Trẻ sơ sinh thường được cha mẹ cho ngủ trên giường, võng, nôi, tuy nhiên bé có thể bị ngã xuống đất. Đa phần các trường hợp trẻ sơ sinh bị ngã từ giường xuống đất là do sự bất cẩn của người chăm sóc đặc biệt là với những trẻ đã biết lật, biết bò.
Trẻ sơ sinh bị ngã từ giường xuống đất cần xử lý như thế nào
Trẻ sơ sinh bị ngã từ giường xuống đất thường khóc to do đau và hoảng sợ. Khi cha mẹ phát hiện ra bé ngã cần xử lý như sau:
-
Trước hết cha mẹ cần giữ sự bình tĩnh không nên lo lắng thái quá khiến trẻ bị hoảng loạn hơn. Tuyệt đối không được bế bé lên ngay lập tức tránh tác động mạnh tới vết thương của trẻ (nếu có).
-
Kiểm tra vết thương: Bình tĩnh kiểm tra vết thương của trẻ, xem xét xem bé có bị chảy máu hay có các vết thương hở hay không.
-
Nếu trẻ không có vấn đề gì nặng có thể bế trẻ lên để chấn an trẻ, có thể xoa dịu trẻ bằng cách vỗ về hoặc cho con bú để con bình tĩnh trở lại
-
Sơ cứu vết thương của trẻ trong trường hợp cần thiết: Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị ngã từ giường xuống đất có các vết thương như xước da, cha mẹ có thể tiến hành khử trùng cho trẻ bằng cách rửa vết thương bằng nước muối, sau đó băng bó lại.
-
Mang trẻ đến bệnh viện: Để đảm bảo an toàn cho trẻ nếu như cha mẹ không xác định được chắc chắn trẻ có gặp nguy hiểm hay không thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám
Những dấu hiệu cần đưa trẻ sơ sinh đến bệnh viện ngay sau khi bị ngã
Kể cả khi trẻ sơ sinh bị ngã từ giường xuống không bị bất tỉnh hoặc không có các chấn thương nghiêm trọng, cha mẹ vẫn cần lưu tâm tới những dấu hiệu sau và đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.
-
Trẻ khóc mãi không ngừng
-
Bị sưng phồng ở vùng đầu tại bất kì vị trí nào, đặc biệt là tại các thóp trước, thóp sau
-
Bé liên tục dùng tay cọ xát đầu, mặt
-
Buồn ngủ quá mức hoặc lờ đờ, ngủ gà
-
Có máu hoặc chất lỏng màu vàng chảy ra từ mũi hoặc tai
-
Khóc, kêu the thé khác với bình thường
-
Rối loạn, mất thăng bằng hoặc tiếp tục choáng ngã
-
Phối hợp hoạt động kém hoặc không giống bình thường
-
Đồng tử hai mắt không có cùng kích thước
-
Nhạy cảm với âm thanh hoặc ánh sáng
-
Nôn mửa
-
Không phản ứng lại khi bạn cưng nựng, nói chuyện hay vỗ về ôm ấp bé
Nếu bạn nhận thấy bất cứ thay đổi nào như mô tả ở trên ở trẻ, hoặc bé trở nên hoàn toàn khác với bình thường, hoặc bạn cảm thấy có điều gì đó bất thường, hãy đưa trẻ đi cấp cứu càng sớm càng tốt. Hãy nhớ, các dấu hiệu tổn thương của trẻ có thể nặng lên rất nhanh nên đừng chần chừ gì cả.
Trẻ bị chấn động não có những biểu hiện nào
Có thể ngay sau khi bị ngã bé không có những dấu hiệu nào đáng lo ngại thì cha mẹ vẫn nên lưu ý bởi trẻ có thể bị những chấn động ở bên trong và không biểu hiện triệu chứng ngay lập tức.
Chấn động não là một tổn thương não bộ có thể ảnh hưởng đến hành động, cảm xúc của trẻ nhỏ. Vì trẻ sơ sinh rất nhỏ và không thể nói cho bạn biết trẻ cảm thấy như thế nào, đau ở đâu hay có gì đó không bình thường nên việc phát hiện được các triệu chứng của chấn động não là rất khó khăn.
Điều đầu tiên bạn nên chú ý đó là theo dõi các kỹ năng phát triển thông thường của trẻ. Trẻ sơ sinh không thể nói bập bẹ được nhưng trẻ sẽ biết phản ứng bằng nét mặt hoặc tiếng kêu vui thích khi bạn nói chuyện hay cưng nựng trẻ hoặc dõi theo, cử động chân tay khi nhìn thấy đồ chơi yêu thích.
Các dấu hiệu thay đổi khác bạn nên chú ý bao gồm:
-
Trẻ quấy khóc khi ăn
-
Thay đổi về thói quen ngủ
-
Khóc nhiều hơn khi ở một tư thế nào đó (so với khi ở vào các tư thế khác)
-
Khóc nhiều hơn bình thường
-
Trở nên dễ bị kích động, dễ cáu gắt
Chấn động não không phải là tổn thương duy nhất có thể xảy ra sau khi trẻ sơ sinh bị ngã từ trên giường. Các tổn thương ở bên trong bé có thể bị bao gồm rách các mạch máu, vỡ xương sọ hoặc tổn thương não.
Đề phòng trẻ sơ sinh bị ngã từ trên giường xuống đất
Trẻ sơ sinh còn quá non nớt nên việc chịu những chấn thương do ngã có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Cha mẹ nên lưu ý thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho con bằng các cách sau:
-
Trẻ không nên được để trẻ ngủ hay chơi một mình trên giường của người lớn. Ngoài nguy cơ ngã, trẻ còn có nguy cơ bị mắc kẹt giữa tường và giường hoặc giữa giường và những đồ vật khác hoặc với những chăn gối quá dày, to so với trẻ. Giường của người lớn thường không đáp ứng được các tiêu chuẩn về an toàn giấc ngủ cho trẻ.
-
Bạn nên có giường riêng dành cho trẻ với những thanh chắn, chăn gối phù hợp với trẻ sơ sinh. Nếu bạn cho trẻ ngủ chung giường hoặc chơi trên giường của bạn, hãy đảm bảo giường có những thanh chắn, bỏ bớt các vật dụng không phù hợp như gối to, mềm, chăn quá dày hoặc quá to. Hãy trải các thảm dày, ém xung quanh giường, kê giường sát tường hoặc giữa phòng, đảm bảo không có khe hở vừa đủ để bé lọt xuống.
-
Khi đặt bé trên các ghế dài, so pha, ghế tựa, hãy lưu ý tương tự và đảm bảo lúc nào cũng có người lớn trông chừng trẻ.
Khi trẻ sơ sinh bị ngã từ giường xuống, cha mẹ cần thật sự bình tĩnh và xử lý nhanh và thật cẩn thận. Hãy theo dõi bé trong vòng 1 tháng liên tục để chắc chắn rằng bé đang thật sự khỏe mạnh và an toàn.
Nguồn: Tổng hợp Internet