Khi ngã trẻ thường có xu hướng chống tay theo quán tính, điều này có thể vô tình gây nên một số tổn thương cho trẻ như xước da, bong gân hay bị gãy xương. Rất nhiều cha mẹ lo lắng và không biết cách xử lý trong trường hợp trẻ bị ngã chống tay như thế nào. Hãy cùng theo dõi tiếp bài viết để có cách xử lý đúng cách và an toàn cho trẻ nhé.
Trẻ bị ngã chống tay tiềm ẩn những nguy cơ nào
Nếu trẻ bị ngã nhẹ thì cha mẹ không cần quá lo lắng, thông thường trẻ bị xây xước ngoài ra hoặc chỉ rớm một chút máu. Khi gặp trường hợp như vậy cha mẹ chỉ cần rửa lại vết thương bằng nước sạch sau đó sát trùng vết thương cho trẻ, có thể băng lại sau đó cho trẻ nghỉ ngơi là được. Tuy nhiên, nếu bị ngã nặng, trẻ có thể bị một số chấn thương như sau:
Trật khớp tay
Khớp xương là bộ phận nối các đầu xương với nhau để giúp cơ thể có thể hoạt động một cách trơn tru. Khi trẻ bị ngã rất dễ có nguy cơ bị trật khớp xương tại các vị trí như khớp xương cổ tay, khớp xương khuỷu tay và khớp vai do chống tay xuống đất.
Trật khớp là hiện tượng khớp bị kéo lệch ra khỏi vị trí ban đầu khiến cơ thể không thể cử động bình thường được. Chấn thương này tuy không kéo dài nhưng nếu không được chữa trị hoàn toàn sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của trẻ. Trẻ nhỏ ở độ tuổi này rất dễ gặp chấn thương do bị ngã nhất là trẻ đang trong độ tuổi từ 3-5 tuổi.
Các loại trật khớp xương trẻ có thể gặp phải
-
Trật khớp đơn giản
-
Trật khớp phức tạp liên quan đến gãy xương hoặc các vấn đề khác
-
Trật khớp thành sau (chiếm phần lớn, tới 90% các trường hợp trật khớp).
-
Trật khớp trước
-
Trật khớp bên
Các dấu hiệu trẻ ngã chống tay bị trật khớp
Cha mẹ có thể nhận biết tình trạng trẻ bị trật khớp tay qua các biểu hiện dưới đây
-
Trẻ bị đau đớn dữ dội tại vùng khớp bị trật.
-
Tạ vùng bị khớp trật có biểu hiện bị lệch
-
Khi trẻ bị ngã có phát ra tiếng kêu như “tạch”
-
Vùng tay bị trật khớp có các biểu hiện như sưng tấy, bầm tím, đau đớn, dây chằng có cảm giác bị kéo căng hay bị rách.
-
Phần tay bị trật khớp bị cứng lại, không thể cử động linh hoạt
-
Cánh tay, cổ tay và bàn tay bị tê yếu
-
Cử động tay của bé gặp khó khăn và có thể gây đau nên bé thường giữ hơi cong cánh tay bên cạnh cơ thể.
Trẻ bị gãy xương do chống tay khi ngã
Nặng hơn trật khớp đó là gãy xương, trẻ dễ bị để lại di chứng sau gãy xương so với người lớn hơn nếu không được chữa trị kịp thời do có phần sụn tăng trưởng ở đầu xương. Nếu không được chiều chỉnh kịp thời và chính xác trẻ dễ gặp nguy cơ bị chi ngắn, hai chi mất cân đối, chức năng vận động bị lệch trục, dễ bị thoái hóa khớp,…Một số chấn thương bị gãy xương cha mẹ không được bỏ sót:
Gãy xương cổ tay
Xương cổ tay của bé thường bị gãy ở vùng dưới xương quay do bé chống tay khi ngã và có các biểu hiện như sưng to, cổ tay bị biến dạng, gây đau đớn và bầm tím. Đầu xương quay là vùng xương xốp vì vậy rất dễ lành, tuy nhiên cần đưa trẻ đi nắn chỉnh xương càng sớm càng tốt. Nếu để quá lâu mà không nắn kịp sẽ khiến cổ tay bị biến dạng gây mất thẩm mỹ. Lúc này chỉ có thể can thiệp bằng phẫu thuật tuy nhiên sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ. Trẻ sẽ bị mang tật cả đời nếu như không can thiệp phẫu thuật.
Gãy xương khuỷu tay
Gãy xương khuỷu tay thường gặp ở trẻ do khi trẻ bị ngã chống tay xuống đất sẽ tạo lực tác động đến cẳng tay lên vùng khuỷu làm gãy tay. Gãy xương khuỷu tay điều trị khó và cần thật cẩn thận bởi nếu không được nắn xương hoàn chỉnh sẽ dễ bị các biến chứng như cứng khớp, khuỳnh tay (Tay cán vá). Gãy xương khuỷu tay rất dễ bị nhầm lẫn với bong gân vì thế rất nhiều cha mẹ chủ quan đưa trẻ đi điều trị bong gân. Việc này khiến khớp xương của trẻ bị sưng nặng và có thể khiến trẻ bị hội chứng Volkmann. Hội chứng này đặc biệt nguy hiểm và gây biến chứng cả đời khiến trẻ bị co rút ở cẳng tay và ngón tay.
Gãy lồi cầu ngoài xương cánh tay
Biểu hiện của trẻ bị gãy lồi cầu ngoài xương cánh tay đó là khuỷu tay bị sưng, vùng tay cạnh ngoài khuỷu đau nhiều. Bé vẫn có thể cử động nhẹ được khi bị gãy xương vùng này nên nhiều cha mẹ chủ quan không đưa trẻ đến bệnh viện vì nhầm tưởng trẻ chỉ bị bong gân bình thường.
Trẻ bị ngã chống tay khiến lồi cầu ngoài xương ngoài cánh tay sẽ được chỉ định mổ ngay lập tức bởi các hình thức khác như nắn hay bó bột đều không có hiệu quả. Cần điều trị sớm bởi tổn thương lồi cầu xương ngoài cánh tay sẽ khiến trẻ bị mất lực ở cánh tay, không thể làm việc nặng, bị hạn chế cử động, khuỷu tay bị lệch ra phía ngoài. Về lâu dài các tổn thương này có thể khiến liệt thần kinh trụ làm trẻ bị tê tay, bị teo cơ vùng bàn tay.
Gãy Monteggia
Trẻ bị ngã chống tay có nguy cơ bị gãy xương trụ có kèm trật chỏm quay khiến vùng xương trụ bị biến dạng. Chỉ qua chụp chiếu X-quang thì loại gãy xương này mới được phát hiện vì thế rất khó để nhận biết thông thường. Trẻ cần được điều trị chuyên khoa mới có thể hồi phục lại bình thường trở lại. Nếu không chữa trị kịp thời trẻ dễ bị yếu cơ, lệch khuỷu, hạn chế cử động, luôn có các cơn đau âm ỉ hoặc bị nhô cục xương ra ngoài.
Xem thêm:
- Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị ngã chảy máu răng
- Trẻ con bị ngã chảy máu mũi có sao không?- Lời khuyên từ chuyên gia
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị ngã chống khuỷu tay
Phải làm thế nào khi trẻ bị ngã chống khuỷu tay? Hướng dẫn cách sơ cứu khi trẻ bị trật khớp hay bị gãy xương để hạn chế các tổn thương cho trẻ.
Hướng dẫn cách chữa trị khi trẻ bị ngã chống tay
Khi trẻ bị ngã chống tay khiến tay bị trật khớp hoặc gãy xương, cha mẹ tuyệt đối không nắn chỉnh hay cố định lại vùng khớp bị trật. Nguyên nhân bởi vì nếu thực hiện sai cách sẽ khiến các mô, mạch máu và dây thần kinh bị tổn thương nặng hơn. Tốt nhất hãy cố định phần cánh tay hay phần tay bị trật khớp hay bị gãy bằng cách sử dụng nẹp gỗ hay bìa cứng, cuộn phía trên lại và đặt dưới khớp.
Để hạn chế việc khớp bị tổn thương thêm, dùng nẹp vào vị trí bị thương để cố định luôn chứ không nên tự ý kéo thẳng chúng ra. Có thể sử dụng bìa cứng để dễ uốn cong khi nẹp cố định phần khuỷu tay cho trẻ.
Sau khi đã cố định phần bị thương ở tay của trẻ thì đưa bé đến bệnh viện để được cấp cứu ngay lập tức. Lúc này không nên cho trẻ ăn hay uống bất cứ thứ gì bởi có thể bé cần được phẫu thuật. Hạn chế cho trẻ ăn bởi trong quá trình phẫu thuật sẽ có thể bị trì hoãn do bé dạ dày bé còn chứa thức ăn khiến bé bị nôn mửa, điều này cực nguy hiểm khi bé đã được gây mê.
Trẻ sẽ được tiến hành chụp X-quang để xác định được xương có bị gãy hay không. Nếu chỉ là bong gân thông thường các bác sĩ sẽ giúp bé nắn chỉnh lại giúp bé và nẹp cố định trở lại để cho vết thương hồi phục hoàn toàn.
Có thể bé sẽ được yêu cầu chụp MRI (chụp cộng hưởng từ) để có thể kiểm tra chi tiết toàn bộ các bộ phận mô mềm xung quanh sụn khớp, dây chằng, mao mạch và các dây thần kinh trên tay của trẻ.
Phòng ngừa nguy cơ bị ngã ở trẻ nhỏ
Để đề phòng trẻ nhỏ bị ngã, cha mẹ cần chú ý những điều sau:
-
Trông chừng trẻ cẩn thận, đặc biệt là trẻ đã biết lật, bò, đi. Không để trẻ nằm một mình trên giường, võng nếu không có người lớn bên cạnh
-
Đặt rào và các thanh chắn bảo vệ tại các nơi như cầu thang, cửa sổ, ban công với chiều cao tối thiểu 75cm và chiều rộng tối đa 15cm,…
-
Luôn thắp điện sáng tại các khu vực bậc thềm, cầu thang để tránh trẻ bị vấp ngã.
-
Dạy trẻ chơi an toàn, không leo trèo, chạy nhảy, xô đẩy nhau
-
Không cho trẻ đứng lên các nơi cao, bàn ghế, các vật dụng có đế không vững
-
Tránh để sàn nhà ẩm ướt, gây trơn trượt cho trẻ
-
Không để đồ vật quá cao khiến bé với dễ trượt ngã
-
Không để trẻ nhỏ dưới 10 tuổi trông em dưới 3 tuổi một mình
Trẻ bị ngã chống tay có nguy cơ bị các tổn thương nghiêm trọng như trật khớp và gãy xương. Cha mẹ không nên chủ quan trước những tổn thương này, tránh để lại các di chứng và tật ở tay cho trẻ nhỏ. Đem trẻ đi gặp bác sĩ để được chữa trị đúng cách.
Nguồn: Tổng hợp Internet