Trẻ dưới 6 tháng tuổi bị cảm cúm bố mẹ không nên chủ quan vì tình trạng cúm ở trẻ sơ sinh khá nguy hiểm. Phụ huynh hãy chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa và chữa trị cảm cúm hiệu quả cho bé. Cùng Monkey tìm hiểu những phương pháp phòng tránh, chữa trị và chăm sóc hiệu quả khi trẻ sơ sinh bị cảm cúm.
Các dấu hiệu cho thấy trẻ dưới 6 tháng bị cảm cúm
Thông thường khi bị cảm cúm, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng, dấu hiệu để cho thấy trẻ đang bị cảm cúm. Những biểu hiện cảm cúm ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thường khá giống với biểu hiện của cảm cúm, nhưng triệu chứng sẽ nặng hơn và thời gian khỏi bệnh lâu hơn.
Do vậy, bố mẹ hãy luôn quan sát và phát hiện bệnh cảm cúm qua những biểu hiện sớm nhất. Như vậy trẻ mới có thể được chữa trị và chăm sóc kịp thời. Tránh tình trạng bố mẹ không phát hiện được biểu hiện và khiến cho tình trạng bị bệnh ở trẻ nguy hiểm hơn. Dưới đây là những dấu hiệu thông thường mà phụ huynh có thể dễ dàng nhận biết:
Các dấu hiệu cảm cúm thông thường
Bệnh cảm cúm chủ yếu lây sang hệ hô hấp và có tính truyền nhiễm cấp tính do virus cúm gây ra. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi bị cảm cúm là do bị lây nhiễm thông qua sự lây lan virus cúm bằng đường tiếp xúc hoặc hít thở.
Đối với các trường hợp thông thường, trẻ sơ sinh sẽ có những dấu hiệu cảm cúm sau 1 – 2 ngày bị nhiễm virus cúm. Những triệu chứng này sẽ xuất hiện và kéo dài khoảng 5 – 7 ngày. Nguồn bệnh có thể lây trực tiếp từ người bệnh lây nhiễm sang trẻ hoặc có thể virus còn sống trong không khí xâm nhập vào cơ thể trẻ.
Những biểu hiện thông thường xảy ra ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi:
-
Mũi của trẻ bị tắc nghẽn gây khó thở.
-
Trẻ xuất hiện chất dịch nhầy bên trong khoang mũi. Lúc đầy chất dịch này loãng, sau đó chất dịch nhầy bị đặc, có màu vàng hoặc xanh.
-
Trẻ sốt nhẹ khoảng 38 độ C thời gian sốt kéo dài khoảng 5 – 7 ngày.
-
Trẻ thường xuyên hắt hơi và sổ mũi.
-
Trẻ kén bú, bú ít hoặc không muốn bú sữa mẹ.
-
Trẻ quấy khóc do cơ thể đột ngột mất sức.
-
Trẻ bắt đầu sốt cao và nổi ban đỏ khắp người.
Biến chứng nguy hiểm khi mắc cảm cúm ở trẻ dưới 6 tháng
Nếu bố mẹ không chăm sóc và chữa trị kịp thời, trẻ có thể xuất hiện những biến chứng do cảm cúm gây ra. Những biến chứng này có thể khiến cho sức khoẻ của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau này. Dưới đây là những biến chứng trẻ có thể gặp khi bị cảm cúm:
-
Biến chứng viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh: biến chứng này do trẻ sơ sinh bị cảm cúm biến chứng nhiễm trùng ở tai. Biến chứng này xảy ra trong quá trình vi khuẩn, virus xâm nhập vào phổi sau đó xâm nhập vào phía sau màng nhĩ và gây nhiễm trùng.
-
Các biến chứng viêm đường hô hấp do cảm cúm gây ra: viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng, hen phế quản kịch phát, áp xe phổi, hỏng đường thanh quản,… những triệu chứng này xảy ra khi các triệu chứng thông thường ở cảm cúm khiến không được chữa trị kịp thời.
-
Trẻ bị nhiễm virus cúm A/H1N1 có nguy cơ cao gặp những biến chứng về viêm đường hô hấp. Nếu trẻ bị nhiễm cúm A/H5N1 sẽ khiến cơ thể nhiễm biến chứng viêm phổi nặng ở trẻ.
-
Biến chứng do cảm cúm ảnh hưởng xấu đến các cơ quan thần kinh: viêm màng não, viêm tuỷ cắt ngang, liệt nửa người, liệt sọ thần kinh cao.
-
Biến chứng nguy hiểm nhất là hội chứng Reye hay còn được gọi là hội chứng sưng tấy bên trong gan và não. Hội chứng này rất ít gặp ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi nhưng tình trạng trầm trọng và gây tỷ lệ tử vong rất cao. Khi các triệu chứng của cúm bớt dần, đột nhiên trẻ xuất hiện triệu chứng buồn nôn. Sau đó khoảng 1 – 2 ngày trẻ bắt đầu mê sảng, co giật và nguy cơ cao khiến trẻ tử vong.
Hướng dẫn chăm sóc và điều trị trẻ dưới 6 tháng tuổi bị cảm cúm
Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi bị cảm cúm cần có những biện pháp chữa trị đúng cách và kịp thời. Khi trẻ bị cúm, bố mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ khoa Nhi để được thăm khám và điều trị đúng cách, kịp thời.
Dưới đây là những phương pháp điều trị đơn giản tại nhà mà bố mẹ nên biết:
Làm sạch mũi cho trẻ
Triệu chứng chảy nước mũi ở trẻ sơ sinh khi bị cảm cúm rất phổ biến. Nước mũi chảy ra bám đầy khoang mũi khiến trẻ khó thở. Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi bị cảm cúm, trẻ chưa tự xì mũi được. Việc này cần bố mẹ làm sạch mũi và hút hết chất nhầy ra bên ngoài mũi cho trẻ dễ thở hơn.
Hướng dẫn các bước thực hiện làm sạch mũi cho trẻ:
-
Chuẩn bị các dụng cụ khử sạch mũi cho trẻ, bao gồm dụng cụ hút mũi, khăn hoặc giấy mềm, nước muối sinh lý để có thể rửa mũi.
-
Đầu tiên khử khuẩn các dụng cụ để khử khuẩn các dụng cụ y tế. Tiếp theo đó thực hiện các biện pháp để chuẩn bị làm sạch mũi cho trẻ.
-
Trải một tấm chăn lên giường và quấn một chiếc khăn để kê đầu em bé cao hơn. Nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý nồng độ thấp để làm lỏng chất dịch nhầy. Đồng thời nước muối cũng có tác dụng khử khuẩn bên trong mũi trẻ để có thể dễ dàng thực hiện hút chất dịch nhầy ra bên ngoài.
-
Ba mẹ nên cho trẻ ngủ hoặc giữ đầu trẻ và tiến hành hút dịch nhầy bằng ống hút dịch nhầy y tế. Nên để đầu ống đưa vào mũi trẻ khoảng 0.5 cm tránh làm hỏng màng mũi của trẻ.
-
Sau khi hút dịch mũi xong, trong khoang mũi còn dính các chất dịch nhầy, mẹ sử dụng nước muối sinh lý nhỏ vào và vệ sinh mũi lại lần nữa.
Lưu ý: không nên vệ sinh khoang mũi quá nhiều lần trong ngày vì như vậy có thể khiến trẻ bị khó chịu. Đặc biệt, quá trình vệ sinh khoang mũi chưa đúng cách cũng có thể khiến khoang mũi của bé bị nhiễm trùng.
Dưỡng ẩm không khí
Dưỡng ẩm không khí là điều quan trọng trong quá trình điều trị khi trẻ bị cảm cúm. Không khí khô và lạnh sẽ khiến cho tình trạng cảm cúm của trẻ nguy hiểm hơn. Do đó, bố mẹ có thể chuẩn bị cho trẻ một máy tạo độ ẩm ngay bên trong phòng ngủ của bé.
Lưu ý khi sử dụng máy tạo ẩm không khí trong phòng trẻ:
-
Không nên để không khí bên trong phòng quá ẩm. Khi phát hiện có hơi nước tồn đọng trên bề mặt, đồ vật cần tắt máy và mở cửa sổ thông thoáng.
-
Thường xuyên kiểm tra, vệ sinh máy tạo ẩm định kỳ vì có thể gây khí độc hoặc nấm mốc nguy hiểm bên trong.
Xem thêm: Trẻ 5 tháng tuổi bị cảm cúm – Hướng dẫn phòng ngừa và điều trị
Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ dưới 6 tháng tuổi bị cảm cúm
Trẻ sơ sinh cần được bảo vệ và chăm sóc kỹ lưỡng, đặc biệt là khi trẻ dưới 6 tháng tuổi bị cảm cúm. Bố mẹ không chỉ chăm sóc và chữa trị cho trẻ đúng cách mà cần phải lưu ý những điều dưới đây:
Không tùy tiện sử dụng thuốc
Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi bị cảm cúm, bố mẹ tốt nhất là tìm cách hạ sốt cho trẻ nhanh chóng. Không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh. Tác dụng phụ cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi bị cảm cúm:
-
Trong thuốc hạ sốt chứa Ibuprofen gây kích thích đường tiêu hoá ở trẻ, nghiêm trọng hơn sẽ gây niêm mạc tại ruột.
-
Acetaminophen có trong thuốc chuyển hoá bên trong gan và được bài tiết qua nước tiểu. Nhưng khi sử dụng quá liều sẽ khiến tích luỹ trong tuỷ thận dẫn đến tình trạng hoại tử ống thận cấp và suy thận cấp.
Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi không được uống thuốc do hệ miễn dịch ở trẻ còn quá non nớt, không thể nào hấp thụ hoặc tiêu hoá các thành phần của thuốc trị sốt được. Và đối với trẻ trên 3 tháng tuổi cũng cần có sự chỉ định của bác sĩ mới có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt, không nên tự ý hạ sốt bằng thuốc cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi tại nhà.
Không sử dụng mật ong
Mật ong được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc dân gian chữa cảm cúm, hiệu quả của mật ong trong việc chữa ho chữa cảm cúm. Nhưng việc bố mẹ sử dụng mật ong để chữa trị là không nên vì trẻ có thể ngộ độc do Clostridium botulinum có trong mật ong.
Thông thường ở người lớn, khi mật ong đi vào cơ thể, hệ tiêu hoá sẽ tiết ra các enzym phá huỷ tế bào botulinum khiến chúng không thể sinh sản và gây độc. Nhưng đối với trẻ em, đặc biệt trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thì khác. Hệ tiêu hoá trẻ chưa tạo được các enzym có thể phá huỷ các bào tử botulinum, do vậy, không nên áp dụng các bài thuốc chữa cảm dân gian có mật ong cho trẻ sơ sinh sử dụng.
Không chỉ mật ong, các chất làm ngọt như siro ngô cũng là nguyên nhân gây ngộ độc ở trẻ. Những thành phần này được coi là an toàn do các thành phần bên trong không bị ô nhiễm do đất. Nhưng bác sĩ vẫn nên khuyến cáo trẻ không nên sử dụng đồ ngọt trước 12 tháng tuổi.
Để trẻ tránh xa mùi thuốc lá
Trong thuốc lá chứa hàng nghìn chất gây hại trực tiếp đến người hút thuốc và bản thân người ngửi khói thuốc. Đặc biệt, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi có hệ hô hấp phát triển chưa hoàn chỉnh. Do đó khi bố hoặc người khác hút thuốc gần trẻ sẽ gây ra những nguy cơ về đường hô hấp nặng hơn.
Khi trẻ dưới 6 tháng tuổi bị cảm cúm, việc ngửi mùi thuốc lá sẽ gây những tác hại trầm trọng về cơ thể trẻ. Việc ngửi khói thuốc còn độc hại hơn cả bản thân người hút thuốc 2 đến 3 lần. Thông thường trẻ có thể hấp thụ hoá chất độc hại do người hút thuốc nhả khói tương đương với người hút 10 điếu thuốc.
Các triệu chứng về các bệnh nhiễm về đường hô hấp nhất là cảm cúm nặng hơn thông thường. Nếu trẻ chưa bị cảm cúm thì khả năng bị nhiễm bệnh cao hơn những trẻ không ngửi mùi khói thuốc. Do vậy, những người bên trong nhà hạn chế hút thuốc gần trẻ hoặc bỏ thuốc ngay từ bây giờ để bảo vệ sức khoẻ của cả gia đình và bản thân người hút, đặc biệt là bảo vệ sức khoẻ trẻ sơ sinh ngay từ ban đầu.
Không sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ
Thuốc kháng sinh có tác dụng điều trị những bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Có nhiều loại thuốc kháng sinh khác nhau để tiêu diệt, kìm hãm những vi khuẩn khác nhau. Do đó, bố mẹ không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh chữa trẻ dưới 6 tháng tuổi bị cảm cúm khi chưa có chỉ định của Bác sĩ.
Trẻ sơ sinh có hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể chưa hoàn chỉnh do vậy rất dễ mắc bệnh do virus gây ra. Có thể là bệnh cảm cúm, cảm lạnh,… Do vậy bố mẹ có thể nhầm lẫn là trẻ bị nhiễm vi khuẩn nên cho trẻ uống kháng sinh. Không chỉ không chữa khỏi bệnh mà còn khiến trẻ phải chịu những tác dụng phụ của thuốc.
Vì vậy, tuyệt đối không được sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ dưới 6 tháng tuổi bị cảm cúm mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Chúng ta không biết được hậu quả sau khi cho trẻ uống thuốc kháng sinh không đúng cách và phù hợp. Đặc biệt, nếu trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi bị cảm cúm, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám chữa trị kịp thời.
Khi nào cần đưa trẻ đi nhập viện?
Theo khuyến cáo của bác sĩ, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng đến bệnh viện thăm khám và nhận hướng dẫn chăm sóc, chữa trị tại nhà. Trường hợp trẻ dưới 6 tháng tuổi bị cảm cúm cần đi nhập viện là khi xuất hiện những triệu chứng hiếm gặp như:
-
Trẻ có dấu hiệu sốt cao trên 38.5 độ C liên tục trên 3 ngày và sốt lên đến 39 độ C và không có dấu hiệu hạ sốt sau đó.
-
Trẻ không muốn bú sữa mẹ liên tục nhiều ngày và xuất hiện những triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy liên tục.
-
Triệu chứng nghẹt mũi kéo dài hơn 2 tuần và không thuyên giảm trong những ngày tiếp theo.
-
Đột nhiên trẻ thở dốc và quấy khóc do khó thở, nhịp thở trở nên nhanh hơn.
-
Đột nhiên trẻ gãi tai đỏ lên do đau tai, bên trong tai xuất hiện dịch mủ.
-
Trong quá trình trẻ bị sốt cao, cơ thể bé xuất hiện những chùm ban đỏ nổi lên ở mặt, chân tay sau đó là lan lên toàn người.
-
Đau mắt, trẻ thường xuyên dụi mắt khiến mắt đỏ sưng lên và xuất hiện gỉ vàng
Phòng ngừa nguy cơ bị nhiễm cúm ở trẻ dưới 6 tháng tuổi
Chúng ta không thể nào phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm cúm triệt để để bảo vệ an toàn tuyệt đối cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Nhưng bố mẹ cũng cần có những biện pháp hạn chế tối đa việc lây nhiễm virus cúm cho trẻ. Cần thực hiện các biện pháp phòng tránh dưới đây:
Thực hiện vệ sinh, khử khuẩn hằng ngày
Để tránh việc trẻ bị lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp với các bề mặt, đồ vật, bố mẹ hãy thường xuyên khử khuẩn bề mặt và đồ vật đó. Sau đó mới có thể cho trẻ tiếp xúc được. Nên nhớ quy tắc, rửa tay trước khi nấu nướng, trước khi ăn và sau khi động đồ sống, tiếp xúc với bệnh nhân bị nhiễm cảm cúm.
Nếu trong nhà có người bị nhiễm cảm cúm, thực hiện các biện pháp cách li hoàn toàn và khử khuẩn trong khuôn viên nhà thường xuyên hơn. Vệ sinh cá nhân cho bé mỗi ngày để đảm bảo virus, vi khuẩn không có cơ hội bám vào người bé và xâm nhập vào cơ thể.
Cho bé bú mẹ đều đặn
Việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất là sự cần thiết cho sự phát triển và tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Nguồn dinh dưỡng trẻ được cung cấp chủ yếu lúc bấy giờ là sữa mẹ. Vì thế, mẹ không nên lơ là trong việc cho bé bú.
Sữa mẹ còn là nơi cung cấp hệ miễn dịch tạm thời cho trẻ để có thể chống lại những virus, vi khuẩn độc hại. Nếu mẹ đã tiêm phòng chống cúm trước đó thì sữa mẹ cũng chứa những kháng khuẩn virus cúm truyền sang trẻ.
Mọi người thường xuyên tiếp xúc trẻ cần tiêm phòng vaccine cúm
Vaccine cúm là loại vaccine ngăn ngừa sự xâm nhập của virus cúm. Vì vậy, người lớn, trẻ lớn đủ tuổi tiêm vaccine cúm cần tiêm phòng sớm để hạn chế những nguy cơ lây nhiễm xung quanh trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.
Nồng độ kháng thể trong vaccine cúm sẽ giảm dần, do đó mỗi người cần tiêm nhắc lại vaccine cúm hàng năm để duy trì kháng khuẩn bảo vệ khỏi virus cúm. Nhờ vậy trẻ sơ sinh cũng hạn chế được các nguy cơ lây nhiễm tốt nhất.
Trên đây là những thông tin chi tiết khi trẻ dưới 6 tháng tuổi bị cảm cúm mà Monkey tổng hợp và chia sẻ. Bài viết trên đã phân tích chi tiết về triệu chứng, cách chữa trị và phòng bệnh trước virus cúm nguy hiểm. Hy vọng phụ huynh sau khi đọc bài viết này đã có hành trang vững hơn trong việc chăm sóc và bảo vệ con nhỏ. Đừng quên đăng ký và theo dõi Monkey để cập nhật những kiến thức mới nhất học cách nuôi dạy con.
Nguồn: Tổng hợp Internet