Tiếp xúc trực tiếp với người bị cúm là nguyên nhân khiến bé bị nhiễm virus cảm cúm (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cảm cúm là một trong những bệnh hay gặp nhất ở trẻ nhỏ. Khi bị bệnh trẻ sẽ cảm thấy rất khó chịu, mệt mỏi và kèm theo một số triệu chứng khác. Vì thế, mẹ cần biết cách chữa cúm cho bé từ sớm để bé cảm thấy dễ chịu hơn và khỏe khoắn hơn. Vậy trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải làm sao, tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây. 

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị mắc cảm cúm

Cảm cúm là bệnh do virus Influenza gây nên, tại Việt Nam chúng thường do hai chủng virus cúm A và B gây ra. những đối tượng rất dễ mắc bệnh cảm cúm đó là trẻ nhỏ do cơ thể yếu và sức đề kháng không cao nên rất bị virus xâm nhập. Trẻ thường bị virus xâm nhập vào cơ thể qua những đường sau đây:

  • Lây virus cảm cúm trực tiếp từ người sang người: Virus cảm cúm bị truyền đi qua đường giọt bắn. Khi giao tiếp, nói chuyện, bắt tay, ôm hôn hoặc khi người bị cúm ho hoặc hắt hơi, virus sẽ từ không khí lây nhiễm sang bé. 

  • Lây virus cảm cúm gián tiếp qua bề mặt đồ vật: Người bị cúm khi ho hoặc hắt hơi sẽ phát tán virus lên các đồ vật. Khi bé vô tình tiếp xúc với những đồ vật đó bằng tay và đưa tay lên mắt mũi miệng thì virus sẽ theo đường đó đi vào cơ thể bé. 

Tiếp xúc trực tiếp với người bị cúm là nguyên nhân khiến bé bị nhiễm virus cảm cúm (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh bị cảm cúm

Trẻ sơ sinh vì còn quá nhỏ để thể hiện chính xác những cảm nhận của bé về các triệu chứng như đau đầu hay đau cơ. Bé chỉ có thể biểu hiện thông qua việc quấy khóc và những dấu hiệu khác như:

  • Bé bị sốt cao 39 độ C mà không rõ nguyên nhân 

  • Lạnh người, run toàn thân

  • Bé bị ho khan kéo dài hơn 2 tuần

  • Chảy nước mũi và nghẹt mũi

  • Cơ thể mệt mỏi

  • Một số trường hợp nôn ói và tiêu chảy

  • Mắt bé đỏ và có gỉ mắt

  • Đau ở vùng tai, mặt và đầu

Ngoài ra còn có một số triệu chứng nghiêm trọng sau đây. Nếu bố mẹ thấy những triệu chứng này, hãy nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện ngay để được các bác sĩ chữa trị.

  • Bé khó thở hoặc thở dốc

  • Da xanh, tím tái

  • Tiểu ít, són tiểu, nước tiểu có màu vàng đậm do bé bị mất nước nghiêm trọng

  • Ói liên tục

  • Hôn mê

Trẻ sơ sinh bị cảm cúm có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Nếu không biết cách xử lý nhanh chóng và chính xác trẻ bị cảm cúm, bé có thể sẽ gặp những biến chứng nguy hiểm sau đây:

  • Bệnh viêm tai giữa: Khoảng 5 đến 10% trẻ bị cảm cúm có nguy cơ bị nhiễm trùng tai. Bệnh do vi khuẩn hoặc virus ở tai giữa thường đi kèm với nhiễm trùng đường hô hấp trên. Sở dĩ nhiễm trùng tai xảy ra khi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào không gian phía sau màng nhĩ của bé gây ra. 

  • Chứng thở khò khè: Ngay cả khi bé không có tiền sử bị bệnh hen suyễn, bệnh cảm cúm khiến bé thở khò khè.

  • Các bệnh về nhiễm trùng thứ cấp: Ngoài ra bé có thể sẽ mắc những bệnh về viêm xoang, viêm phổi, viêm họng,… các trường hợp này mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ để được điều trị. 

  • Ngoài ra bé còn có thể bị các biến chứng về tim mạch (viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim, co mạch ngoại vi,…), thần kinh (viêm màng não, viêm tủy cắt ngang, liệt thần kinh,…)

Sốt cao và kéo dài là biểu hiện của bé bị cảm cúm (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải xử lý như thế nào?

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị cảm cúm phải làm sao. Để tránh nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, bố mẹ hãy nhanh chóng đưa ra cách xử lý và chăm sóc cho bé thật tốt để bé nhanh hết bệnh. Sau đây là một số những điều bố mẹ nên làm để chăm sóc bé trong thời gian bé bị cảm cúm

Xịt rửa sạch nhầy trong mũi cho trẻ

Khi trẻ sơ sinh bị cảm cúm nghẹt mũi và dịch nhầy trong mũi chính là nguyên nhân khiến bé khó thở và nghẹt mũi. Tuy nhiên bé còn quá nhỏ để có thể tự hỉ mũi nên rất cần đến sự trợ giúp của mẹ và dụng cụ  mũi chuyên dùng. Mẹ hãy thực hiện các bước sau đây để vệ sinh dịch nhầy trong mũi bé nhé.

  • Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ hút mũi, khăn hoặc giấy mềm và đặc biệt là nước muối sinh lý.

  • Để bé nằm ngửa, kê dưới đầu bé một chiếc khăn mềm. 

  • Nhỏ vào mũi bé 2 đến 3 giọt nước muối sinh lý để làm lỏng dịch mũi. Việc này sẽ làm mũi dễ hút hơn và có tác dụng diệt khuẩn.

  • Giữ yên đầu bé và tiến hành hút dịch nhầy bên trong mũi bé bằng dụng cụ hút mũi.

  • Sau khi hút xong, nhỏ vào mũi bé 1 giọt nước muối sinh lý nữa để vệ sinh lại mũi.

Mẹ chú ý chỉ nên thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương mũi của bé. Mỗi ngày chỉ nên làm 1 đến 2 lần và không làm liên tục 4 ngày. Điều này có thể làm mũi bé bị khô, gây hại và tổn thương niêm mạc mũi.

Vệ sinh mũi cho bé để bé dễ dàng hít thở hơn (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chữa cảm cúm cho bé sơ sinh bằng tắm nước gừng

Tắm nước gừng là một mẹo dân gian rất hiệu quả giúp phòng ngừa và điều trị cảm cúm khá tốt được nhiều người áp dụng khi bé bị ốm. Theo quan niệm, gừng là thảo dược có tính nóng và có tác dụng làm ấm cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh cúm. Bên cạnh đó, hơi nước từ gừng có thể làm lỏng dịch mũi và đờm, làm bé cảm thấy dễ chịu hơn. 

Để làm nước gừng tắm cho bé, mẹ thực hiện như sau:

  • Giã nhuyễn hai nhánh gừng sống rồi cho vào cốc nước sôi. Mẹ ủ trong vài phút và hoà chậu nước ấm đã chuẩn bị đi tắm cho bé.

  • Sau đó, mẹ cho bé vào tắm như bình thường. Lưu ý mẹ nên tắm nhanh, không ngâm bé trong nước quá lâu. Nếu trời quá lạnh, hãy bật thêm đèn sưởi cho bé ấm. 

Chú ý: Mẹ chỉ nên thực hiện phương pháp này đối với bé hơn 1 tháng tuổi. Đặc biệt không thực hiện với những bé có làn da nhạy cảm hay đang gặp phải các vấn đề về da. 

Tắm nước gừng cho bé là cách giải cảm cúm rất hiệu quả (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi bị cảm cúm

Cho bé bú đủ sữa

Sữa mẹ là sữa tốt nhất vì rất giàu kháng thể và chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng để bé khỏe mạnh và phục hồi sức khoẻ. mẹ hãy cho bé bú nhiều hơn để bé không bị mất nước trong khoảng thời gian bị cảm cúm này. Hầu hết các bé sơ sinh đều bú mẹ, vậy nên mẹ cũng đừng nên bổ sung nhiều thực phẩm dinh dưỡng, ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin để đảm bảo nguồn sữa chất lượng cho bé nhé. 

Bên cạnh đó, đối với những bé đã đủ tuổi, mẹ hãy cho bé uống thêm nước lọc hoặc một số các loại nước súp, nước ép hoa quả khác để bổ sung chất dinh dưỡng cho con.

Cho bé bú đủ sữa mẹ để tăng sức đề kháng và tránh mất nước (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cho trẻ đi thăm khám

Nếu bé bị các triệu chứng của bé trở nặng và kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm, bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần đó ngay để được điều trị:

  • Sốt cao trên 38, 5 độ C liên tục trong 3 ngày

  • Trẻ bỏ ăn, bỏ bú, bỏ uống nhiều ngày và hay nôn

  • Nghẹt mũi kéo dài hơn 2 tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm

  • Bé khó thở hoặc thở nhanh 

  • Trẻ ngủ li bì, thỉnh thoảng bị giật mình hay co giật toàn thân

  • Bé bị đau mắt, mắt có màu đỏ và trong mắt có gỉ vàng

Khi nhận thấy các dấu hiệu trên của bé, bố mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ ngay để được điều trị, tránh để lại những biến chứng xấu sau này.

Đưa trẻ đến bác sĩ ngay nếu thấy các triệu chứng trở nặng và kéo dài (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cha mẹ cần lưu ý những gì khi chăm sóc trẻ sơ sinh tại nhà

Ngoài việc tìm hiểu cách chữa bệnh hiệu quả, cha mẹ cũng đừng quên tìm hiểu về những sai lầm thường mắc phải khi chăm sóc bé bị cúm để tránh việc bé lâu hồi phục, mà còn gây hại cho bé. Sau đây là một số sai lầm mà cha mẹ hay mắc phải trong quá trình chăm sóc bé. 

Tự ý cho con dùng thuốc

Nhất nhiều bố mẹ đã chủ quan, thấy bé bị cảm cúm thì cho con uống thuốc điều trị cảm cúm thông thường mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc trị cảm cúm chỉ dành cho trẻ đủ 2 tuổi. Nếu lỡ cho trẻ quá nhỏ uống nhầm thuốc dành cho trẻ lớn sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng. 

Không tự ý cho bé uống trị cảm nếu không có chỉ định của bác sĩ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Không cho bé dùng mật ong

Mật ong được biết đến như một vị thuốc rất tốt trong việc chữa cảm cúm cho trẻ. Tuy nhiên đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi, việc sử dụng mật ong được cho là không an toàn với trẻ. Nguyên nhân là do mật ong chứa hợp chất botulinum, hợp chất này khiến bé bị ngộ độc và ảnh hưởng đến răng của bé. 

Không sử dụng mật ong với những bé dưới 12 tháng tuổi (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lạm dụng kháng sinh với bé

Nhiều bố mẹ muốn bé nhanh lành bệnh nên đã cho bé uống kháng sinh. Tuy nhiên kháng sinh chỉ có tác dụng bởi các bệnh lý gây ra do vi khuẩn. Mà cảm cúm là do virus gây ra nên thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng và gây ra những tác dụng phụ không tốt cho bé như kháng kháng sinh, các bệnh về đường ruột.

Không lạm dụng kháng sinh để tránh những hậu quả xấu (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phòng ngừa nguy cơ bị nhiễm cảm cúm cho trẻ sơ sinh

Cảm cúm khiến bé rất khó chịu và ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bé, vậy nên việc phòng ngừa nguy cơ bị cảm cúm ở trẻ là rất cần thiết. Bố mẹ hãy áp dụng những biện pháp dưới đây để bảo vệ bé khỏi những tác nhân gây cảm cúm: 

  • Đầu tiên và quan trọng nhất, cách ly bé khỏi nguồn bệnh vì có rất nhiều chủng virus gây ra cảm cúm. Bé có thể bị tái đi tái lại nhiều lần với mỗi chủng virus khác nhau. Tuyệt đối không cho bé tiếp xúc với những người đang bị cảm cúm vì cơ thể của bé đang còn rất non yếu, hệ miễn dịch của bé cũng rất dễ bị virus tấn công và gây bệnh.

  • Thứ hai, ngay khi bé đủ tuổi, mẹ hãy mang bé đến các trung tâm y tế để tiêm vắc xin phòng ngừa cảm cúm. 

  • Cho bé bú sữa mẹ thường xuyên để tăng cường sức đề kháng đồng thời cung cấp đầy đủ những dưỡng chất để bé phát triển một cách tốt nhất. 

  • Vệ sinh cá nhân cho bé mỗi ngày, vệ sinh thường xuyên những món đồ chơi hoặc những vật dụng bé hay tiếp xúc để tránh virus bám bụi rồi lây sang bé.

  • Bố mẹ cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi chăm sóc bé hoặc cho bé ăn. Bỏ thói quen sà vào ẵm bé ngay khi vừa ở ngoài đường về. 

  • Cho bé đi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để theo dõi sự phát triển của bé cũng như phát hiện sớm nguy cơ mắc cúm và các bệnh lý khác. 

Tiêm vắc xin ngay khi bé đủ tuổi để phòng ngừa bệnh cảm cúm (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ cho bạn những thông tin về cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị cúm, Hy vọng với những gì mà chúng tôi chia sẻ, bố mẹ có thể giải đáp được câu hỏi “trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải làm sao“. Đừng quên theo dõi website của Monkey để biết thêm nhiều bài học về nuôi dạy trẻ. 

Nguồn: Tổng hợp Internet

Bài viết có hữu ích?