứa rát vô cùng. Cha mẹ cần xử lý trường hợp trẻ bị dính lông sâu bằng cách dưới đây:

Đầu tiên, sử dụng que để gạt sâu róm ra khỏi da của bé, sau đó rửa sạch da bằng xà phòng. Có thể dùng bớt nhíp để gắp lông ra khỏi cơ thể

Lấy đá lạnh chườm lên vết sâu bám để giảm bớt sưng ngứa

Lưu ý: Ngăn chặn trẻ gãi lên vết ngứa bởi lông sâu và gai có thể đâm sâu vào trong da gây tổn thương nghiêm trọng hơn.

Vết ngứa do ve, rận, chấy đốt

Ve, rận bám rất chắc trên da. (Ảnh: Nguồn Internet)

Các loại côn trùng này thường sử dụng răng để cắn, chúng thường bám rất chắc vào da, vì thế cần xử lý chúng bằng cách dưới đây:

  • Bắt chúng ra khỏi ra bằng cách kéo từ từ để răng chúng không bị sót lại vết cắn

  • Rửa sạch vết cắn của chúng bằng xà phòng để loại bỏ độc tố và giảm tình trạng sưng cứng

Vết ngứa do kiến ba khoang

Kiến ba khoang chứa loại axit cực độc có thể gây mưng mủ và viêm loét quanh vùng da vết cắn. Khi trẻ bị kiến ba khoang đốt, cha mẹ có thể xử lý vết cắn của chúng theo cách dưới đây:

  • Sử dụng bao tay hoặc lót khăn để bắt chúng ra khỏi cơ thể bé. Tuyệt đối không dùng tay trần để bắt, miết hoặc giết chúng bởi trên cơ thể chúng có độc tố cực mạnh. Không chà xát lên vùng da bị kiến đốt tránh độc tố có thể lan rộng ra.

  • Dùng xà phòng rửa vết đốt hoặc sử dụng cồn để sát trùng

Lưu ý: Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ và hạn chế gãi để tránh vết thương bị lan rộng và xuất hiện các biến chứng nguy hiểm khi dùng sai thuốc.

Xem thêm: Cẩn trọng khi trẻ bị côn trùng đốt gây sốt. Cần xử lý như thế nào?

Phòng ngừa nguy cơ bị côn trùng đốt cho trẻ em

Xịt thuốc chống côn trùng để bảo vệ trẻ. (Ảnh: Nguồn Internet)

Để phòng ngừa côn trùng đốt cho trẻ em, cha mẹ nên lưu ý một số thông tin sau đây để con có thể đảm bảo được an toàn:

  • Luôn bỏ màn khi ngủ: Màn chắn sẽ bảo vệ con trước rất nhiều loại côn trùng tấn công khi đang ngủ. Bất kể bé nằm trong nôi hay trên giường cũng cần cho trẻ nằm trong màn để tránh các loại côn trùng cắn/đốt trẻ.

  • Cho trẻ tránh xa những nơi nhiều côn trùng: Để trẻ chơi ở những nơi thoáng đãng, tránh xa các khu vực nhiều cây cối rậm rạp bởi những khu vực ấy thường có nhiều côn trùng ẩn nấp

  • Bôi kem chống côn trùng cho trẻ: Hiện nay có rất nhiều các loại kem bôi chống côn trùng cho trẻ nhỏ cha mẹ có thể đặt mua tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Ưu tiên lựa chọn các loại kem lành tính để bảo vệ làn da của trẻ.

  • Giữ môi trường sống sạch sẽ: Thường xuyên dọn dẹp, lau chùi nhà cửa, phát quang bụi rậm và đổ các lu hay thau đựng nước không cần thiết để tránh muỗi sinh sôi

  • Cho trẻ mặc đồ dài: Cho trẻ mặc áo dài, quần dài sẽ giảm bớt nguy cơ bị côn trùng đốt. Tuy nhiên cha mẹ cũng cần bảo đảm rằng quần áo của trẻ thoải mái để trẻ có thể dễ dàng vận động mà không ảnh hưởng nhiều.

Trên đây là hướng dẫn các cách xử lý khi trẻ bị côn trùng đốt ngứa cha mẹ có thể tham khảo. Trong các trường hợp cần thiết nên đem trẻ đến gặp bác sĩ để có thể có cách xử lý tốt nhất cho trẻ, tránh để lại sẹo thâm và các biến chứng liên quan. 

Nguồn: Tổng hợp Internet

Bài viết có hữu ích?