Trong khi vui chơi trẻ có thể bị các loại côn trùng tấn công. Trẻ bị côn trùng cắn sưng mắt khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Cách xử lý tình trạng này như thế nào? Hãy cùng xem bài viết bên dưới để có nhiều thông tin bổ ích hơn nhé.
Những biểu hiện của trẻ bị côn trùng cắn sưng mắt
Tùy thuộc vào loại côn trùng và mức độ cắn mà các biểu hiện của trẻ sau khi bị côn trùng cắn vào mắt là khác nhau. Tuy nhiên, thông thường khi trẻ bị côn trùng cắn vào mắt sẽ có các biểu hiện như:
-
Đau quanh khu vực mắt
-
Vùng mắt bị sưng, sưng mí mắt
-
Khu vực quanh vết cắn bị đỏ lên
-
Có thể xuất hiện mủ trong mắt hoặc ra nhiều gỉ mắt
Côn trùng được chia ra làm 2 nhóm: có độc và không có độc. Phân biệt các dấu hiệu riêng khi trẻ bị các côn trùng cắn vào mắt để có cách xử lý sao cho phù hợp.
Côn trùng không có độc
-
Xuất hiện các cơn ngứa ngáy thường xuyên
-
Có thể nổi mề đay một vùng da hoặc toàn thân
Côn trùng có độc
-
Có cảm giác đau nhức, sưng tấy và bị đỏ vùng da bị đốt
-
Cảm giác đau nhức nhiều hơn là ngứa
-
Có thể bị dị ứng nghiêm trọng hoặc sốc phản vệ do dị ứng với nọc độc của côn trùng
-
Khu vực bị đốt bị phù nề, có thể khó thở hoặc ngứa phát ban
Trẻ bị côn trùng cắn sưng mắt có nguy hiểm không?
Mắt là bộ phận vô cùng nhạy cảm vì thế cần xử lý một cách chính xác và đảm bảo an toàn khi trẻ bị côn trùng đốt vào mắt. Trong trường hợp này cha mẹ cần thận trọng khi xử lý và đưa trẻ đi thăm khám để ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng cho trẻ.
Nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm như:
-
Phù nề mắt: Quanh mắt là khu vực có chứa rất nhiều các dây thần kinh và da ở mắt khá mỏng vì thế rất dễ bị phù nề nếu như bị côn trùng đốt vào mắt.
-
Một số loại côn trùng có độc khiến mí mắt có nguy cơ bị tăng mô, khiến trẻ bị khó nhìn thậm chí là đóng hoàn toàn mắt.
-
Vết cắn khiến trẻ bị ngứa ngáy, khi vô tình bị gãi xước khiến trẻ có nguy cơ bị nhiễm trùng, xước giác mạc
-
Mí mắt có có thể bị xé rách do bị kích ứng niêm mạc mắt
-
Chất độc của côn trùng hoặc các loại vi rút, vi khuẩn kí sinh trên côn trùng có thể gây nhiễm bệnh cho trẻ, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.
Hướng dẫn cách xử lý khi trẻ bị côn trùng cắn sưng mắt
Khi phát hiện trẻ bị côn trùng cắn vào mắt, cha mẹ cần tiến hành các bước sau để đảm bảo an toàn cho trẻ:
Bước 1: Loại bỏ côn trùng ra khỏi vết cắn
Sử dụng kẹp nhỏ, tăm bông hoặc dụng cụ y tế chuyên dụng để tách côn trùng ra khỏi da của bé một cách nhẹ nhàng. Tuyệt đối không trực tiếp dùng tay để bóp, vỗ hay đập mạnh vào côn trùng bởi chúng có thể tiết ra nhiều độc tố hơn. Hơn nữa khi này vòi của côn trùng đang cắm vào da nên khi tác động mạnh sẽ khiến chất độc đi vào sâu hơn và lan sang các khu vực lân cận khiến bé bị tổn thương nhiều hơn
Bước 2: Rửa sạch vết cắn bằng nước sạch
Do mắt là khu vực nhạy cảm nên phụ huynh chỉ nên dùng nước sạch để rửa cho trẻ mà không nên dùng bất kỳ loại hóa chất nào khác như xà phòng hay các dung dịch khác như muối, chanh. Có thể dùng khăn sạch hoặc tăm bông nhúng vào nước rồi lau nhẹ nhàng lên vết cắn cho trẻ.
Bước 3: Mang trẻ đến trung tâm y tế để được chữa trị
Để đảm bảo an toàn nhất cho bé, tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ để có phương pháp chữa trị phù hợp nhất là trong các trường hợp như ong đốt, kiến ba khoang, rệp hay ve cắn,…
Lưu ý: Tuyệt đối không tự ý chữa trị cho bé tại nhà bởi mắt là khu vực cực quan trọng, nếu xử lý không đúng cách sẽ khiến mắt trẻ bị tổn thương, có nguy cơ bị mù lòa. Tùy thuộc vào tình trạng vết cắn mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho trẻ để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất.
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách xử lý khi bé bị côn trùng cắn sưng cứng
- Hướng dẫn cách làm dịu da khi trẻ bị côn trùng đốt ngứa
Đề phòng nguy cơ trẻ bị côn trùng đốt như thế nào?
Để đề phòng nguy cơ trẻ bị côn trùng đốt, cha mẹ có thể ghi nhớ các thông tin dưới đây để có thể bảo vệ trẻ an toàn:
-
Cho trẻ mặc quần áo dài tay và sáng màu khi hoạt động ngoài trời để tránh thu hút côn trùng. Hạn chế hở da để côn trùng không có cơ hội tấn công
-
Để trẻ tránh xa những nơi côn trùng ẩn nấp như: bụi rậm, chỗ nhiều cây cối, ao tù, nước đọng,..
-
Đổ nước khỏi các chum vại hay các vật dụng đựng nước khi không cần thiết để ngăn ngừa sự phát triển của muỗi
-
Bảo vệ bé khi đi ngủ bằng cách bỏ màn
-
Cẩn thận khi cho trẻ chơi với các loại thú cưng trong nhà bởi chúng thể lây rận, ve cho trẻ
-
Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thoáng đãng để hạn chế côn trùng sinh sống
Trẻ bị côn trùng cắn sưng mắt khá nguy hiểm nếu cha mẹ không xử lý đúng cách. Tuyệt đối không tự ý bôi các loại thuốc nào nếu chưa được sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn tuyệt đối, hạn chế nguy cơ tổn thương mắt thậm chí gây mù lòa cho trẻ.
Nguồn: Tổng hợp Internet