Cảm cúm do vi rút gây nên và bùng phát mạnh vào khoảng tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Đối tượng trẻ nhỏ cần đặc biệt lưu tâm bởi sức đề kháng của trẻ còn non nớt dễ mắc bệnh và gặp những biến chứng nặng nếu không chữa trị đúng cách. Nhiều cha mẹ đặt ra câu hỏi “trẻ bị cảm cúm có nên tắm không?” bởi trong quá trình chăm sóc trẻ cần thật cẩn trọng. Hãy cùng theo dõi bài viết để có được câu trả lời chính xác nhé.
Trẻ bị cảm cúm có nên tắm không?
Trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm cảm cúm do sức đề kháng yếu. Diễn biến bệnh thường kéo dài khoảng 5 – 7 ngày và sẽ hồi phục hoàn toàn sau khoảng thời gian 10 – 12 ngày. Trong quá trình chăm sóc trẻ bị bệnh rất nhiều phụ huynh lo lắng và đặt câu hỏi “Trẻ bị cảm cúm có nên tắm không”? Có rất nhiều ý kiến trái chiều đưa ra vì thế cha mẹ sợ sức khỏe của con bị ảnh hưởng và tình trạng bệnh nặng hơn.
Rất nhiều người cho rằng cần kiêng tắm cho trẻ bị cảm cúm bởi trẻ có thể bị nhiễm lạnh, sẽ ốm nặng và lâu khỏi hơn. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tắm gội cho con trẻ bị bị cảm cúm để giúp cơ thể bé được sạch sẽ, thông thoáng, dễ chịu hơn. Miễn là đảm bảo được sự an toàn cho trẻ khi tắm là được.
Cho trẻ bị cảm cúm tắm bằng nước ấm còn rất tốt cho cơ thể bé. Không những giúp làm sạch mồ hôi, loại bỏ bụi bẩn và da chết cho người bé, ngăn ngừa các bệnh về da hay nhiễm trùng mà còn giúp thông mũi cho trẻ. Hơi nước nóng sẽ làm loãng dịch đờm trong mũi giúp bé dễ thở, được thư giãn hơn.
Một số mẹo nấu nước tắm từ dân gian giúp bé nhanh khỏi cúm
Ngoài việc tắm bằng nước thường cho trẻ, cha mẹ có thể áp dụng nước tắm từ một số loại thảo dược dưới đây để có thể hỗ trợ trẻ nhanh khỏi cúm hơn. Trong các loại thảo dược này có các chất hỗ trợ trị các bệnh ngoài da như mẩn ngứa, mề đay, rôm sảy,…chúng cũng giúp làm suy giảm các triệu chứng cảm cúm giúp bé nhanh khỏi hơn. Một số loại nước tắm mẹ có thể tham khảo để sử dụng tắm cho bé.
Nấu nước gừng tắm cho trẻ
Nước tắm từ gừng giúp làm ấm cơ thể rất tốt. Nước gừng không chỉ giúp lỗ chân lông thông thoáng, giúp kích thích ra mồ hôi, đào thải bớt độc tố ra khỏi cơ thể mà còn giúp làm thông mũi, giảm các triệu chứng ngạt mũi.
Hơn nữa, khi tắm bằng nước gừng, làn da của bé được làm sạch, loại bỏ vi khuẩn và các tác nhân gây viêm da, mụn nhọt, rôm sẩy…từ đó giúp bảo vệ làn da của bé.
Cách làm nước tắm gừng cho trẻ như sau:
Nguyên liệu: Gừng, xả
Cách làm:
-
Đem gừng và xả đi rửa sạch, sau đó đập dập
-
Cho tất cả nguyên liệu vào trong nồi nước to đun sôi trong khoảng 10p cho tiết toàn bộ tinh chất của gừng và xả
-
Chờ cho nước nguội bớt, có thể thử bằng cùi trỏ để xem độ ấm đã vừa phải hay chưa để tiến hành tắm cho trẻ.
-
Lưu ý không nên tắm cho bé quá lâu, thời gian tắm cho bé phù hợp là 5 – 10 phút. Sau khi tắm xong cần lau khô người cho trẻ và thay quần áo sạch cho bé ngay lập tức
-
Có thể sử dụng dầu khuynh diệp để xoa vào lòng bàn chân, lưng và ngực của trẻ sau đó đi tất chân và mặc kín cho trẻ đối với các trường hợp trẻ bị nặng lâu khỏi
Nước ngải cứu giải cúm
Ngải cứu chứa nhiều dưỡng chất và các chất có lợi như: Tricosanol, dehydro matricaria este, tetradecatrilin, cineol,…hỗ trợ trị ho hiệu quả. Nhờ có công dụng trị ho khá tốt mà ngải cứu được sử dụng khá nhiều trong việc chữa trị cảm cúm cho trẻ nhỏ.
Đặc biệt, ngải cứu còn rất tốt cho làn da của trẻ nhờ công dụng trị ghẻ lở, mẩn ngứa, chống hăm, làm dịu các vết thương trên da hay viêm da khá hiệu quả.
Có thế sử dụng ngải cứu tươi hoặc khô để đun nước tắm giải cảm cho trẻ:
Với ngải cứu khô
-
Ngải cứu khô có thể dự trữ được lâu hơn và giúp tiết kiệm thời gian đun hơn
-
Để làm ngải cứu khô có thể lấy cả phần thân sau đó đem rửa sạch rồi phơi khô
-
Có thể cắt ngắn thành các đoạn nhỏ để dễ sử dụng hơn
-
Đem ngải cứu cho lên bếp sao vàng sau đó để nguội rồi đem cất
-
Khi cần sử dụng thì dùng một nắm ngải cứu đun sôi 5 phút để có tinh chất sau đó để nguội bớt rồi tắm cho trẻ
Với ngải cứu tươi
-
Ngải cứu tươi đem rửa sạch rồi cho vào nồi nước đun sôi lên sau đó tắt bếp
-
Chờ nguội sau đó tắm cho trẻ hoặc pha thêm nước cho nguội bớt trước khi tắm
Nước tắm lá tía tô
Tía tô cũng là một loại cây thảo dược được dùng trong chữa trị bệnh cảm. Theo Đông y, tía tô có tính ấm, vị cay, hỗ trợ tim, phổi, tỳ giúp cơ thể ra mồ hôi, loại bỏ độc tố, trị các triệu chứng của cảm cúm như ho có đờm, ho khan, long đờm, hen suyễn,…
Tắm nước lá tía tô còn giúp bé chữa được chàm do cảm cúm, vì thế nó được rất nhiều gia đình sử dụng để tắm cho trẻ sơ sinh.
Trong một số trường hợp trẻ bị cảm cúm nặng có thể sử dụng tía tô ninh cùng với gừng và kinh giới đun thành nước cho trẻ uống để giảm các triệu chứng như sổ mũi, khò khè mãi không dứt.
Cách đun nước tía tô:
-
Với lá tía tô tươi, mẹ có thể đem lá rửa thật sạch, sau đó giã nát, chắt lấy nước rồi pha vào nước tắm của bé
-
Nếu không có sẵn lá thì mẹ có thể phơi khô lá tương tự như ngải cứu để dùng dần
-
Mỗi lần tắm cho trẻ chỉ cần lấy một nắm đun trong 5 – 10 phút, chờ nguội bớt rồi tắm cho con
-
Dùng nước lá tía tô ấm tắm cho bé hỗ trợ ra mồ hôi nhanh từ đó có thể giải cảm, giúp bé chóng khỏe.
Xem thêm:
- Trẻ bị cảm lạnh uống thuốc gì để nhanh khỏi
- Đề phòng trẻ bị cảm lạnh mùa đông. Hướng dẫn chăm sóc trẻ
Nước trầu không
Trầu không là loại lá cây cực thân thuộc với người dân ở Việt Nam, được sử dụng từ thuở xa xưa với nhiều công dụng vô cùng tuyệt vời. Trong lá trầu không có chứa hàm lượng chất kháng sinh cao, giúp trừ phong, giải cảm vô cùng hiệu quả. Loại chất kháng sinh này giúp loại bỏ các tác nhân gây ho từ đó làm giảm các triệu chứng như ho khan, ho có đờm, ho do viêm họng hay sốt… ở trẻ nhỏ.
Ngoài ra, lá trầu không cũng giúp làn da bé được sát khuẩn, bảo vệ bé khỏi một số bệnh ngoài da như ghẻ lở, viêm da, chàm,…Tính cay nồng và ấm của trầu không cũng rất phù hợp cho việc tắm cho trẻ vào mùa đông nên cha mẹ có thể dùng đun nước tắm cho trẻ để giúp trẻ khỏe mạnh hơn.
Cách đun nước tắm trầu không cho trẻ:
-
Chuẩn bị lá trầu không đủ già đem rửa sạch
-
Vò nát lá cho tiết nhiều tinh chất hơn rồi cho vào nồi nước đun sôi lên
-
Khi nước đã sôi tắt bếp, để nguyên vung nồi cho tinh chất được tiết ra triệt để
-
Pha nước trầu không vừa đun vào nước để tắm cho trẻ
Lá cây sài đất
Chắc hẳn nhiều mẹ vẫn chưa biết đến cây sài đất và tác dụng tuyệt vời của nó trong việc chữa cảm cúm ở trẻ nhỏ. Sài đất thuộc họ cúc, chúng mọc bò lan trên mặt đất thành các cụm một. Thân cây có hình bầu dục, lá mọc sát vào thân, mặt lá nhám và có viền răng cưa. Chúng có mùi hương khá đặc trưng nên cũng rất dễ dàng nhận biết được bởi mùi của nó tương tự như cây ngổ đất.
Trong Đông y, cây sài đất có vị ngọt, hơi chua, tính mát vì thế chúng hỗ trợ giải nhiệt, thanh độc, tiêu viêm, giảm ho và tiêu đờm. Sài đất được nhiều người truyền tai nhau sử dụng như một bài thuốc dân gian với công dụng trị cảm mạo, giảm sốt, chữa viêm họng cho trẻ nhỏ.
Sử dụng sài đất để nấu nước tắm cho trẻ cũng có tác dụng rất tốt trong việc chữa cảm cho trẻ. Lá cây tươi sẽ mang lại công dụng tốt hơn so với phơi khô.
Cách làm:
Cây sài đất lấy được cả thân (chỉ trừ rễ) rửa sạch, sau đó đun cùng với nước sôi tắm cho trẻ mỗi ngày sẽ giúp trẻ bị cảm cúm nhanh khỏi hơn.
Cần lưu ý những gì khi tắm cho trẻ
Khi tắm cho trẻ cha mẹ cần lưu ý một số thông tin như sau để đảm bảo an toàn cho trẻ tránh việc trẻ bị nhiễm lạnh khiến bệnh tình trở nặng hơn:
-
Đảm bảo nhiệt độ nước khi tắm cho trẻ, cho trẻ tắm trong nước ấm không nên quá nóng hoặc quá lạnh. Có thể thử nhiệt độ của nước bằng nhiệt kế hoặc cùi chỏ tay để xác định độ nóng của nước
-
Cần tắm cho trẻ nơi kín gió, trong phòng kín, không được bật điều hòa hay quạt để tránh gió lùa. Vào mùa đông mẹ có thể bật máy sưởi từ 5-10 phút để làm ấm không khí trước khi cho trẻ tắm. Không nên bật máy sưởi quá lâu bởi nhiệt độ cao sẽ khiến bé có nguy cơ bị khô da, nóng rát thậm chí gây ửng đỏ và khiến bé bị dị ứng.
-
Không nên tắm cho bé quá lâu, chỉ nên tắm cho trẻ trong 5-10 phút là tốt nhất. Trẻ có nguy cơ bị nhiễm lạnh nếu ngâm nước quá lâu, khiến bệnh tình của bé trở nên trầm trọng hơn
-
Nên tắm từng phần cho trẻ để tránh việc toàn bộ cơ thể của bé tiếp xúc với không khí lạnh. Khi tắm xong cho trẻ cần nhanh chóng lau khô cho bé và mặc quần áo thật nhanh. Lưu ý lau thật khô tóc và lòng bàn chân cho trẻ, có thể đi tất luôn cho bé để giữ ấm.
-
Có thể kết hợp một chút tinh dầu như tinh dầu tràm, tinh dầu gừng,…vào trong nước tắm của trẻ hay sử dụng các loại sữa tắm hay dầu gội thảo dược có chứa tinh dầu có tác dụng làm ấm để tắm cho trẻ. Tinh dầu ấm hỗ trợ làm ấm da, thẩm thấu vào lỗ chân lông giúp bé không còn cảm giác ớn lạnh.Chắc hẳn đến đây bạn cũng có câu trả lời cho câu hỏi “Trẻ bị cảm cúm có tắm được không” phải không nào. Đề phòng nguy cơ nhiễm cảm cúm cho trẻ, bổ sung thêm dinh dưỡng và tăng cường thể lực cho trẻ để con có thể phát triển khỏe mạnh, an toàn.
Nguồn: Tổng hợp Internet