Trẻ em là nhóm có đối tượng có sức đề kháng yếu và dễ mắc bệnh cúm nhất. Tuy diễn biến khá lành tính nhưng đối với trẻ, nếu không biết cách xử lý thì vẫn có khả năng mắc các biến chứng nguy hiểm. Vậy, bố mẹ cần phải phòng tránh như thế nào cho bé, trẻ bị cảm cúm có tiêm phòng được không. Hãy cùng Monkey tìm hiểu về mắc đó qua bài viết dưới đây.
Trẻ bị cảm cúm có tiêm phòng được không?
Khi nào mẹ cần đưa bé đi tiêm ngừa cúm
Tất cả những trẻ em từ trên 6 tháng tuổi đến 5 tuổi nên được đưa đi tiêm phòng cúm mỗi năm. Vắc xin tiêm phòng cúm đặc biệt quan trọng với với em đặc biệt là trong độ tuổi. Đây là lứa tuổi có khả năng cao sẽ mắc các biến chứng nguy hiểm do bệnh cúm gây ra. Mẹ cần đưa bé đi tiêm vắc xin phòng tránh cúm nếu thấy có những triệu chứng sau đây:
-
Bị rối loạn tim và phổi mãn tính (chứng loạn sản phế quản phổi, hen suyễn, xơ nag)
-
Mắc bệnh mãn tính nguy hiểm như thiếu hụt miễn dịch, ung thư, HIV hoặc đang trong quá trình điều trị gây ức chế hệ miễn dịch.
-
Bị bệnh về rối loạn trao đổi chất hoặc bệnh tiểu đường.
-
Mắc bệnh thận mãn tính
-
Rối loạn hemoglobin hoặc thiếu máu mãn tính
-
Rối loạn thần kinh
-
Béo phì nghiêm trọng (chỉ số BMI >40)
-
Sống chung với những trẻ hoặc người lớn có nguy cơ biến chứng do cúm.
Lưu ý khi tiêm ngừa cúm cho bé.
Bên cạnh đó, mẹ cần lưu ý những trường hợp sau đây không nên cho bé đi tiêm chủng ngừa cúm:
-
Trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi.
-
Trẻ từng có phản ứng nghiêm trọng với những lần tiêm vắc xin cúm trong quá khứ.
Nếu nghi ngờ bé bị dị ứng với trứng thì bố mẹ hãy báo cho bác sĩ ngay vì vắc xin này được nuôi trong trứng gà và có thể chứa những đặc tính protein trứng. Tuy nhiên bé vẫn có thể tiêm được nếu bé chỉ có phản ứng phát ban khi tiếp xúc với trứng.
Những phản ứng sau khi tiêm vắc xin ngừa cúm
Phản ứng phụ thường gặp nhất của tiêm chủng ngừa cúm ở trẻ là đau ở chỗ được tiêm. Trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ chưa từng nhiễm virus cúm có thể bị sốt nhẹ và cảm thấy đau, mệt mỏi. Những triệu chứng này có thể kéo dài khoảng 2 ngày.
Ngoài ra rất hiếm hoi xảy ra những phản ứng dị ứng nhưng cũng có thể xảy ra với bất cứ loại vắc xin nào. Nếu thấy bé có những biểu hiện bất thường khi tiêm, hãy liên hệ ngay với bác sĩ và xử lý để giúp bé giảm đau sau tiêm phòng.
Trẻ bị cảm cúm có tiêm phòng cúm được không?
Bố mẹ không nên cho bé đi tiêm phòng cúm khi bé đang bị cúm. Việc tiêm phòng các loại vắc xin nói chung và tiêm vắc xin cúm nói riêng đều được bác sĩ khuyên nên tiêm khi cơ thể đang khỏe mạnh và có sức khỏe tốt để đạt được những hiệu quả bảo vệ tối đa và tránh gặp phải những biến chứng không mong muốn. Như vậy, bố mẹ nên đợi bé hết bệnh hoàn toàn rồi mới nên đưa bé đi tiêm nhé. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp đặc biệt, nếu trẻ chỉ có những triệu chứng nhẹ, không đáng kể thì bé vẫn có thể tham gia tiêm phòng một số loại vắc xin.
Trẻ bị cảm cúm có tiêm phòng sởi được không?
CDC khuyến cáo trẻ cần tiêm hai mũi vắc xin sởi lần đầu tiên khi trẻ từ 12 đến 15 tuổi và lần thứ hai khi trẻ từ 4 đến 6 tuổi. Bé có thể tiêm liều thứ hai sớm hơn miễn là sau liều đầu tiên ít nhất 28 ngày. Những trường hợp không được tiêm phòng sởi là:
-
Đã từng mắc các bệnh khiến trẻ bị bầm tím hoặc khiến trẻ bị chảy máu.
-
Gần đây trẻ đã được nhận các sản phẩm máu khác hoặc truyền máu
-
Trẻ bị bệnh lao
-
Trẻ đã tiêm bất kỳ loại vắc xin nào trong 4 tuần qua vì các vắc xin sống nếu tiêm quá gần nhau sẽ không đạt được hiệu quả.
-
Bé bị hen suyễn hoặc bệnh phổi
-
Sốt cao
Vậy nên với trường hợp bé bị cúm nhẹ, chỉ ho và hắt hơi hoặc sốt nhẹ vẫn có thể đi tiêm phòng sởi, tuy nhiên nếu bé bị cúm nặng thì bố mẹ nên hoãn tiêm vắc xin sởi cho bé và chờ đến khi bé hồi phục sức khỏe.
Trẻ đang cảm cúm có tiêm phòng lao được không?
Vắc xin Bacillus Calmette – Guérin (BCG) là loại vắc xin được sử dụng để ngăn ngừa bệnh lao (TB). Như vậy, tiêm phòng lao là một loại vắc xin sống đã được xử lý để không gây hại cho con người.
Tiêm phòng lao chỉ được khuyến cáo nên tiêm cho trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn dưới 35 tuổi.
Chỉ có số ít trường hợp trẻ không nên tiêm phòng lao, cụ thể:
-
Trẻ đã từng bị lao trước đây
-
Có kết quả xét nghiệm Mantoux dương tính (da)
Vậy nên bé bị cúm nhẹ vẫn có thể tiêm phòng lao được. Tuy nhiên bố mẹ hãy báo với bác sĩ để bé được kiểm tra kỹ hơn nhé.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải làm sao? Cách điều trị tốt nhất cho trẻ
Trẻ đang ho sốt có tiêm phòng 5in1 được không?
Tiêm phòng 5in1 giúp bảo vệ bé khỏi 5 loại bệnh khác nhau là bạch cầu, uốn ván, ho gà, bệnh do vi khuẩn Hib và bại liệt. tất cả những bệnh này có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng và có nguy cơ dẫn đến tử vong.
Với những trẻ từ 2 tháng đến 5 tháng tuổi, bố mẹ cần đưa bé đi tiêm vắc xin 5in1 ngay. Tuy nhiên bố mẹ lưu ý những trường hợp sau đây không được tiêm phòng 5in1 sau đây:
-
Bé bị sốt vào đúng thời điểm hẹn tiêm chủng
-
Bé có biểu hiện của vấn đề thần kinh đang diễn biến xấu, bao gồm cả chứng động kinh không được kiểm soát
Vì vậy, bố mẹ không cần hoãn tiêm chủng nếu bé bị ốm nhẹ chẳng hạn như ho hoặc hắt hơi hoặc cảm lạnh không kèm theo sốt. Tuy nhiên nếu bé ốm và kèm theo các biểu hiện như sốt cao thì bố mẹ nên hoãn việc đưa bé đến tiêm phòng cho đến khi bé hết bệnh.
Đối với trường hợp bé bị sốt co giật hoặc lên cơn trong vòng 72 giờ sau khi tiêm vắc xin thì hãy nói chuyện với bác sĩ ngay để được tư vấn những gì cần làm nhé.
Bài viết trên đây đã tổng hợp tất cả những thông tin về câu hỏi “trẻ bị cảm cúm có tiêm phòng được không”. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi, bố mẹ có thể tìm được cách xử lý nếu gặp những trường hợp tương tự như vậy. Đừng quên theo dõi Monkey để được biết thêm nhiều thông tin bổ ích về nuôi dạy trẻ nhé.
Nguồn: Tổng hợp Internet