Trẻ ngộ độc thực phẩm rất nguy hiểm có thể dẫn đến sự nguy hiểm của tính mạng. Ba mẹ cần biết những triệu chứng của trẻ bị ngộ độc thức ăn nhằm nhanh chóng xử lý kịp thời giúp trẻ mau lành. Dưới đây là những triệu chứng ngộ độc thường xảy ra khi trẻ bị ngộ độc mà Monkey đã tổng hợp được.
Triệu chứng của trẻ bị ngộ độc thức ăn
Triệu chứng trẻ bị ngộ độc thức ăn là do cơ thể phản ứng lại với những hóa chất, vi khuẩn xâm hại đến đường ruột của trẻ nhỏ. Những triệu chứng này được phát ra bên ngoài cơ thể, do vậy người lớn có thể nhận biết dễ dàng và tìm cách xử lý cho trẻ kịp thời.
Nếu trẻ bị ngộ độc thức ăn, những triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện từ 2 đến 48 giờ sau khi trẻ tiến hành ăn thức ăn. Các triệu chứng có thể kéo dài từ một đến hai ngày, thậm chí những triệu chứng tiếp tục kéo dài khoảng 1 đến những ngày sau nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Đối với người lớn, viêm dạ dày ruột và ngộ độc thực phẩm có những biểu hiện khác nhau. Nhưng đối với trẻ em, bệnh viêm dạ dày ruột và ngộ độc thực phẩm có các triệu chứng tương đối giống nhau. Do vậy bố mẹ có thể bị nhầm lẫn và đưa ra những xử lý sai lầm khiến trẻ ngày càng trầm trọng bệnh tình hơn.
Dấu hiệu trẻ bị ngộ độc thức ăn thường thấy
-
Nôn liên tục: Các thức ăn và nước uống bị nhiễm độc đưa vào cơ thể trẻ trong một khoảng thời gian nhất định sẽ khiến trẻ bị ngộ độc. Hệ tiêu hóa và đường ruột bắt đầu thực hiện các chức năng đào thải độc tố ra ngoài. Các triệu chứng nôn mửa bắt đầu xuất hiện, trẻ có thể nôn ngay, thậm chí trẻ còn bị nôn ra máu. Trường hợp trẻ nôn hết thức ăn ra ngoài nhưng vẫn còn chất độc tồn đọng lại cơ thể trẻ, trẻ tiếp tục nôn khan liên tiếp và dẫn đến tình trạng bị thiếu nước và chất điện giải trầm trọng.
-
Bụng đau dữ dội và đi ngoài nhiều lần: Lúc này bụng của trẻ đau quằn quại và dữ dội. Sau đó trẻ đi ngoài liên tục nhưng bụng vẫn đau, đi ngoài phân có lẫn nước. Thậm chí khi đi ngoài, phân có lẫn máu, dấu hiệu này cho thấy ruột của trẻ đang bị tổn thương và nhiễm khuẩn nặng.
-
Không sốt, sốt nhẹ đến sốt cao: Mỗi tác nhân gây ngộ độc sẽ gây ra nhiều triệu chứng nặng nhẹ khác nhau. Nhiều trường hợp do nguyên nhân ngộ độc gây ngộ độc thấp hoặc sức đề kháng trẻ cao sẽ không bị sốt. Có nhiều trường hợp trẻ sốt đến 38 độ C. Tuy nhiên, tình trạng trẻ sốt kéo dài do ngộ độc có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Do vậy bố mẹ cần chăm sóc và chú ý đến những biểu hiện để nhanh chóng xử lý kịp thời.
Những triệu chứng nguy hiểm của trẻ khi bị ngộ độc thức ăn
Những triệu chứng dưới đây xảy ra khi cơ thể trẻ suy nhược trầm trọng, ngộ độc thức ăn nặng và cần được đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời:
-
Đi tiểu ít.
-
Môi khô, miệng khô, cơ thể thiếu nước nhưng không uống nước được.
-
Lừ đừ mệt mỏi nhưng không thể nghỉ ngơi
-
Tay chân yếu do phải nôn, đi ngoài nhiều lần.
-
Cơ thể thiếu nước trầm trọng nên khóc ít ra nước mắt.
-
Mắt trũng do cơ thể làm việc quá sức.
-
Bàn tay, bàn chân lạnh toát.
-
Sốt cao liên tục, kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.
-
Thở nhanh và thở dốc.
-
Nôn khan, nôn ra dịch xanh.
Trên đây là những triệu chứng khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm trầm trọng, cần được đưa đến những cơ sở y tế và bệnh viện gần nhất để thăm khám. Bố mẹ không nên cố gắng tiếp tục chăm trẻ tại nhà nếu muốn gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Trẻ bị ngộ độc thức ăn nên làm gì? Cách điều trị trẻ bị ngộ độc thức ăn.
Trẻ bị ngộ độc thức ăn là do chất độc hại, các vi sinh vật gây hại vẫn bám vào cơ thể của trẻ đặc biệt là hệ men tiêu hóa và đường ruột của trẻ. Do vậy, khi trẻ bị ngộ độc bố mẹ nên có những biện pháp xử lý kịp thời giúp trẻ thoát khỏi tình trạng này đúng cách. Nếu không cơ thể trẻ sẽ dần suy yếu và nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Dưới đây là những biện pháp bố mẹ nên biết khi trẻ bị ngộ độc thức ăn:
Cho trẻ nôn
Cho trẻ nôn là biện pháp giúp trẻ đẩy các thức ăn và chất độc hại gây ngộ độc ra ngoài cơ thể nhanh nhất. Trẻ tự nôn thì càng tốt, nếu không bố mẹ cần thực hiện các biện pháp để trẻ có thể đào thải các chất ra ngoài được.
Người lớn cần khử khuẩn ngón tay sạch sẽ và dùng ngón tay ngoáy vào vòm họng của trẻ ở gốc lưỡi, kích thích cho trẻ nôn ra. Tư thế đúng khi trẻ nôn nếu trẻ nằm là nghiêng đầu qua một bên, đầu thấp hơn cơ thể để tránh tình trạng trẻ bị sặc thức ăn, nước vào phổi và mũi.
Nếu tình trạng trẻ nôn hết mọi thứ ra ngoài nhưng vẫn không khỏi, trẻ chuyển sang nôn khan và thậm chí là nôn ra dịch xanh. Lúc này bố mẹ cần quan sát kỹ lưỡng và đưa trẻ đến bệnh viện để được uống thuốc kịp thời.
Bổ sung nước
Trẻ bị ngộ độc thức ăn nên uống gì? Nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể con người, khi con người mất quá 15 – 25% tổng lượng nước trong cơ thể sẽ khiến cơ thể suy giảm thể chất và tinh thần. Có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của trẻ.
Trong quá trình bị ngộ độc, trẻ liên tục nôn và đi ngoài, trẻ không kịp uống nước nhưng vẫn cứ tiếp tục nôn và đi ngoài liên tiếp. Điều này dẫn đến trẻ mất nước trong cơ thể trầm trọng. Trẻ cần được bổ sung nước ngay lập tức.
Bố mẹ nên cho trẻ uống nước ấm, từ từ, từng chút một. Không nên cho trẻ uống quá nhiều cùng một lúc nếu không muốn trẻ bị nôn ra ngoài. Nếu trẻ uống nước mà vẫn xảy ra tình trạng nôn và đi ngoài liên tục thì nước không thể nào cung cấp kịp thời lượng nước trong cơ thể trẻ. Bố mẹ cần tìm cách khác để cung cấp nước cho trẻ hoặc đưa trẻ đến bệnh viện để được cung cấp nước bằng con đường truyền nước.
Bổ sung chất điện giải
Chất điện giải là những khoáng chất mang điện tích trong máu, chúng có tác dụng là điều chỉnh và kiểm soát sự cân bằng của cơ thể. Ngoài ra:
-
Cân bằng độ pH trong máu.
-
Chất điện giải có thể tham gia vận chuyển chất dinh dưỡng vào tế bào.
-
Chất điện giải còn tham gia vận chuyển chất thải ra khỏi tế bào.
-
Điều hòa huyết áp cho trẻ.
-
Tăng cường sức mạnh cho cơ bắp, các cơ trong cơ thể trẻ.
-
Cần thiết cho sự hoạt động của hệ thần kinh con người.
Do đó khi trẻ nôn ra, chất điện giải đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển chất thải ra ngoài liên tục. Dẫn đến tình trạng nguồn cung cấp chất điện giải không đáp ứng kịp cho cơ thể của trẻ. Do đó mà trẻ cần được cung cấp các chất điện giải nhanh nhất để bù lại lượng mất đó.
Bố mẹ có thể pha Oresol để cung cấp hoàn toàn chất điện giải trong cơ thể trẻ. Nên đọc kỹ hướng dẫn và pha đúng cách. Đối với từng độ tuổi mà bố mẹ cần pha lượng Oresol khác nhau. Cần lưu ý là bố mẹ nên cho trẻ uống từ từ, chậm rãi và uống một ít một lần.
Trường hợp bố mẹ cho trẻ uống quá nhiều Oresol do sợ bé bị thiếu nước trầm trọng. Nhưng trường hợp này là sai hoàn toàn, trẻ sẽ bị nôn ra hết do đường ruột không chịu được một lượng lớn nước nạp vào khi còn yếu như vậy.
Tránh cho trẻ hoạt động mạnh
Triệu chứng của trẻ khi bị ngộ độc thức ăn là nôn và đi ngoài nhiều lần. Do vậy, cơ thể trẻ rất mệt mỏi và thiếu nước, thiếu chất điện giải và năng lượng. Phụ huynh cần cho trẻ nghỉ ngơi nếu được hãy cho trẻ ngủ sau khi xử lý các chất độc hại ra bên ngoài cơ thể. Nếu trẻ cứ hoạt động mạnh thì chỉ khiến cơ thể dễ gặp phải những chấn thương không mong muốn mà thôi.
Đưa trẻ đến bệnh viện
Trẻ bị ngộ độc thực phẩm có thể xử lý và chữa trị tại nhà. Tuy nhiên, các triệu chứng của trẻ khi bị ngộ độc thức ăn trở nên nặng vì chất độc vẫn không được đào thải ra hết. Những biểu hiện nặng dưới đây bố mẹ cần chú ý để đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức:
-
Cung cấp nước điện giải cho trẻ nhưng trẻ vẫn nôn liên tục.
-
Cho trẻ nôn tất cả thức ăn để đào thải chất độc và vi khuẩn gây ngộ độc ra bên ngoài nhưng trẻ vẫn nôn khan, nôn có dịch màu xanh. Thậm chí trẻ còn nôn ra máu.
-
Trẻ đi ngoài nhiều lần, phân có chứa máu.
-
Sốt cao trên 38 độ C và kéo dài từ 2 ngày đến vài tuần.
-
Trẻ bị ngộ độc thức ăn và có các triệu chứng nôn, đi ngoài rất nhiều lần, cơ thể trẻ mệt mỏi có thể dẫn đến nguy cơ trẻ bị ngất xỉu.
-
Rối loạn thần kinh: trẻ có khi nhìn mờ, nói ngọng, bị tê liệt cơ thể, co giật và đau đầu, chóng mặt.
-
Rối loạn tim mạch: Thường xuyên tụt huyết áp, loạn nhịp tim và khó thở.
Giải đáp thắc mắc thường gặp về những triệu chứng của trẻ khi bị ngộ độc thức ăn
Những triệu chứng của trẻ khi bị ngộ độc thức ăn có thể từ nhẹ sang nặng. Do vậy bố mẹ cần chú ý chăm sóc đến khi trẻ khỏi bệnh. Dưới đây là một số câu hỏi mà phụ huynh thường thắc mắc khi có con trẻ bị ngộ độc thức ăn:
Xem thêm: Trẻ bị ngộ độc sữa – Nguy hiểm khi sử dụng sữa hết hạn
Sau bao lâu thì trẻ bị ngộ độc sẽ khỏi?
Trẻ bị ngộ độc thực phẩm có thể được phụ huynh tự xử lý và điều trị tại nhà. Thông thường các trường hợp ngộ độc thức ăn ở trẻ sẽ khỏi trong vòng 3 – 5 ngày nếu có những triệu chứng nhẹ. Quan trọng trong quá trình chăm sóc trẻ bị ngộ độc là luôn cung cấp các chất dinh dưỡng, năng lượng cần thiết cho trẻ để trẻ có thể hồi phục nhanh chóng.
Nhưng nếu triệu chứng của trẻ khi bị ngộ độc thức ăn ngày càng nặng đi thì hãy nhanh chóng đưa đến với bác sĩ kịp thời. Thời gian trẻ khỏi bệnh sẽ tùy thuộc vào mức độ của những triệu chứng do ngộ độc gây ra.
Cho trẻ bị ngộ độc thức ăn ăn gì?
Trong quá trình chăm sóc trẻ bị ngộ độc thức ăn, bố mẹ cần tạo một thực đơn ăn uống phù hợp cho trẻ. Như vậy mới giúp trẻ có thể cung cấp đầy đủ các dưỡng chất bổ sung năng lượng tốt nhất.
Bên cạnh có, có nhiều thực phẩm khi trẻ ăn vào trong quá trình trẻ bị ngộ độc làm tắc nghẽn quá trình đào thải chất độc, vi khuẩn, vi rút ra ngoài. Dưới đây là những thức ăn trẻ nên ăn và nên kiêng khi bị ngộ độc thực phẩm:
Những thực phẩm trẻ nên được bổ sung khi bị ngộ độc thức ăn
Các chuyên gia dinh dưỡng đã tìm hiểu và có hướng dẫn cụ thể về thực phẩm, chế biến những thức ăn cho trẻ phù hợp trong trường hợp ngộ độc thức ăn. Dưới đây là những thực phẩm hỗ trợ trong quá trình chăm sóc trẻ bị ngộ độc thức ăn:
-
Thức ăn mềm: Những thức ăn mềm có khả năng giúp trẻ dễ ăn, dễ hấp thu năng lượng vào cơ thể mà không cần các hệ men tiêu hóa hoạt động mạnh mẽ. Bố mẹ hãy ưu tiên cho trẻ ăn những món ăn mềm như cháo, canh, soup, bột,…
-
Trái cây mềm như chuối: Chuối trong thành phần chứa nhiều Kali có tác dụng làm giảm sự buồn nôn trong cơ thể trẻ. Hơn thế nữa, chuối là loại trái cây mềm, dễ tiêu hóa vì vậy nên dễ bổ sung năng lượng vào cho cơ thể trẻ mỗi ngày.
-
Gừng rất tốt cho hệ tiêu hóa: Gừng là loại gia vị và hỗ trợ rất tốt về các bệnh về tiêu hóa. Bố mẹ có thể cho gừng vào các món ăn chính của trẻ hoặc dùng làm nước, pha trà gừng cho trẻ uống mang lại hiệu quả cao hơn.
-
Táo: táo là loại trái cây hỗ trợ trong quá trình ngộ độc và cảm giác khó chịu do trẻ bị ngộ độc thực phẩm. Trong táo chứa pectin, là hợp chất xơ dồi dào thúc đẩy hoạt động của lợi khuẩn và cải thiện hệ tiêu hóa, tăng hệ miễn dịch trong cơ thể.
-
Thức ăn ít chất xơ và chất béo: Chất xơ và chất béo cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng muốn hấp thụ nó cần nhiều men tiêu hóa trong hệ tiêu hóa và đường ruột co bóp nhiều. Do vậy, cho trẻ ăn thức ăn ít chất xơ và chất béo giúp tránh gánh nặng cho đường ruột.
Những thức ăn không nên ăn khi bị ngộ độc thực phẩm
-
Thức ăn giàu chất béo: Thức ăn giàu chất béo chứa hàm lượng chất béo khó tiêu cao. Khi cơ thể đang ngộ độc, hệ tiêu hóa không hoạt động mạnh được nên nếu chất béo sẽ khiến bụng bị chướng và khó tiêu.
-
Đồ ăn cay nóng: Đồ ăn cay nóng khiến trẻ kích ứng dạ dày và làm cho tình trạng ngộ độc nặng hơn.
-
Đồ uống chứa chất kích thích: Chất kích thích khiến quá trình nôn và mất nước gia tăng. Một số trường hợp còn khiến trẻ xảy ra tình trạng mệt mỏi nhưng không nghỉ ngơi do có chất kích thích bên trong cơ thể.
-
Thực phẩm gây đầy hơi: Thực phẩm bao gồm bắp cải, hành tỏi,… để tránh gây đầy hơi, tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa ở trẻ.
Trẻ bị ngộ độc thức ăn có uống sữa được không?
Vốn dĩ, sữa là một thức uống rất tốt cho trẻ trong giai đoạn phát triển. Nhưng trong giai đoạn trẻ bị ngộ độc thực phẩm bố mẹ không nên cho trẻ uống sữa vì sữa sẽ khiến tình trạng trẻ bị nặng hơn.
Nguyên nhân do sữa khiến tình hình trẻ bị ngộ độc nặng hơn:
-
Trong sữa chứa thành phần chính là lactose, khi hấp thụ thành phần này vào cơ thể, các men tiêu hóa cần hoạt động mạnh mẽ để tách ra làm hai đường dễ hấp thụ cho trẻ. Lúc trẻ bị ngộ độc thực phẩm các cơ quan tiêu hóa đang bị suy yếu, lượng lactose lớn đi vào sẽ khiến cơ thể trẻ bị khó tiêu và gây chướng bụng.
-
Sữa là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng cho trẻ nhưng sữa chưa tiệt trùng sẽ khiến trẻ bị nhiễm khuẩn và gây nguy cơ ngộ độc cao hơn.
Có nên dùng thuốc cho trẻ bị ngộ độc thức ăn?
Trẻ bị ngộ độc thức ăn nên uống thuốc gì? Trẻ bị ngộ độc thực phẩm sẽ thiếu nước và chất điện giải lớn nên trẻ cần cung cấp đủ chất điện giải. Trẻ có thể được cung cấp Oresol để bù chất điện giải cho cơ thể. Trẻ cần cẩn thận khi tìm hiểu và biết cách pha và uống sao cho hợp lý khi sử dụng Oresol.
Tuyệt đối không được cho trẻ uống các loại thuốc cầm tiêu chảy và các loại thuốc đau bụng khác. Khi bố mẹ chưa tìm ra nguyên nhân khiến trẻ ngộ độc thực phẩm thì bố mẹ không được cho trẻ uống các loại thuốc khác. Bố mẹ chưa biết nguyên nhân đã vội cho trẻ uống thuốc sẽ khiến trẻ bị phản vệ lại với thuốc và khiến bệnh tình trầm trọng thêm.
Chỉ nên uống thuốc khi đưa trẻ đến bệnh viện và được bác sĩ khám, kê đơn thuốc cho trẻ. Đặc biệt, nếu trẻ chỉ bị ngộ độc nhẹ, bố mẹ chỉ nên cơ thể tự lọc sạch đường tiêu hóa bằng cách loại bỏ vi khuẩn, hóa chất qua nhiều biện pháp khác nhau.
Trong trường hợp trẻ rơi vào nguy cơ ngộ độc nghiêm trọng, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để được khám và chữa bệnh. Không nên cho trẻ bị ngộ độc uống các loại thuốc theo những lời truyền miệng.
Phòng ngừa nguy cơ bị ngộ độc thức ăn ở trẻ
Phụ huynh không thể bảo vệ hoàn toàn con trẻ của mình tránh khỏi những nguy cơ gây ngộ độc ở thực phẩm. Nhưng bố mẹ có thể giảm thiểu nguy cơ bị ngộ độc xuống mức thấp nhất bằng nhiều biện pháp khác nhau. Cụ thể:
Bảo quản thực phẩm sạch
-
Không nên ăn thịt, gia cầm hoặc cá chưa nấu chín hoàn toàn.
-
Không nên để thực phẩm bên ngoài tủ lạnh hơn 1 tiếng rồi mới chế biến hoặc sử dụng.
-
Giữ thức ăn nóng và làm nóng thức ăn bằng lò vi sóng trước khi ăn.
-
Làm sạch nắp của đồ hộp sau khi ăn và trước khi mở hộp.
-
Nên rã đông thực phẩm trong tủ lạnh, không nên để đồ ăn trên mặt bếp bẩn hoặc bồn rửa chén.
-
Khi mới mua các hộp đựng thực phẩm, nên rửa sạch bằng xà bông hoặc chất tẩy rửa chuyên dụng.
Chuẩn bị thực phẩm an toàn và sạch sẽ
-
Luôn rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và chế biến thức ăn.
-
Nên rửa sạch trái cây và rau quả bằng nước mát, hoặc có thể sử dụng các chất tẩy rửa trái cây chuyên dụng để rửa trái cây, rau quả.
-
Sử dụng dao, thớt chuyên dụng cho thịt, gia cầm và cá sống. Sau khi chế biến xong, nên rửa kỹ các dụng cụ bằng nước nóng.
Lựa chọn rau củ sạch
Cần lựa chọn nơi cung cấp nguồn thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Như vậy chúng ta có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ ngộ độc ở trẻ. Đảm bảo thức ăn được nấu chín kỹ và không nên để trẻ ăn thức ăn chín tái hoặc chưa chín hoàn toàn. Thông thường thịt bò sẽ chín hoàn toàn khi 160 độ C, gia cầm ít nhất 165 độ C, cá ít nhất 145 độ C.
Trên đây là toàn bộ những thông tin của triệu chứng của trẻ khi bị ngộ độc thức ăn mà Monkey đã chia sẻ. Những triệu chứng của trẻ khi bị ngộ độc thức ăn biểu hiện rất rõ ràng vì vậy bố mẹ nên biết và tìm những biện pháp xử lý kịp thời. Đừng quên theo dõi Monkey để được cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích về nuôi dạy trẻ ngày càng phát triển hơn.
Nguồn: Tổng hợp Internet