Ngoài việc sử dụng thuốc để chữa trị cho trẻ bị bỏng thì cha mẹ cũng cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng để trẻ có thể nhanh chóng hồi phục. Tuy nhiên trẻ bị bỏng kiêng ăn gì để không làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và không để lại sẹo xấu ảnh hưởng về sau. Hãy cùng theo dõi bài viết ngay bên dưới để nắm thông tin chính xác hơn nhé.
Kiêng ăn thịt bò để tránh bị thâm sẹo
Thịt bò giàu protein, vitamin B5, kali, sắt,…hỗ trợ rất tốt cho quá trình bổ sung năng lượng, phục hồi sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ vì thế rất nhiều cha mẹ đặt ra câu hỏi “Trẻ bị bỏng có ăn thịt bò được không?”.
Tuy tốt như vậy nhưng không nên sử dụng thịt bò cho trẻ khi bị bỏng đặc biệt là khi vết thương đang có dấu hiệu khép miệng. Thịt bò khiến sắc tố melanin dưới da tăng lên gây sậm màu và khiến hình thành các vết sẹo thâm tại khu vực da bị bỏng của trẻ rất mất thẩm mỹ.
Kiêng trứng tránh bị loang sẹo
Trứng cũng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có thể chế biến thành nhiều món ngon khác nhau vì thế rất được trẻ nhỏ ưa chuộng. Tuy nhiên trứng lại khiến vết thương của bé lâu lành hơn và gây loang da. Nếu cho trẻ ăn trứng trong quá trình da đang hồi phục sẽ khiến phần da mới bị loang lổ, không đều màu.
Kiêng ăn các loại tôm cá, đồ tanh
Các loại hải sản như tôm, chua, ghẹ, cá,…được xếp vào các loại đồ tanh cần kiêng cho trẻ khi bị bỏng. Chúng dễ gây kích ứng, nổi mẩn ngứa khiến vết thương trẻ bị sưng đỏ, khó lành, gây khó chịu cho trẻ.
Không được ăn rau muống khiến vết thương lâu lành
Rau muống là thủ phạm gây nên sẹo lồi ở các vết thương hở bởi chúng có chất làm năng tăng sinh, kích thích sự sản sinh quá mức của sợi collagen khiến vùng da tổn thương bị đầy lên quá đột ngột. Khi sợi collagen bị gia tăng quá mức khiến tạo thành các lớp mô xơ cứng, đó chính là sẹo lồi thường thấy trên bề mặt ra. Để đảm bảo thẩm mỹ trên da của trẻ cha mẹ cần tuyệt đối loại bỏ thực phẩm này ra khỏi thực đơn của bé nhé.
Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều nitrat
Các loại thực phẩm chứa nhiều nitrat như thịt xông khói, thực phẩm chế biến sẵn, xúc xích… là chúng khiến mạch máu bị tổn thương, vết thương khó lành, làm chậm quá trình lành sẹo và tự chữa lành của cơ thể. Đồng thời chúng còn gây ra bệnh xơ vữa động mạch nên nếu trẻ bị bỏng hoặc có vết thương hở đang trong quá trình hồi phục, cha mẹ không nên cho trẻ ăn nhóm thực phẩm này. Ngay cả khi trẻ lành bệnh, cha mẹ cũng không nên cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm giàu natri vì nó không tốt cho sức khỏe.
Loại bỏ đồ nếp ra khỏi thực đơn
Đồ nếp khiến vết thương hở lâu lành, mưng mủ, sưng tấy, thậm chí gây viêm nhiễm,…Khi lành chúng sẽ để lại sẹo xấu trên da của trẻ vì thế cần hạn chế cho trẻ ăn các loại đồ nếp như xôi, bánh, ngô nếp…
Không sử dụng các loại đồ ăn cay nóng
Đồ ăn cay nóng cũng khiến trẻ làm kéo dài quá trình hồi phục vết thương, thậm chí chúng còn gây kích ứng cho trẻ vì thế cha mẹ cũng không nên cho trẻ ăn các loại gia vị cay như ớt, tiêu, bột cà ri,…để vết bỏng nhanh lành.
Trẻ bị bỏng có cần kiêng thịt gà?
Thịt gà chứa nhiều dinh dưỡng rất tốt cho sự hồi phục của trẻ, tuy nhiên khi cho trẻ ăn thịt gà nhớ bỏ da bởi trong da gà có chất khiến vết thương lâu lành, ngứa ngáy khi lên da non, làm chậm quá trình hồi phục da của trẻ.
Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường
Trẻ bị bỏng kiêng ăn gì? Đường cũng nằm trong danh sách các loại thực phẩm nên kiêng cho trẻ bởi chúng là tác nhân làm chậm quá trình tự chữa lành của mô, khiến vết thương bị sưng viêm, lâu lành. Cho trẻ ăn nhiều đường cũng không tốt cho sức khỏe của trẻ vì thế cha mẹ hạn chế cho trẻ ăn các loại thức ăn hay đồ uống có nhiều đường tránh làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.
Xem thêm: Bé bị bỏng bôi gì để nhanh lành mà không để lại sẹo
Một số loại thực phẩm tốt cho bé khi bị bỏng
Trẻ bị bỏng nên ăn gì để nhanh chóng hồi phục vết thương, tăng sức đề kháng và hạn chế tình trạng bị viêm nhiễm.
Thực phẩm giàu Protein
Bổ sung protein cho trẻ bị bỏng từ các loại thực phẩm như đậu hà lan, sữa, phô mai, đậu lăng, đậu phụ, thịt nạc heo, bông cải xanh, bơ, các loại hạt, chuối…Quá trình hồi phục các tế bào cơ và da sẽ diễn ra nhanh chóng hơn. Hơn nữa chúng còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm nhiễm và giúp vết thương chóng lành.
Thực phẩm giàu omega 3
Omega 3 có tác dụng giảm sưng viêm, cung cấp dinh dưỡng để tái tạo mô, tăng cường hệ miễn dịch và kháng viêm hiệu quả nên cha mẹ cần cho trẻ bị bỏng để trẻ nhanh hồi phục.Các loại thực phẩm giàu omega 3 cha mẹ nên bổ sung cho con như: cá, các loại hạt như hạt lanh, óc chó, đậu nành….
Thực phẩm chứa nhiều vitamin C
Vitamin C hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, kháng viêm, cung cấp hàm lượng collagen tự nhiên để tổng hợp các sợi dưới da, giúp mau lành da non. Bổ sung vitamin C cho trẻ từ các loại thực phẩm như cam, chanh, bông cải xanh, dâu tây, dưa lưới, kiwi,…
Bổ sung các loại thực phẩm giàu kẽm
Các thực phẩm giàu kẽm như sò biển, hạt bí đỏ, rau bina, gan, ngũ cốc nguyên hạt, nấm, tỏi…có khả năng chống viêm, ngừa sưng viêm, thúc đẩy vết bỏng nhanh lành và giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Vì thế cha mẹ nên bổ sung thêm các loại thực phẩm này trong thực đơn cho trẻ bị bỏng để giúp trẻ nhanh chóng hồi phục, chóng lành vết thương.
Thực phẩm giàu vitamin E
Vitamin E hỗ trợ cho quá trình chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ đồng thời thúc đẩy quá trình bảo vệ và phục hồi da cho trẻ sau bỏng. Tăng cường bổ sung vitamin E cho trẻ từ các loại thực phẩm như cà chua, đu đủ, dưa leo, ngô, ngũ cốc,…để quá trình hồi phục của trẻ diễn ra thuận lợi hơn.
Cho trẻ uống nhiều nước
Trẻ bị bỏng thường bị háo nước vì vậy cần bổ sung cho trẻ từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Quá trình hồi phục da cũng diễn ra nhanh hơn nếu trẻ uống đủ nước đồng thời cũng giúp làm ẩm da, hạn chế khô da gây khó chịu cho trẻ.
Trên đây là các thông tin bài viết dành cho các phụ huynh quan tâm đến vấn đề “trẻ bị bỏng kiêng ăn gì”. Cẩn trọng với các nguy cơ gây bỏng ở trẻ và trang bị cho mình các kỹ năng sơ cứu và chữa trị trẻ bị bỏng đúng cách để có thể chăm sóc bé một cách tốt hơn. Hy vọng với kiến thức vừa rồi, Monkey đã giúp các phụ huynh có thêm kinh nghiệm chăm sóc trẻ đảm bảo an toàn.
Nguồn: Tổng hợp Internet