sapa_nha-tho-co-sapa-01

Những ai đã từng đến với Sapa hay chỉ tìm hiểu về du lịch Sapa đều biết nhà thờ cổ là biểu tượng của xứ sở sương mù Sapa. Nhà thờ cổ Sapa nằm ngay trung tâm thị trấn. Đây cũng chính là điểm tham quan của hầu hết du khách khi tới với Sapa.

1. Lịch sử của nhà thờ

Nhà thờ cổ Sapa còn được gọi là nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi hay nhà thờ đá. Tọa lạc ở trung tâm thị trấn Sapa được người Pháp xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20. Vị trí xây nhà thờ được chọn lựa rất kĩ, phía trước là một khu đất rộng và khá bằng phẳng. Phía sau được che chắn bởi núi Hàm Rồng kỳ vỹ. Nhà thờ đá được xây dựng với đầu hướng về phía mặt trời mọc, hướng đón nguồn sáng của Thiên Chúa. Cuối nhà thờ là khu Tháp chuông hướng theo phía Tây – nơi sinh thành của Chúa Kito.

sapa_nha-tho-co-sapa-01

Nhà thờ được xây dựng từ những năm đầu thế kỉ 20

2. Kiến trúc, không gian của nhà thờ

Được xây dựng theo kiến trúc Gotic La Mã với mái nhà, vòm cuốn và tháp chuông,… Tất cả đều có hình chóp tạo cho công trình nét thanh thoát, bay bổng. Đá đẽo là vật liệu chính để xây toàn bộ nhà thờ, đá liên kết với nhau bằng hỗn hợp vôi, cát, mật mía. Trần làm bằng vôi rơm, nay đã được làm mới. Tuy nhiên, phần trần phía gác chuông được làm từ hỗn hợp của vôi, sắt và rơm vẫn giữ nguyên trạng thái ban đầu.

sapa_nha-tho-co-sapa-02

Kiến trúc vòm cuốn của nhà thờ

Nhà thờ cổ Sapa có diện tích khoảng 6000m2. Chia thành nhiều khu gồm: khu nhà thờ, nhà ở thầy tu, dãy nhà xứ, khu chăn nuôi, nhà thiên sứ, sân, khu Vườn Thánh và hàng rào. Khu nhà thờ khá rộng với diện tích 500m2 gồm 7 gian và phần tháp chuông cao hơn 20m. Bên trong là quả chuông được đúc từ năm 1932, nặng 500kg và cao 1,5m.

sapa_nha-tho-co-sapa-03

Trên các ô cửa là hình ảnh mô tả cuộc đời của Chúa

3. Các hoạt động vui chơi, giải trí quanh nhà thờ

Kể từ khi thành lập, nhà thờ Sapa luôn có các linh mục ở tại giáo xứ phục vụ bà con giáo dân. Tuy nhiên, do chiến tranh nên các hoạt động tín ngưỡng bị ngưng trệ.

sapa_nha-tho-co-sapa-04

Chợ tình diễn ra vào buổi tối thứ 7 hàng tuần ngay cạnh nhà thờ Sapa

Đến nay, nhà thờ cổ Sapa đã trở thành nơi diễn ra nhiều hoạt động văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Phía trước nhà thờ là cả một không gian rộng lớn. Mỗi tối thứ 7 hàng tuần đều diễn ra phiên chợ tình độc đáo. Tiếng sáo, kèn lá, đàn môi tha thiết và những điệu xoè chao nghiêng của những chàng trai, thiếu nữ người Mông, Dao,… Ban ngày là thời gian của các trò chơi như: ném còn, giao lưu ca nhạc,…

Hoạt động cầu nguyện vẫn diễn ra trong những ngày cuối tuần. Tạo cho không gian của nhà thờ thêm lung linh, huyền ảo và có sức lôi cuốn lạ thường.

Nhà thờ Sapa đã được cải tạo trùng tu, do bị sự phá hoại của thiên nhiên và chiến tranh. Nhưng vẫn giữ được cái hồn và nét duyên dáng của công trình kiến trúc công giáo.

sapa_nha-tho-co-sapa-05

Nhà thờ chìm trong màn sương

Du khách đã từng du lịch tới đây hẳn sẽ không thể quên được hình ảnh nhà thờ cổ Sapa thấp thoáng ẩn hiện trong sương. Kiến trúc độc đáo và nhiều nét văn hóa đặc sắc đã tạo nên sức hút khách du lịch tại Sapa. Ngoài ruộng bậc thang Sapa thì đây cũng là biểu tượng của riêng thị trấn mù sương.

Bài viết bạn quan tâm:

  • Sapa 2 ngày 1 đêm
  • Sapa 3 ngày 2 đêm

Tổng hợp từ: Halo Travel

Bài viết có hữu ích?