Nhiều người cho rằng cảm lạnh chỉ xuất hiện vào mùa đông nhưng thực tế căn bệnh này vẫn có thể xuất hiện vào mùa hè. Đặc biệt, trẻ bị cảm lạnh mùa hè khá phổ biến vì sức đề kháng của trẻ đang còn yếu trước những thay đổi của thời tiết cũng như một số yếu tố khách quan xung quanh.
Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ trẻ bị cảm lạnh mùa hè
Cảm lạnh do vi rút đường hô hấp gây nên, chúng phát triển mạnh trong thời điểm thời tiết lạnh và khô vì thế mùa đông có nhiều ca mắc bệnh hơn. Tuy nhiên loại vi rút này có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, vì thể việc trẻ mắc bệnh cảm lạnh vào mùa hè là điều dễ hiểu.
Vi vút cảm lạnh có thể lây lan qua sự tiếp xúc giữa người với người, khi chạm vào đồ vật có dính vi rút hay sinh hoạt chung với người bị nhiễm bệnh. Một số yếu tố khác làm tăng khả năng mắc cảm lạnh mùa hè ở trẻ nhỏ:
Do tắm nước lạnh quá lâu
Trẻ nhỏ rất thích được nghịch nước vì thế khi tắm trẻ thích ngâm mình ở trong nước mát đặc biệt dưới thời tiết oi bức. Tuy nhiên, việc ngâm nước lạnh quá lâu khiến cơ thể rất dễ bị mất nhiệt và dễ bị vi rút cảm lạnh tấn công.
Trẻ bị nhiễm lạnh do sử dụng quạt công suất lớn
Thời tiết nóng nực khiến nhiều người sử dụng quạt với công suất lớn nhằm xua tan không khí nóng bức. Tuy nhiên sử dụng quạt lâu khiến cơ thể bị mất nước, mệt mỏi, uể oải, khiến vi rút dễ xâm nhập và gây bệnh.
Ăn quá nhiều đồ lạnh và uống nước đá
Những món đồ ăn lạnh như kem, nước đá cực hấp dẫn đối với trẻ trong những ngày hè oi bức. Nhưng chúng là các tác nhân khiến trẻ rất dễ bị tổn thương cổ họng, làm tăng nguy cơ bị nhiễm cảm lạnh vào mùa hè.
Sử dụng điều hòa liên tục
Một nguyên nhân khác khiến trẻ dễ mắc cảm lạnh vào mùa hè đó là việc sử dụng điều hòa liên tục. Điều hòa sẽ khiến không khí bị khô, nhiệt độ quá lạnh dễ khiến trẻ mắc các bệnh về hô hấp. Hơn nữa sự chênh lệch giữa nhiệt độ trong phòng và ngoài trời cũng khiến trẻ dễ bị sốc nhiệt.
Vội tắm ngay sau khi vận động nhiều, cơ thể có nhiều mồ hôi
Trẻ nhỏ thích nô đùa, chạy nhảy vì thế rất dễ ra mồ hôi. Việc trẻ tắm ngay khi mồ hôi còn chưa khô khiến trẻ dễ bị cảm lạnh vì khi này lỗ chân lông đang giãn nở, việc thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến cơ thể không kịp thích ứng rất dễ khiến trẻ bị mắc bệnh.
Các triệu chứng khi mắc cảm lạnh mùa hè ở trẻ
Khi mắc cảm lạnh mùa hè, trẻ sẽ xuất hiện một số triệu chứng như sau:
-
Sổ mũi, chảy nước mũi
-
Nghẹt mũi, khó thở
-
Hắt hơi liên tục
-
Đau đầu, chóng mặt
-
Ho
-
Viêm họng
-
Chảy nước mắt
-
Mắt, mũi và cổ họng bị ngứa
Chăm sóc trẻ bị cảm lạnh mùa hè như thế nào?
Khi trẻ bị cảm lạnh, cha mẹ cần chăm sóc trẻ như thế nào để trẻ nhanh khỏi:
-
Cho trẻ nghỉ ngơi: Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều, hạn chế việc vận động mạnh, có thể cho trẻ ngủ nhiều để nhanh khỏi. Khi được nghỉ ngơi đầy đủ hệ miễn dịch sẽ được tăng cường giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, đẩy lùi bệnh tật.
-
Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ: Tăng cường các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cho trẻ để bổ sung năng lượng giúp chống lại bệnh tật. Bổ sung thêm nhiều trái cây giàu vitamin để hỗ trợ sức đề kháng cho trẻ.
-
Cho trẻ uống nhiều nước: Cơ thể bị thiếu nước khiến vi rút dễ xâm nhập vì vậy cần bổ sung đầy đủ nước cho trẻ. Có thể bổ sung nước từ các loại trái cây tươi ép, các loại trà,…Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và nhanh chóng khỏi bệnh hơn.
-
Dùng máy tạo độ ẩm: Bổ sung độ ẩm trong không khí sẽ giúp trẻ giảm bớt được các triệu chứng như ngạt mũi, sổ mũi, giúp trẻ dễ chịu hơn.
-
Cho trẻ uống thuốc: Để trẻ nhanh khỏi và ngăn ngừa các biến chứng của cảm lạnh gây nên tốt nhất cha mẹ hãy cho trẻ đi thăm khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để trẻ nhanh chóng hồi phục.
Xem thêm: Trẻ bị cảm cúm nên làm gì? Các lời khuyên từ chuyên gia
Trẻ bị cảm lạnh mùa hè bao lâu thì khỏi
Thông thường, cảm lạnh sẽ kéo dài trong khoảng 10 ngày và các triệu chứng sẽ giảm bớt sau khoảng 7 ngày. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ thời gian khỏi bệnh sẽ nhanh hơn, trong khoảng chưa đầy 1 tuần.
Tùy thuộc vào độ tuổi, sức khỏe của trẻ và một số nguyên nhân mà trẻ bị cảm lạnh mùa hè có nhanh khỏi hay không. Cha mẹ cần lưu ý thật kỹ khi chăm sóc trẻ và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp để trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.
Phòng ngừa trẻ cảm lạnh mùa hè
Cha mẹ cần lưu ý một số thông tin dưới đây để có thể phòng ngừa nguy cơ bị nhiễm lạnh mùa hè cho trẻ:
-
Thường xuyên rửa tay sạch sẽ: Vi rút cảm lạnh có thể bám trên bề mặt của các đồ vật vì thế cần rửa tay sạch sẽ để ngăn ngừa nhiễm bệnh. Cha mẹ nên dạy trẻ thường xuyên rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng, các chất tẩy rửa có chứa chất khử trùng hay sử dụng cồn rửa tay để loại bỏ vi khuẩn. Hạn chế cho tay lên mắt, miệng để đảm bảo an toàn.
-
Tăng cường vitamin: Vitamin giúp tăng cường sức đề kháng chống lại các loại bệnh. Có thể bổ sung vitamin cho trẻ thông qua thực phẩm hoặc dưới dạng các viên uống tổng hợp. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé sử dụng để có được kết quả tốt nhất
-
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người bệnh: Trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm bệnh vì thế cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người đang bị bệnh, không bắt tay, ôm hôn người bệnh để tránh bị lây. Đồng thời không sử dụng chung đồ cá nhân như cốc nước, khăn rửa mặt, bàn chải đánh răng,…Tốt nhất nên để riêng đồ của người bệnh và đeo khẩu trang để hạn chế tiếp xúc
-
Cho trẻ vận động thường xuyên: Cha mẹ hãy để trẻ tham gia các hoạt động thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng đồng thời giúp tăng cường sức khỏe, rèn luyện thể chất. Cho trẻ tham gia các bộ môn như bóng đá, bơi lội, chạy bộ, đi bộ, nhảy dây,…giúp tăng sức bền, sự dẻo dai của cơ thể để bé kháng lại các loại bệnh tật.
Trên đây là một số thông tin về phòng ngừa và cách chăm sóc, chữa trị trẻ bị cảm lạnh mùa hè cha mẹ có thể tham khảo. Chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ cần đặc biệt chú trọng để bé có thể phát triển một cách khỏe mạnh và ổn định. Hãy cùng theo dõi các bài viết khác của Monkey để có được nhiều kinh nghiệm hơn trong việc nuôi dạy con nhé.
Nguồn: Tổng hợp Internet