Cầm máu cho trẻ khi bị ngã dập môi. (Ảnh: Nguồn Internet)

Khi bị ngã trẻ có nguy cơ bị va đập phần miệng xuống đất khiến môi bị sưng, hay dập môi. Trẻ bị ngã sưng môi phải làm sao? 7 mẹo làm giảm sưng môi cho trẻ tại nhà.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ ngã bị sưng môi

Trẻ nhỏ có thể bị ngã do sự bất cẩn của người lớn khi trông chừng trẻ hoặc trẻ tự chơi đùa không cẩn thận khiến bị ngã. Trẻ bị ngã sưng môi do miệng vị va đập vào vật cứng hay do khi ngã răng bị va vào môi. Khi bé bị ngã sưng môi cha mẹ cần xử lý như sau:

Cầm máu

Cầm máu cho trẻ khi bị ngã dập môi. (Ảnh: Nguồn Internet)

Nếu trẻ bị ngã dập môi bị chảy máu, cha mẹ cần tiến hành cầm máu cho trẻ. Sử dụng một miếng gạc hoặc khăn sạch (đã được làm ướt với nước lạnh), đè nhẹ nhàng lên chỗ chảy máu càng lâu càng tốt. Đè khoảng 10 phút cho máu ngừng chảy. Nếu bé giãy giụa nhiều vì đau và sợ. Mẹ cần tìm cách dỗ dành để bé bình tĩnh lại và tiếp tục đè cầm máu. 

Đối với các vết thương ở trong miệng (môi trên hay môi dưới), mẹ nhẹ nhàng đè chỗ môi bị chảy máu lên phần răng hay nướu của bé trong khoảng 10 phút hoặc càng lâu càng tốt. Không được kéo môi bé ra kiểm tra thử vì làm như vậy máu sẽ chảy trở lại. 

Đánh lạc hướng bé

Để thuận tiện hơn cho việc sơ cứu cho bé, cha mẹ có thể đánh lạc hướng bé bằng cách hỏi chuyện hay cho bé xem phim hoạt hình, các chương trình mà bé yêu thích. Bé ngồi yên sẽ dễ dàng xử lý vết thương hơn, việc cầm máu cho trẻ cũng dễ dàng hơn.

Làm mát

Với những vết sưng môi thông thường mà không có vết thương hở, cha mẹ có thể làm giảm đau và giảm sưng bằng cách sử dụng nước đá áp vào chỗ chảy máu. Có thể cho bé mút kem lạnh khi vết thương trên môi và trong miệng không quá lớn.

Dùng thuốc giảm đau nếu cần thiết

Trong trường hợp bé bị đau nhiều có thể cho bé dùng thuốc giảm đau. (Ảnh: Nguồn Internet)

Thông thường vết thương miệng sẽ không làm bé đau quá lâu. Nhưng nếu bé vẫn khó chịu nhiều, mẹ có thể cho bé sử dụng một ít thuốc giảm đau. Tốt nhất, chỉ dùng khi cảm thấy thật sự cần thiết và nên có sự thông qua của bác sĩ. 

Cho bé ăn cẩn thận

Khi vết thương đang lành dần, cho trẻ ăn các loại thức ăn được nên nhạt, tránh các món có tính axit như nước cam, chanh hay quá mặn như nước mắm. Các món ăn mềm, dễ nhai sẽ giúp bé dễ ăn hơn, hạn chế đụng vào vết thương. Có thể cho bé ăn kem lạnh để làm dịu vết thương của bé. Khi ăn xong cho bé súc miệng lại bằng nước ấm để làm sạch miệng tuy nhiên không súc miệng bằng nước ấm quá sớm khi máu mới được cầm.

Các mẹo làm giảm sưng môi cho trẻ

Đa số trường hợp, sưng môi thường đi kèm với các vết xước và chảy máu, điều này làm cho trẻ bị ngã sưng môi gặp khó khăn khi ăn, uống và nói. Cha mẹ có thể áp dụng các cách trị sưng môi dưới đây để giúp bé nhanh chóng hồi phục trở lại

Cách trị sưng môi bằng đá lạnh

Đá lạnh giúp giảm sưng đau hiệu quả. (Ảnh: Nguồn Internet)

Dùng đá lạnh là một trong những cách phổ biến nhất để điều trị sưng môi. Chườm đá giúp làm giảm chứng phù do giảm lượng máu tới vùng bị ảnh hưởng.

Chuẩn bị: 1, 2 tảng đá lạnh nhỏ và một chiếc khăn mềm sạch

Cách làm

  • Gói đá lạnh trong chiếc khăn và chườm nhẹ vào môi trong khoảng 8–10 phút.

  • Nghỉ 10 phút sau đó lại tiếp tục chườm.

  • Bạn có thể thực hiện cách này lặp lại sau vài giờ nếu cần thiết.

  • Chú ý: Không dùng đá lạnh trực tiếp vì có thể gây nên tê cóng hoặc đau nhức.

Cách trị sưng môi bằng nước ấm

Nước ấm là một cách hiệu quả để điều trị sưng môi. Nước ấm làm giảm sưng bằng cách thúc đẩy quá trình tuần hoàn. Cách này cũng giúp giảm đau do sưng ở môi.

Chuẩn bị: Nước ấm và một chiếc khăn sạch.

Cách làm

  • Ngâm chiếc khăn sạch vào nước ấm

  • Lấy ra và vắt khô để loại bỏ nước

  • Đặt khăn lên môi bé trong 8 đến 10 phút

  • Có thể thực hiện cách này lặp lại sau 1 giờ nếu cần thiết.

Cách trị sưng môi bằng bột nghệ

Bột nghệ làm giảm sưng môi. (Ảnh: Nguồn Internet)

Bột nghệ có các hợp chất kháng viêm, chủ yếu là curcumin, chất này giúp giảm sưng. Chất này cũng có tác dụng khử trùng và có đặc tính chống viêm.

Chuẩn bị: 1 thìa đất sét hấp thụ dầu, bột nghệ, nước lạnh

Cách làm

  • Trộn bột nghệ với đất sét hấp thụ dầu và nước lạnh

  • Trộn đều và đắp lên vùng môi bị sưng

  • Sau đó để khô hoàn toàn

  • Rửa môi với nước ấm

  • Lặp lại quá trình trên ngày 2 lần.

Cách trị sưng môi bằng lô hội

Lá cây lô hội giúp làm dịu vết thương cho trẻ. (Ảnh: Nguồn Internet)

Lá cây lô hội hay còn gọi là nha đam được coi là mỹ phẩm làm đẹp của chị em, vừa giúp làm đẹp, lại vừa có đặc tính kháng viêm. Vì thế có thể áp dụng để làm giảm sưng môi do bị ngã ở trẻ.

Chuẩn bị: lá lô hội tươi

Cách làm

  • Cắt mở lá lô hội và lấy phần gel ở bên trong.

  • Lấy một phần gel vào nhẹ nhàng thoa lên vùng môi bị sưng.

  • Giữ càng lâu càng tốt.

  • Lặp lại quá trình trên ngày 2 lần.

Cách trị sưng môi bằng mật ong

Mật ong kháng viêm, giảm sưng. (Ảnh: Nguồn Internet)

Chúng ta đều biết mật ong có khả năng làm lành vết thương và kháng khuẩn tự nhiên. Đó là cách nhanh chóng để làm giảm viêm vì có khả năng làm dịu ngứa hoặc phiền toái đi kèm với sưng môi.

Chuẩn bị: một thìa mật ong, bông hoặc gạc.

Cách làm

  • Nhúng một nhúm bông vào mật ong

  • Chấm trực tiếp vào vùng môi bị sưng

  • Giữ trong 20 phút sau đó rửa với nước lạnh

  • Bạn có thể lặp lại 2–3 lần mỗi ngày.

Cách trị sưng môi bằng chiết xuất cây phỉ 

Cây phỉ được sử dụng rộng rãi như là chất làm se da để làm sạch và tẩy ra. Cây phỉ cũng có tác dụng giảm viêm và làm dịu chỗ sưng và các vùng da nhạy cảm ở môi.

Chuẩn bị: 1 thìa chiết xuất từ cây phỉ, 2 thìa muối, bông

Cách làm

  • Trộn muối với bột chiết xuất từ cây phỉ

  • Dùng bông chấm dịch trộn vào môi và để trong 30 phút

  • Rửa bằng nước lạnh

  • Lặp lại 1, 2 lần để cho kết quả tốt nhất.

Cách trị sưng môi bằng tinh dầu tràm trà

Cách làm giảm sưng môi do bị ngã cho trẻ. (Ảnh: Nguồn Internet)

Gel cây lô hội có thể được sử dụng để trị sưng môi, bạn có thể đạt kết quả tốt hơn nếu dùng kèm với tinh dầu tràm trà. Tinh dầu tràm trà có hợp chất kháng khuẩn mạnh, có thể giúp giảm sưng do nhiễm khuẩn hoặc côn trùng cắn một cách nhanh chóng.

Chuẩn bị: 1 thìa gel lô hội và một vài giọt tinh dầu tràm trà.

Cách làm

  • Thêm tinh dầu tràm trà vào gel lô hội và trộn đều

  • Bôi hỗn hợp này vào môi và massage nhẹ nhàng trong 1 đến 2 phút

  • Giữ 10–12 phút sau đó rửa bằng nước lạnh

  • Tùy thuộc vào hiệu quả giảm sưng, bạn có thể lặp lại 1 đến 2 lần mỗi ngày.

Cách trị sưng môi bằng dầu dừa

Tị sưng môi bằng dầu dừa. (Ảnh: Nguồn Internet)

Dầu dừa là một chất trị các bệnh về da rất hiệu quả. Dầu dừa có tính năng kháng khuẩn nhờ đó có thể giúp đào thải các vi khuẩn, nấm hoặc virus có hại khi hấp thụ tất cả các chất bẩn trên lỗ chân lông. Đó cũng là cách làm dịu chỗ sưng và làm mềm da.

Chuẩn bị: dầu dừa

Cách làm

  • Bôi một vài giọt dầu dừa vào chỗ môi bị sưng

  • Để trong vài giờ

  • Nếu hiện tượng sưng không giảm bớt nhanh, có thể làm lại cách này.

Cách trị sưng môi bằng muối epsom

Trị sưng môi bằng muối epsom. (Ảnh: Nguồn Internet)

Nước muối epsom ấm có thể làm mềm da và giảm đau. Nếu bạn có bất kỳ tổn thương nào ở môi, vết tổn thương này có thể được lành nhanh chóng nhờ dùng muối epsom. Công dụng của muối epsom cũng có thể làm giảm sưng do có đặc tính kháng viêm.

Chuẩn bị: Một thìa muối epsom, một cốc nước ấm và một chiếc khăn sạch.

Cách làm

  • Pha muối epsom trong nước

  • Nhúng khăn vào nước và chấm vào chỗ sưng môi trong 15 phút.

  • Bạn có thể lặp lại cách trên một vài lần cho đến khi bớt sưng môi.

Cách trị sưng môi bằng giấm táo

Giấm táo hỗ trợ trị sưng môi hiệu quả. (Ảnh: Nguồn Internet)

Chuẩn bị: 1 thìa giấm táo, một thìa nước, bông.

Cách làm:

  • Pha loãng giấm táo và thấm vào bông, sau đó chấm vào môi

  • Để trong vài phút

  • Rửa bằng nước

  • Bạn nên thực hiện theo cách này 2 lần mỗi ngày

Đây chỉ là các mẹo giúp làm giảm các triệu chứng sưng đau ở mức độ nhẹ nên cha mẹ không nên quá lạm dụng để  sử dụng cho trẻ bị ngã sưng môi. Tốt nhất hãy điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để có được kết quả tốt nhất.

 

Khi nào mẹ cần đưa trẻ bị ngã sưng môi đến gặp bác sĩ

Trường hợp nào cần đưa trẻ bị ngã sưng môi đi gặp bác sĩ. (Ảnh: Nguồn Internet)

Mẹ có thể dễ dàng xử lý đa số các vết thương miệng của bé. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau đây, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ:

  • Chảy máu nhiều, không cầm sau 10 phút đè ép.

  • Bé giãy giụa nhiều, mẹ không đè gạc được và máu chảy rất nhiều.

  • Vết cắt sâu, vết rách mở mép hoặc vết rách dài hơn 1cm. 

  • Có mảnh vỡ hoặc bụi bẩn trong vết thương.

  • Vết thương xuyên thủng vòm miệng, cổ họng hoặc a-mi-đan (ví dụ như khi bé ngã mà đang cầm bút) có thể làm tổn thương sâu đến các mô ở đầu, cổ. 

  • Vết thương gây ra bởi những vật bẩn hoặc gỉ (nhất là khi mẹ không chắc về việc bé được tiêm ngừa uốn ván hay chưa).

  • Vết thương do bị người hay động vật cắn .

  • Mẹ nghi ngờ có gãy xương (ví dụ như bé không thể di chuyển hàm hoặc gò má bé sưng lên). 

  • Răng bé bị gãy hay vỡ ra (đem theo răng của bé đến gặp nha sĩ để được điều trị). Mẹ có thể xem cách bảo quản răng khi đem đến bệnh viện tại đây.

  • Có dấu hiệu nhiễm trùng (sưng, đỏ, đau tăng nhiều, sốt) trong vài ngày đầu sau khi bị thương.

Phòng tránh nguy cơ trẻ bị ngã sưng môi và gặp các chấn thương miệng khác

Phòng tránh nguy cơ bé bị ngã sưng môi. (Ảnh: Nguồn Internet)

  • Dù mẹ có tìm mọi cách ngăn không để bé bị thương thì vẫn rất khó tránh khỏi một lần như vậy. Tuy nhiên, nguy cơ sẽ giảm đi nếu mẹ thực hiện các cách sau:

  • Hạn chế không để bé bị té (như dùng thảm chống trượt trong nhà), bao các góc sắc như cạnh bàn, cạnh cửa,…

  • Tập cho bé đi vững trên chân trần, hạn chế mang vớ cho bé khi chưa đi vững.

  • Không để bé cầm vật sắc nhọn khi đang đi, chạy.

  • Không để bé đi hay chạy mà có đồ chơi trong miệng.

  • Tập cho bé thói quen ngồi vào bàn khi ăn.

  • Cho bé ăn các phần ăn nhỏ. Như vậy, bé sẽ không cố cho thật nhiều thức ăn vào miệng, tăng khả năng cắn vào miệng hay lưỡi khi đang nhai. 

  • Khi không ở bên cạnh, mẹ nên đặt bé vào xe tập đi hay xe đẩy để tránh té ngã, gây ra chấn thương miệng cũng như các nơi khác trên cơ thể. 

Chắc hẳn đến đây cha mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi “trẻ bị ngã sưng môi phải làm sao?”. Đa phần các ca trường trẻ bị ngã sưng môi không quá nghiêm trọng nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Cho bé nghỉ ngơi đầy đủ và chăm sóc vết thương một cách cẩn thận bé sẽ khỏi sau vài ngày.

Nguồn: Tổng hợp Internet

Bài viết có hữu ích?