Trẻ nhỏ rất hiếu kỳ và ưa thích hoạt động vì vậy mà khả năng trẻ bị ngã rất cao, trẻ không thể đủ bình tĩnh để xử lý tình huống. Do vậy trẻ xảy ra khả năng cao là chấn thương vùng mắt của bé. Trẻ bị ngã sưng mắt phải làm sao? Bố mẹ cần biết nhiều hơn về biểu hiện và cách xử lý trong mỗi trường hợp khác nhau cũng như cách phòng tránh chấn thương cho bé. Bài viết dưới đây của Monkey sẽ chia sẻ chi tiết hơn.
Chấn thương mắt ở trẻ là gì?
Chấn thương mắt đối với bé nhỏ thông thường sẽ gặp khá nhiều trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Trẻ có thể bất ngờ bị ngã và chấn thương ở mắt mà chúng ta không thể nào lường trước được.
Chấn thương ở mắt là một loại chấn thương và cấp cứu nhãn khoa thường gặp. Khi gặp chấn thương, những nơi có thể bị tổn thương tại mắt như da, các tổ chức mô xung quanh mắt, xương hốc mắt và nhãn cầu. Những chấn thương thông thường sẽ là chấn thương nhỏ và nông vì vậy bố mẹ có thể xử lý tại nhà và bé có thể tự hồi phục sau đó khoảng 48 – 72 giờ sau đó.
Mặc dù vậy có nhiều trường hợp chấn thương mắt không có những biểu hiện rõ ràng ban đầu nhưng mang lại nhiều nguy cơ gây mất thị lực vĩnh viễn. Hoặc những chấn thương thông thường nếu không được xử lý kịp thời cũng sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến thị lực sau này của trẻ.
Những dấu hiệu cho thấy trẻ bị ngã chấn thương mắt
Trẻ bị ngã sưng mắt phải làm sao? Chấn thương mắt cần được xử lý nghiêm ngặt vì giác mạc vô cùng mỏng và yếu vì vậy các vật có thể dễ nhiễm trùng và đe dọa nguy hiểm đến thị lực. Vì vậy bố mẹ cần sơ cứu đúng cách và kịp thời khi bé bị ngã sưng mắt để giảm thiểu tình trạng nguy hiểm ở mắt của trẻ. Đặc biệt, điều này còn giúp quá trình điều trị và nâng cao khả năng bảo tồn thị lực.
Trẻ bị ngã sưng mắt phải làm sao? Dấu hiệu nhận biết chấn thương mắt
Những dấu hiệu bố mẹ cần nhận biết khi bé bị ngã sưng mắt phải làm sao? Bố mẹ nhận ra các dấu hiệu sau đây giúp quá trình xử lý các vết thương ở trẻ kịp thời:
-
Kêu đau bên trong hay đau xung quanh mắt.
-
Nước mắt chảy liên tục và chảy giàn giụa.
-
Thường xuyên dụi mắt hoặc dùng tay che một bên hoặc hai bên mắt.
-
Khó cử động mắt.
-
Một mắt trông khác với mắt còn lại.
-
Thị lực giảm, tầm nhìn của bé kém hơn bình thường.
-
Biểu hiện rách da ở mi mắt hoặc xung quanh mắt.
-
Nhìn thấy các mạch máu trong mắt khiến mắt đỏ lên.
-
Xuất hiện vết bầm tím trên mắt hoặc xung quanh mắt.
Nếu bố mẹ phát hiện những biểu hiện trên và nghi ngờ trẻ bị chấn thương mắt. Bố mẹ nên đưa bé đến phòng khám gần nhất để được chẩn đoán kể cả tổn thương đó là tổn thương không nghiêm trọng. Có lẽ một số chấn thương nặng ở mắt không biểu hiện rõ ra ban đầu vì vậy nếu chúng ta không xử lý kịp thời thì chấn thương ở mắt sẽ ngày nặng thêm.
Những chấn thương mắt có thể xảy ra khi trẻ bị ngã
Trẻ bị ngã sưng mắt phải làm sao? Có những chấn thương nào khi trẻ bị ngã sưng mắt? Hãy cùng Monkey tìm hiểu những loại chấn thương có thể có khi trẻ bị ngã sưng mắt:
-
Chấn thương mi mắt: Thông thường chấn thương ở mi mắt biểu hiện gây tụ máu, bầm tím làm cho mi phù nề. Có thể lây lan từ mắt bị thương sang mắt lành và sau đó tự phục hồi mà không cần điều trị.
-
Chấn thương kết mạc: Kết mạc có thể xuất huyết, trường hợp này có thể tự tiêu và phục hồi, không cần điều trị.
-
Chấn thương giác mạc: Chấn thương khiến rạn nứt lớp nội mô bên trong mắt và khiến thuỷ dịch ngấm vào lớp mô nhục gây phù giác mạc và đục lan tỏa trên giác mạc khiến trẻ giảm thị lực nghiêm trọng.
Nếu trường hợp trẻ bị sưng mắt và chưa có những chấn thương nghiêm trọng, cha mẹ không phát hiện kịp thời và xử lý nhanh chóng sẽ gây ra những chấn thương nguy hiểm như trên. Hãy luôn quan sát các biểu hiện của trẻ để phát hiện những biểu hiện bất thường và kịp thời xử trí.
Trẻ bị ngã sưng mắt phải làm sao?
Khi phát hiện trẻ bị ngã sưng mắt bố mẹ không nên quá hoảng hốt và lo lắng vì tình trạng này có thể tự hồi phục. Nếu bố mẹ xử lý đúng cách vết thương sẽ tự phục hồi nhanh chóng mà không cần điều trị tại bệnh viện. Trẻ bị ngã sưng mắt phải làm sao? Cùng Monkey tìm hiểu 4 cách khắc phục tại nhà giúp bé giảm các chấn thương ở mắt khi bị ngã bố mẹ có thể áp dụng:
Rửa mắt bằng nước muối
Nước muối sinh lý có công dụng làm sạch, loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập vào mắt trẻ. Vì vậy mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý nồng độ thấp vệ sinh mắt cho trẻ để giảm thiểu tình trạng sưng mắt ở trẻ. Ngay khi bé bị ngã sưng mắt, mẹ có thể hoàn toàn vệ sinh mắt cho con. Sau đó mẹ có thể vệ sinh mắt thường xuyên giúp loại bỏ vi khuẩn có hại xâm nhập mắt trẻ.
Những bé nhỏ tuổi, bé tập đi bố mẹ đặt trẻ nằm ngửa vào lòng và sử dụng tay nhẹ nhàng mở rộng mắt của trẻ. Đảm bảo tay của mẹ đã được khử khuẩn sạch sẽ và nhỏ nước muối vệ sinh mắt cho bé.
Những trẻ lớn hơn mẹ có thể hướng dẫn rửa mắt cho bé dưới vòi nước để cho mắt bị sưng. Mắt bị chấn thương phải thấp hơn mắt bình thường còn lại khi thực hiện rửa mắt dưới vòi nước sạch.
Chườm lạnh cho trẻ
Trẻ bị sưng mắt mẹ có thể chườm lạnh giúp giảm tình trạng khó chịu khi bé bị ngã sưng mắt. Ngoài ra, nếu bé bị bầm tím thì biện pháp chườm đá có thể giúp bé giảm tình trạng sưng mắt, bầm tím hiệu quả. Các bước thực hiện chườm đá rất đơn giản, bố mẹ hãy lưu ý khi quan sát kỹ tình trạng của bé trước khi chườm lạnh.
Xem thêm: Cẩn trọng khi trẻ bị ngã sưng tay. Những lưu ý cha mẹ cần ghi nhớ
Không nên thực hiện chườm khi bé bị sốt và mắt của bé hoạt động bình thường (trường hợp đồng tử của bé không giãn và mắt không bị chéo). Nếu trẻ không có dấu hiệu bình thường, bố mẹ hãy thực hiện các bước sơ cứu chườm đá như sau:
-
Chuẩn bị túi chườm đá, không nên sử dụng đá chườm trực tiếp lên mắt trẻ vì da trẻ rất mỏng và chườm đá khiến trẻ dễ bị bỏng lạnh. Sử dụng khăn sạch hoặc túi buộc chặt lại.
-
Di nhẹ túi đá đã chuẩn bị vào vùng mắt bị sưng của trẻ. Nhẹ nhàng mát xe và di chuyển nhẹ nhàng xung quanh vùng bị sưng. Khi bé cảm thấy lạnh hơn, mẹ cũng có thể bọc hơn một miếng vải đặt vào giữa da của bé giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.
-
Thực hiện biện pháp chườm đá khoảng 15 – 20 phút mỗi lần chườm. Nếu trẻ còn sưng mẹ có thể liên tiếp chườm lên mắt trẻ cách nhau khoảng 2 – 3 tiếng giúp giảm sưng cho trẻ.
Giữ gìn vệ sinh môi trường sống cho trẻ
Không gian, môi trường sống thoáng mát và sạch sẽ là yếu tố quan trọng giúp trẻ giảm các nguy cơ dị ứng và khiến tình trạng nghiêm trọng hơn. Không khí bụi bẩn có thể gây ô nhiễm và khiến tình trạng sưng mắt của trẻ bị nặng hơn khi trẻ bị ngã sưng mắt.
Mẹ luôn đảm bảo không gian sống và giữ sinh hoạt luôn giữ vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát. Vệ sinh những bụi bẩn, khu vực vui chơi của trẻ sạch sẽ và an toàn giúp bé có những khu vực vui chơi sạch sẽ.
Bảo vệ trẻ trước các tác nhân có thể gây hại cho trẻ
Đảm bảo sự an toàn cho trẻ bằng cách hạn chế mua và cho trẻ sử dụng đồ chơi hay đồ vật nhọn như bút, kéo,… những vật dụng này nên để xa tầm tay trẻ nhỏ. Ngoài ra, nếu cho bé sử dụng cầu thang thì cần lắp đèn, tay vịn an toàn và đặc biệt sử dụng xốp để che chắn những góc nhọn của tủ, bàn để hạn chế té ngã va đập.
Những loại hóa chất nên cất trong tủ và khoá lại để tránh xa tầm tay trẻ em để đảm bảo tối đa sự an toàn của bé. Ngoài ra bố mẹ cần quan sát khi bé bị ngã sưng mắt vì khi bé bị sưng mắt bé sẽ nhạy cảm với ánh sáng do vậy cần đảm bảo ánh sáng thích hợp để bé không bị khó chịu. Nhằm hạn chế những biến chứng có hại đến mắt của bé thì bố mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đi khám mắt tại các cơ sở uy tín để đảm bảo tình trạng tốt nhất cho bé.
Cách xử lý khác khi trẻ bị sưng mắt do bị dính dị vật
Những dị vật như cát, bụi, côn trùng,… mặc dù những dị vật này rất nhỏ nhưng khi rơi vào mắt bé đều có thể gây ra những triệu chứng nguy hiểm. Trẻ bị ngã sưng mắt phải làm sao? Thông thường trẻ bị sưng mắt do dính dị vật thường nhạy cảm với ánh sáng.
Trẻ bị dính hóa chất vào mắt cần xử lý như thế nào
Hoá chất khiến mắt bé đỏ, bỏng rát rất nhiều. Khi vừa thấy bé bị ngã và hoá chất dính vào mắt trẻ thì mẹ hãy ngay lập tức rửa mắt bằng nước sạch để loại bỏ hoàn toàn hoá chất.
Đối với trẻ nhỏ hơn, mẹ nên đặt bé nằm ngửa, cố gắng trấn an trẻ. Sử dụng tay banh rộng mắt và rửa mắt bằng nước sạch liên tục trong vòng 15 – 20 phút bằng cốc hay vòi chảy chậm. Nhắc trẻ đảo mắt liên tục để có thể loại bỏ hóa chất khỏi mắt bé nhanh hơn.
Trường hợp trẻ bị ngã sưng mắt phải làm sao? Trẻ lớn bị dính hoá chất bố mẹ hãy yêu cầu bé cúi đầu sao cho mắt bị chấn thương thấp hơn mắt bình thường. Sử dụng nước sạch và rửa sạch hóa chất ra khỏi mắt bị chấn thương.
Gọi điện ngay đến trung tâm chống độc để được tư vấn và hướng dẫn. Sau đó đưa trẻ đi khám cấp cứu, mang theo chai lọ chứa hoá chất để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
Cách xử lý khi trẻ bị vật nhọn đâm vào mắt
Trẻ bị ngã sưng mắt phải làm sao? Trường hợp bé bị ngã và vật nhọn đâm vào mắt có thể gây tổn thương cấu trúc ở mắt hoặc thậm chí nguy hiểm hơn có thể làm viêm giác mạc. Những chấn thương do vật nhọn đâm vào với tốc độ di chuyển khá nhanh là chấn thương nguy hiểm, bố mẹ cần chú ý xử lý đúng cách:
-
Không được để cho bé chạm tay hay dụi tay vào mắt. Điều này tránh các dị vật của đồ vật đâm vào tiến sâu vào bên trong hơn, gây nhiễm trùng nhiều hơn.
-
Không nên rửa mắt bằng nước hoặc các dung dịch khác vì lúc này các cấu trúc của mắt đã bị tổn thương. Nước hoặc các dung dịch có thể khiến bé bị mù loà nếu không biết sử dụng phù hợp và đúng cách.
-
Không tìm mọi cách để lấy dị vật dính vào mắt bé ra khỏi đó.
-
Không được cho bé sử dụng thuốc giảm đau.
-
Không nên cho bé ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì đề phòng trường hợp bé cần được gây mê để xử lý vết thương.
-
Bố mẹ hãy nhanh chóng hạn chế cử động mắt của bé, cố gắng trấn an bé và đưa trẻ đến bệnh viện nhanh nhất để được xử lý kịp thời.
Cần làm gì khi trẻ bị dính các dị vật vào mắt
Cách xử lý khi trẻ bị sưng mắt do bị dính dị vật bố mẹ nên lưu ý:
-
Không nên cho bé chạm tay hay dụi tay vào mắt khiến các dị vật cọ xát trong mắt và làm tổn thương mắt, gây khô và nhiễm trùng mắt.
-
Tuyệt đối bố mẹ không nên sử dụng giấy hoặc bông gòn để lấy dị vật ra khỏi mắt. Vì những vật dụng này có thể gây nhiễm trùng, làm dị vật tiến sâu hơn vào mắt và gây xước kết mạc, giác mạc. Thậm chí có trường hợp mảnh vụn vỡ của giấy, bông kẹt lại gây nhiễm trùng thêm.
-
Nên đặt trẻ nằm ngửa và trấn an trẻ.
-
Dùng tay đã sát trùng banh rộng mắt trẻ sau đó dùng nước muối sinh lý nồng độ thấp để nhỏ mắt cho bé. Nếu không có nước muối sinh lý mẹ có thể ngâm mắt của bé trong nước sạch.
-
Trường hợp mẹ không lấy dị vật ra khỏi mắt bé, mẹ hãy băng bó cả hai bên mắt cho bé và hướng dẫn bé hạn chế cử động mắt để hạn chế nhiễm trùng. Sau đó đưa bé đến bệnh viện để được xử lý an toàn.
Khi nào cần đưa trẻ bị ngã sưng mắt đến bệnh viện?
Trẻ bị ngã sưng mắt phải làm sao và khi nào cần đưa bé đến bệnh viện? Những chấn thương mắt bố mẹ tưởng chừng nguy hiểm nhưng thực chất có thể xử lý và trẻ tự phục hồi sau đó. Nhưng cũng có một vài trường hợp trẻ có những dấu hiệu sưng và đi kèm các biểu hiện bất thường như:
-
Đau mắt dữ dội khiến trẻ khóc nhiều.
-
Mắt bé bắt đầu sưng tấy đỏ lên rất nhiều.
-
Trẻ bị sưng mắt, bị rát và thậm chí trẻ không thể mở mắt lên.
-
Trẻ bị sưng mắt kèm theo sốt cao trên 38.5 độ C.
-
Mắt tiết nhiều dịch lỏng bất thường.
-
Chỗ sưng đau liên tục không có dấu hiệu thuyên giảm và đi kèm với tình trạng kích ứng.
Khi bố mẹ phát hiện những biểu hiện này thì hãy đưa trẻ đến các cơ sở hay bệnh viện gần nhất để được thăm khám kịp thời. Lưu ý bố mẹ không nên tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị, giảm đau cho bé tại nhà khi chưa có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Việc này có thể khiến tình trạng của bé thêm nặng hơn.
Bảo vệ trẻ trước các nguy cơ khiến trẻ bị ngã sưng mắt
Nguyên nhân chủ quan khiến trẻ bị ngã sưng mắt là do sự bất cẩn và chủ quan trong khi chăm sóc, chăm nom trẻ. Do vậy, bố mẹ cần trang bị những biện pháp phòng ngừa bảo vệ trẻ trước các nguy cơ khiến bé bị ngã sưng mắt. Dưới đây là những biện pháp phòng ngừa giúp hạn chế các tai nạn gây té ngã ở trẻ tối thiểu:
-
Lựa chọn đồ chơi phù hợp và an toàn với lứa tuổi của trẻ em. Không nên sử dụng những đồ chơi có đầu nhọn, dao, kéo, compas,… để trẻ chơi đùa.
-
Quan sát trẻ liên tục trong thời gian trẻ chơi các trò chơi hoặc thể thao.
-
Hướng dẫn trẻ sử dụng các đồ vật nguy hiểm như mắc áo, ghim cài, bút chì, kéo,… một cách an toàn. Cần cho bé biết những hậu quả nếu để những vật dụng này đâm phải mắt của bé
-
Sử dụng chất liệu an toàn như xốp, vải mềm che chắn cẩn thận những góc nhọn của tủ, bàn,… lắp đầy đủ đèn và thanh chắn an toàn các vị trí như cầu thang, bậc thang, hành lang,…
-
Tránh xa hóa chất ra khỏi tầm tay của trẻ em. Nên sử dụng một nơi chuyên dụng cách biệt với trẻ em và để những hoá chất vào đó, mẹ có thể khoá cửa để tránh sự hiếu động, thích khám phá của bé đi vào.
Trên đây là những thông tin chi tiết mà Monkey đã chia sẻ để giải đáp câu hỏi “trẻ bị ngã sưng mắt phải làm sao?” đến phụ huynh. Hy vọng bài viết trên đã giúp phụ huynh có cái nhìn khách quan hơn và nhận thức được sự nguy hiểm khi để trẻ bị ngã sưng mắt. Bài viết này cũng đã giúp phụ huynh trang bị những kiến thức phù hợp để xử lý khi trẻ bị ngã và những biện pháp phòng tránh bảo vệ con an toàn. Đừng quên đăng ký vào theo dõi Monkey tại website để cập nhật các tin tức, thông tin về nuôi dạy trẻ mới nhất.
Nguồn: Tổng hợp Internet