Trẻ 6 tháng tuổi bị ngã đập đầu xuống đất nguy cơ cao gây chấn thương não. Hậu quả của cú ngã có thể nhẹ như sưng tấy nhưng cũng có thể gây nguy hiểm như chảy máu, chấn thương sọ não. Vì vậy, phụ huynh nên thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn tránh các nguy cơ gây té ngã ở trẻ. Hãy cùng Monkey tìm hiểu những biện pháp xử lý khi trẻ bị ngã đập đầu xuống đất.
Trẻ 6 tháng tuổi bị ngã đập đầu có làm sao không?
Trẻ 6 tháng tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu tập ngồi và bé có thể tự di chuyển bằng các lật hay bò, vì vậy khi không có sự trông coi của người lớn trẻ rất dễ bị ngã từ giường và đập đầu xuống đất. Sau khi trẻ 6 tháng tuổi bị ngã đập đầu thường có những biểu hiện nhẹ nhưng có một số trường hợp trẻ có biểu hiện nguy hiểm khi bị ngã, cụ thể:
Những dấu hiệu chấn thương nhẹ khi trẻ bị ngã đập đầu
Các triệu chứng chấn thương đầu ở bé có thể rất đa dạng vì vậy mà chúng ta không thể nào dễ dàng xác định được trẻ đang bị chấn thương như thế nào. Các triệu chứng có thể có khi trẻ bị ngã đập đầu chấn thương nhẹ như sau:
-
Vùng da sưng tấy hoặc bầm tím.
-
Xuất hiện các vết trầy rách nông tại da đầu hoặc trán.
-
Xuất hiện cảm giác đau đầu trong một khoảng thời gian ngắn.
-
Đôi lúc xuất hiện triệu chứng khó chịu, nhạy cảm với tiếng ồn và ánh sáng do va đập, ảnh hưởng đến mắt và tai.
-
Khó chịu hoặc có những hành vi bất thường như quấy khóc,…
-
Chóng mặt và có vấn đề trong việc giữ thăng bằng cụ thể là trẻ ngồi không vững và té rất nhiều lần.
-
Có cảm giác buồn nôn và không muốn bú sữa mẹ.
-
Thay đổi giấc ngủ thất thường.
-
Biểu hiện của ù tai là không nghe được tiếng gọi của những người xung quanh.
Mặc dù trẻ chỉ chấn thương vùng đầu nhẹ do bị ngã đập đầu nhưng bố mẹ vẫn không nên chủ quan. Chúng có thể phát triển các biểu hiện và gây ra những chấn thương vùng đầu trung bình đến nặng, thậm chí là chấn thương sọ não.
Khi trẻ 6 tháng tuổi bị ngã đập đầu và thông thường có những biểu hiện chúng ta không thể nhận biết bằng mắt thường được. Do vậy, bố mẹ cần hết sức chú ý và quan tâm trẻ để có thể chăm sóc bé đúng cách, giúp bé giảm thiểu các triệu chứng và phục hồi sức khoẻ nhanh hơn.
Những chấn thương vùng đầu trung bình đến nặng có thể gặp phải khi trẻ bị ngã đập đầu
Nếu trẻ có những triệu chứng của chấn thương đầu từ trung bình đến nặng, bố mẹ nên đưa trẻ đi bệnh viện và khám chữa bệnh sớm. Nếu bố mẹ chủ quan và vẫn để tình trạng này ở trẻ xảy ra thường xuyên thì nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm rất cao. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ sau này rất nhiều.
Các triệu chứng có thể bao gồm bất kỳ dấu hiệu nào của chấn thương vùng đầu nhẹ với những biểu hiện như sau:
-
Dần mất ý thức.
-
Cơn đau đầu ở trẻ kéo dài biểu hiện ở việc trẻ khóc to và dùng tay vò đầu bứt tóc liên tục không hết.
-
Buồn nôn và nôn ói trên 2 – 3 lần kể từ sau khi trẻ bị ngã đập đầu.
-
Đổ mồ hôi.
-
Màu da bắt đầu nhợt nhạt, biểu hiện ở khuôn mặt tái xanh, tay chân lạnh ngắt và tím tái.
-
Xuất hiện những cơn co giật dữ dội.
-
Chảy máu hoặc chảy dịch lỏng từ mũi hoặc tai.
-
Vết cắt sâu trên da đầu khi bị ngã đập đầu xuống đất.
-
Rơi vào trạng thái hôn mê và mất ý thức. Người lớn, bố mẹ tác động nhưng không có phản ứng lại.
Các dạng chấn thương vùng đầu ở trẻ em khi bị ngã đập đầu
Não là một khối mềm, nó được bao bọc bởi hộp sọ và dịch não giúp giảm chấn thương nếu có. Đặc biệt, hộp sọ ở trẻ 6 tháng tuổi còn chưa được hoàn thiện vì vậy khi trẻ 6 tháng tuổi bị ngã đập đầu bố mẹ cần hết sức lưu ý. Các dạng chấn thương vùng đầu trẻ có thể gặp phải nếu bị ngã đập đầu ở mức độ nguy hiểm nhất định:
Chấn động
Đây là một chấn thương có thể gây ảnh hưởng đến não, làm não không hoạt động bình thường trong khoảng thời gian ngắn. Biểu hiện ở trẻ 6 tháng tuổi là bị mất tỉnh táo hoặc mất nhận thức khoảng vài phút đến vài giờ sau khi bị ngã.
Tích tụ máu vùng đầu
Biểu hiện là một vết bầm trên đầu sau khi trẻ 6 tháng tuổi bị ngã đập đầu. Vùng bị tụ máu sẽ xuất hiện hiện tượng xung huyết và sưng bên trong não. Trường hợp nặng hơn, trẻ sẽ xuất hiện cơn co giật xảy ra phía đối diện đầu do não và hộp sọ va vào nhau.
Xem thêm: Hướng dẫn cách xử lý khi trẻ bị ngã – Cẩn thận khi trông con
Vỡ hộp sọ
Trường hợp cực kỳ nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi và đây là chấn thương vùng đầu ở trẻ gây ra ở mức độ nặng. Có 4 loại vỡ xương sọ chính bao gồm:
-
Vỡ xương sọ tuyến tính: Gãy xương sọ theo đường thẳng, là dạng vỡ xương không di chuyển được xương. Trẻ cần được đưa đi bệnh viện để được theo dõi chặt chẽ. Thông thường hầu hết các trường hợp trẻ vỡ xương sọ tuyến tính có thể hoạt động lại bình thường sau một vài ngày mà không cần điều trị.
-
Vỡ xương sọ áp lực: Vết nứt của vỡ xương sọ xuất hiện dọc theo các đường khớp trong hộp sọ. Nếu không được cấp cứu kịp thời, các đường khớp sọ thường khó liền lại và ngày nới rộng hơn.
-
Vỡ xương sọ dạng khuyết: Khi trẻ 6 tháng tuổi bị ngã đập đầu cường độ mạnh, một phần của hộp sọ sẽ lõm vào nơi xương bị vỡ. Nếu phát hiện những điểm bất thường ở trẻ như đau đầu dữ dội, có vết cắt trên da đầu,… cần được đưa đi phẫu thuật kịp thời để điều chỉnh lại.
-
Vỡ sàn sọ: Mức độ chấn thương vùng đầu này ở trẻ là mức độ nghiêm trọng. Trẻ bị gãy các xương phía đáy hộp sọ, biểu hiện bên ngoài là vết bầm tím quanh mắt hoặc sau tai. Các biểu hiện khác đi kèm như dịch, máu chảy ra từ mũi, tai vì một phần vỏ não bị rách nên dịch não bị rò rỉ.
Trẻ 6 tháng tuổi bị ngã đập đầu phải làm như thế nào?
Trẻ 6 tháng tuổi bị ngã đập đầu bố mẹ không nên chủ quan vì phần đầu chứa nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể. Vậy làm thế nào để xử lý khi trẻ bị ngã đập đầu? Tuỳ vào mỗi mức độ nghiêm trọng của sự cố té ngã của trẻ mà chúng ta có nhưng cách xử lý khác nhau giúp trẻ được điều trị kịp thời.
Hướng dẫn các cách xử lý trong trường hợp chấn thương nhẹ
Chấn thương đầu nhẹ là những trường hợp chấn thương không gây ra những tổn thương bên trong não bộ. Những sơ cứu cơ bản khi trẻ bị chấn thương nhẹ để tránh tình trạng các vết thương trở nặng. Hướng dẫn xử lý khi trẻ 6 tháng tuổi bị ngã đập đầu trường hợp chấn thương nhẹ:
-
Đầu tiên, bố mẹ cần tìm cách xoa dịu trẻ, không nên phản ứng quá mức đối với những cú va chạm nhẹ tránh khiến trẻ hoảng hốt.
-
Nếu trẻ bị bầm tím hoặc sưng tấy ở trán, đầu thì có thể sử dụng một chiếc khăn lạnh chườm lên cho bé khoảng 5 phút. Trẻ 6 tháng tuổi có làn da non nớt và rất nhạy cảm, vì thế nếu chườm đá quá lâu sẽ gây ra bỏng lạnh và các tổn thương khác lên da trẻ.
-
Nếu trẻ bị nôn do bị sốc, hoảng hốt và khóc to thì sẽ dễ bị nôn, vì vậy mẹ nên cho trẻ bú một chút sữa để làm dịu trẻ lại.
-
Xuất hiện các vết trầy rách và chảy máu vùng đầu nhẹ thì mẹ có thể sử dụng băng gạc hoặc khăn sạch cầm máu cho bé. Sau đó mẹ có thể dùng băng keo cá nhân dán vào vị trí trẻ bị chảy máu.
-
Trẻ khóc to có thể do trẻ đau đầu và chóng mặt, mẹ nên dỗ dành trẻ và cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ. Việc nghỉ ngơi có thể giúp trẻ thư giãn và quên đi cơn đau tạm thời.
-
Trong quá trình chăm sóc trẻ sau đó, bố mẹ nên theo dõi liên tục khoảng 36 – 48 giờ đầu sau khi trẻ bị ngã. Thỉnh thoảng phụ huynh nên gọi xem trẻ có tỉnh lại hay không. Vì hiện tượng ngủ có thể trẻ bị ngất, bất tỉnh tạm thời do chảy máu trong não rất nguy hiểm.
Hướng dẫn xử lý trẻ bị ngã trong trường hợp trẻ chấn thương trung bình đến nặng
Sau khi bố mẹ phát hiện trẻ bị ngã đập đầu xuống đất không được phép bế trẻ lên ngay. Vì nếu trẻ bị sốc mạnh, các va chạm giữa đầu và não xảy ra sẽ khiến tình trạng của bé nặng hơn.
Đối với các chấn thương đầu trung bình đến nặng rất nguy hiểm khi trẻ 6 tháng tuổi. Phụ huynh hãy ngay lập tức gọi cho cấp cứu để được điều trị kịp thời ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của trẻ.
Nếu vết cắt chảy máu to và sâu, bố mẹ cần thực hiện các biện pháp cầm máu tạm thời và sau đó đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời để được khâu vết thương lại. Tuỳ vào tình trạng chấn thương mà bố mẹ áp dụng các ,biện pháp điều trị khác nhau tại bệnh viện như phẫu thuật vật lý trị liệu,…
Những lưu ý khi xử lý trẻ 6 tháng tuổi bị ngã đập đầu
Trong quá trình xử lý trẻ bị ngã đập đầu bố mẹ cũng cần lưu ý những điều như sau:
-
Không nên chườm nóng lên vùng đầu bị thương ngay lập tức. Khi bé bị té ngã, mạch máu có thể đang bị xuất huyết do vậy khi chườm nóng ngay sau đó sẽ khiến mạch máu giãn ra. Điều này khiến tình trạng chảy máu nhiều hơn và gây bầm tím nặng hơn.
-
Mẹ có thể chườm nóng cho trẻ sơ sinh để trẻ 6 tháng tuổi nhưng phải chườm sau khoảng 10 – 15 phút kể từ lúc trẻ bị ngã. Vì nếu mẹ chườm ngay sau khi trẻ bị ngã thì trẻ có thể bị bỏng lạnh do làn da của trẻ 6 tháng tuổi còn rất mỏng manh và yếu.
-
Bôi dầu gió: Đối với những vết sưng tấy, bầm tím trên đầu phụ huynh thường có xu hướng bôi dầu gió để đỡ sưng, đỡ bầm tím.
Cần đưa trẻ đến bệnh viện nếu trẻ có những dấu hiệu nào?
Có nhiều trường hợp trẻ biểu hiện nghiêm trọng, bố mẹ không tự chữa tại nhà được đặc biệt là chấn thương sọ não. Bố mẹ cần phát hiện kịp thời và đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời:
-
Trẻ bị bất tỉnh: Nếu trẻ có biểu hiện bất tỉnh trong một khoảng thời gian ngắn nhưng có lực đủ mạnh để gây khối máu tụ trong não.
-
Rối loạn tri giác: Sau khi trẻ 6 tháng tuổi bị ngã đập đầu, ban đầu bé vẫn tỉnh táo và chỉ khóc một lúc rồi ngưng. Nhưng sau đó trẻ lại có biểu hiện khóc to khó dỗ, tinh thần lừ đừ, tiếp xúc kém. Biểu hiện của việc chảy máu trong não.
-
Bé có biểu hiện nôn 3 lần trở lên: Sự va đập của hộp sọ với não mạnh nên trẻ có biểu hiện nôn trên 3 lần.
-
Trẻ bị chảy máu hoặc dịch lỏng ở mũi, tai: Biểu hiện chảy máu, chảy dịch lỏng ở mũi, tai là do việc vỡ hộp sọ làm do dịch não chảy ra tai hoặc mũi.
-
Bé 6 tháng tuổi bị mất thăng bằng: Ngay sau khi ngã, bé có biểu hiện chóng mặt. Điều này khiến trẻ khó chịu và quấy khóc bố mẹ. Mẹ đặt trẻ ngồi xuống và trẻ không ngồi vững mặc dù trẻ cố ngồi nhiều lần.
-
Trẻ đột nhiên ngủ nhiều, bị tác động nhưng không phản ứng: Biểu hiện này bố mẹ rất khó nhận ra nếu trẻ bị ngã vào giờ trưa hoặc tối. Sau khi trẻ ngã, não bộ trẻ mệt mỏi do bị chấn động và va đập, cơ thể mệt mỏi và buồn ngủ. Trong khi bé ngủ, bé có thể dần chuyển sang trạng thái bất tỉnh nếu bé bị chấn động não mạnh.
Trong nhiều trường hợp, trẻ 6 tháng tuổi bị ngã đập đầu và chấn thương sọ não nhưng chưa có biểu hiện gì khi đi thăm khám bác sĩ và được cho về nhà. Nhưng bố mẹ cần quan sát và theo dõi sức khoẻ của trẻ liên tục, các dấu hiệu có thể phát tác vài ngày sau đó và có thể chuyển biến nặng hơn. Phụ huynh phát hiện trẻ có một trong những biểu hiện trên thì bố mẹ nên đưa trẻ đến khám kịp thời để đảm bảo an toàn sức khoẻ cho bé.
Cha mẹ cần làm gì để phòng nguy cơ bé 6 tháng tuổi bị ngã
Trẻ 6 tháng tuổi bị ngã đập đầu là điều khó thể tránh trong cuộc sống hằng ngày. Do đó, bố mẹ cần biết nguyên nhân trẻ bị ngã để tìm ra các cách khắc phục đề phòng nguy cơ bé bị ngã.
Nguyên nhân trẻ 6 tháng tuổi bị ngã đập đầu
Những nguyên nhân mà trẻ 6 tháng tuổi có thể bị té ngã đập đầu chủ yếu là do sự bất cẩn trong việc trông coi của phụ huynh. Trẻ 6 tháng tuổi chỉ mới biết lật và tập ngồi do đó bé không thể nào chạy nhảy đùa nghịch dẫn đến chấn thương đầu nghiêm trọng được.
Khi chăm coi bé 6 tháng tuổi, người lớn có xu hướng lơ là nghĩ rằng trẻ nằm trên giường trên võng là an toàn. Nhưng với sự thích thú của bé khi biết lật, biết ngồi thì bé sẽ bắt đầu lật, ngồi dậy kể cả khi không có ai trông giữ. Đối với giường không có thanh chắn, trẻ tập lật và ngã xuống giường đập đầu. Đối với võng, trẻ nằm một mình và bắt đầu tập lật, tập ngồi và võng rất bập bênh, không an toàn khiến nguy cơ trẻ bị ngã đập đầu cao hơn.
Ngoài ra, có nhiều trường hợp khi bố, mẹ hoặc người lớn bế trẻ đi chơi hoặc đi dạo và trẻ bắt đầu có xu hướng vùng vẫy do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu người lớn lơ là có thể tuột tay là làm trẻ 6 tháng tuổi bị ngã đập đầu nghiêm trọng. Ở độ cao này đối với trẻ sơ sinh rất nguy hiểm và có thể gây ra những chấn động não nghiêm trọng ở trẻ.
Nghiêm trọng hơn, mẹ để cho bé nhỏ tuổi trông em 6 tháng tuổi rất nguy hiểm. Vì trẻ nhỏ rất hiếu động và ham chơi, đôi khi trẻ đam mê chơi các đồ chơi mà quên mất việc trông em. Do đó trẻ 6 tháng tuổi không có người lớn chăm sóc và bị ngã đập đầu. Hoặc có thể do trẻ lớn vui chơi và vô ý xô bé 6 tháng tuổi ngã đập đầu xuống đất.
Các biện pháp phòng tránh các nguy cơ gây ngã ở trẻ 6 tháng tuổi
Khi biết các nguyên nhân gây ra các nguy cơ té ngã ở trẻ 6 tháng tuổi, bố mẹ có thể có những cách khắc phục phù hợp giúp phòng tránh các nguy cơ té ngã. Dưới đây là những cách phòng tránh nguy cơ gây ngã, đảm bảo an toàn cho trẻ 6 tháng tuổi:
-
Luôn trông coi trẻ 6 tháng tuổi và đảm bảo an toàn tuyệt đối nếu bế, bồng bé.
-
Không được để trẻ nhỏ dưới 6 tuổi trông em vì trẻ rất hiếu động, ham chơi vì vậy trẻ sẽ khiến trẻ bị ngã đập đầu.
-
Xây dựng các tấm chắn xung quanh giường trẻ để tránh tình trạng trẻ ngủ và lật người ngã đập đầu từ giường xuống đất. Xây dựng giường ngủ có chân thấp, để nệm phía dưới giường.
-
Khi người lớn cho trẻ nằm võng, bé cần được nằm cùng một người lớn và không nên để 2 hay nhiều trẻ nằm chung võng đùa nghịch với nhau. Điều này sẽ dễ gây té xuống võng đập đầu cho trẻ.
-
Hạn chế kê nhiều bàn ghế, tủ có cạnh vuông góc nhọn trong nhà, phòng tránh trẻ bị ngã và va chạm phải gây tổn thương ở não nghiêm trọng.
-
Thiết kế một môi trường vui chơi an toàn và lành mạnh cho trẻ 6 tháng tuổi.
-
Đeo dây an toàn khi cho bé ngồi trên ghế ăn hoặc bàn thay tã. Hoặc có thể cho trẻ ngồi trên sàn nhà cho trẻ ăn và thay tã.
-
Nên sử dụng dây đeo an toàn khi cho trẻ ngồi xe đẩy hoặc sử dụng các phương tiện di chuyển khác. Đảm bảo an toàn phanh và các vật dụng bên trong xe đẩy để tránh xe bị lật ngược phía sau.
Hy vọng với những chia sẻ của Monkey về trẻ 6 tháng tuổi bị ngã đập đầu có thể giúp phụ huynh có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc con tốt hơn. Bố mẹ có thể đảm bảo cho trẻ phát triển trong môi trường lành mạnh, an toàn, luôn sử dụng các biện pháp phòng tránh nguy cơ té ngã ở trẻ. Đừng quên theo dõi Monkey để được cập nhật nhiều kiến thức bổ ích về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ.
Nguồn: Tổng hợp Internet