Trẻ nhỏ bị chảy máu cam (hay còn gọi là chảy máu mũi) khiến cha mẹ cực kỳ lo lắng. Trẻ 3 tuổi bị chảy máu cam do nguyên nhân gì? Cha mẹ cần làm gì khi trẻ 3 tuổi bị chảy máu mũi và thực hiện các biện pháp phòng ngừa cho trẻ như thế nào để đảm bảo trẻ được an toàn.
Nguyên nhân khiến trẻ 3 tuổi bị chảy máu cam
Các nguyên nhân khiến bé 3 tuổi bị chảy máu cam:
-
Bé sống trong môi trường thời tiết hanh khô, sử dụng điều hòa hoặc máy lạnh quá lâu khiến mạch máu mũi bị khô, gây chảy máu.
-
Bé có các biểu hiện dị ứng, nhiễm trùng tại mũi họng, xoang
-
Trẻ ngoáy mũi khiến mũi bị tổn thương do móng tay chạm vào
-
Xì mũi quá mạnh
-
Trẻ nhét dị vật vào mũi như đồ chơi, các loại hạt khô,…
-
Trẻ bị táo bón, rặn mạnh gây chảy máu mũi
-
Vách ngăn mũi bị vẹo
-
Trẻ bị chảy máu cam do sử dụng thuốc (thuốc chống viêm, các loại thuốc xịt mũi)
-
Trẻ bị ngã chấn thương đầu (vỡ nền sọ) hay chấn thương ở mũi
-
Chảy máu cam do bị rối loạn chảy máu hay đông máu
-
Trẻ bị mắc các khối u có thể lành tính hoặc ác tính (trường hợp này hiếm gặp)
Trẻ 3 tuổi bị chảy máu cam có phải do trẻ mắc bệnh hay không?
Rất nhiều cha mẹ khi thấy trẻ bị chảy máu cam rất lo lắng không biết liệu trẻ có mắc bệnh gì hay không? Chảy máu cam không phải là bệnh, đây là biểu hiện bên ngoài khi cơ thể trẻ bị bệnh hoặc bị tác động bởi yếu tố bên ngoài.
Đa phần các ca bé bị chảy máu cam không quá nguy hiểm, thường chúng sẽ hết sau khi sơ cứu. Cha mẹ không nên quá lo lắng về việc trẻ bị chảy máu cam bởi trong độ tuổi từ 2-10 tuổi là khoảng thời gian các ca chảy máu cam xuất hiện khá phổ biến ở trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, trong trường hợp các ca chảy máu cam kéo dài và trẻ bị chảy máu cam thường xuyên, cha mẹ cũng nên lưu ý để phòng ngừa nguy cơ bị mắc bệnh mà không được phát hiện kịp thời. Trẻ có thể có nguy cơ mắc một số bệnh lý dưới đây khi có biểu hiện chảy máu mũi:
-
U vách ngăn, u xơ vòm mũi họng,…
-
Bệnh lý dị dạng mạch máu.
-
Do tai nạn ngã khiến chấn thương sọ não
Hướng dẫn cách xử lý cho cha mẹ khi trẻ bị chảy máu cam
Đa phần các ca trẻ bị chảy máu mũi sẽ tự ngừng nếu được cầm máu và chăm sóc đúng cách. Cha mẹ cần bình tĩnh thực hiện theo các bước sau để tránh làm bé hoảng sợ:
-
Hướng dẫn bé xì mũi một cách nhẹ nhàng để loại bỏ các cục máu đông tích tụ trong mũi. Khi thực hiện hành động này có thể máu mũi sẽ chảy ra nhiều hơn tuy nhiên cha mẹ không cần quá lo lắng bởi mọi việc sẽ ổn định lại sau vài phút
-
Để trẻ ngồi thẳng hoặc cho trẻ đứng, đầu hơi cúi về phía trước. Tư thế này sẽ giúp máu không bị chảy ngược về họng tránh gây nôn ọe hay tiêu chảy. Tuyệt đối không cho trẻ nằm ngửa hay cho trẻ kẹp đầu giữa hay đầu gối.
-
Sử dụng ngón tay trỏ và ngón cái để bóp chặt hai bên cánh mũi của trẻ (không bóp vào phần xương mũi) để tiến hành cầm máu cho trẻ. Ấn đồng thời cả hai bên cánh mũi cho dù bé chỉ bị chảy máu mũi một bên
-
Sử dụng đồng hồ để bấm giờ để đảm bảo chính xác hơn, thực hiện động tác bóp chặt cánh mũi của trẻ trong 10 phút để để máu ngừng chảy hẳn. Máu cần thời gian để đông lại vì thế không nên thả tay kiểm tra nhiều lần. Việc thả tay quá sớm hoặc thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình đông máu của trẻ.
-
Có thể chườm lạnh lên phần gốc mũi và má của trẻ bằng cách áp khăn lạnh hoặc cho trẻ ngậm một viên đá nhỏ. Dưới tác dụng của nhiệt độ thấp sẽ khiến máu ở mạch mũi của bé co lại, hạn chế việc chảy máu và đẩy nhanh quá trình làm đông. Tuy nhiên chỉ thực hiện khi bé cảm thấy thoải mái, không nên ép trẻ khiến trẻ bị khó chịu.
-
Nếu trẻ bị chảy ngược máu vào trong miệng cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ nhổ máu ra ngoài tránh trường hợp trẻ bị nuốt phải gây nôn ọe
-
Cho trẻ súc miệng và uống một ít nước để làm sạch miệng cũng như hạn chế căng thẳng
-
Sau khoảng thời gian 10 phút có thể thả tay ra để kiểm tra xem máu đã được cầm hay chưa. Nếu máu vẫn chưa ngừng chảy thì lặp lại các bước trên một lần nữa. Có thể sử dụng thuốc hỗ trợ co mạch tại chỗ (Afrin hoặc Rhinex) nhỏ trực tiếp vào mũi để làm ngưng chảy máu.
Chăm sóc trẻ 3 tuổi sau khi bị chảy máu cam như thế nào?
Cần chăm sóc trẻ 3 tuổi sau chảy máu cam như thế nào để giúp bé ổn định lại và ngăn ngừa việc trẻ bị tái phát?
Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi
Sau khi trẻ bị chảy máu cam cha mẹ nên cho bé nghỉ ngơi đầy đủ, cho trẻ nằm nghiêng để phòng trường hợp trẻ bị chảy máu cam trở lại bị chảy ngược vào họng. Hạn chế cho trẻ vận động mạnh, có thể cho trẻ đọc sách xem phim để giải trí. Không nên cho trẻ tham gia thể thao ít nhất vài ngày để cơ thể trẻ hoàn toàn ổn định tránh việc các mạch máu bị kích thích gây chảy máu.
Đa phần các ca chảy máu cam có liên quan đến việc trẻ bị thiếu hụt vitamin K và C. Vì thế cha mẹ nên bổ sung các loại vitamin này bằng cách cho trẻ ăn các loại thức ăn giàu vitamin C như cam, chanh, kiwi, cà chua, súp lơ xanh,…và các loại thực phẩm giàu vitamin K như cải bó xôi, măng tây, bắp cải,…
Phòng ngừa nguy cơ bị chảy máu cam trở lại cho trẻ
Chảy máu cam ở trẻ 3 tuổi có thể bị tái phát nếu cha mẹ không chăm sóc trẻ một cách cẩn thận, có thể phòng ngừa nguy cơ bé bị chảy máu trở lại bằng các cách sau:
-
Cho trẻ nghỉ ngơi ít nhất 2 giờ đồng hồ để bé hoàn toàn ổn định
-
Hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn, thức uống nóng hay tắm bằng nước nóng trong 24 giờ đầu tiên bởi trẻ có thể bị chảy máu trở lại do mạch máu bị giãn nở
-
Dặn trẻ không được ngoáy mũi hay xì mũi trong vòng 24 giờ đầu và không tác động đến mũi trong 1 tuần nếu trẻ được tiến hành đốt điểm mạch
-
Hạn chế cho trẻ tham gia các trò vận động mạnh hay tham gia thể dục thể thao với cường độ mạnh cần dùng nhiều sức trong 1 tuần
-
Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng và chất xơ để hạn chế nguy cơ trẻ bị táo bón. Nếu trẻ bị táo bón có thể hỏi ý kiến của bác sĩ để làm mềm phân cho trẻ hạn chế việc trẻ rặn
-
Làm ẩm mũi của trẻ bằng cách sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc nhỏ nước muối sinh lý
Xem thêm: Bé bị chảy máu cam một bên mũi có bị bệnh gì không?
Các cách ngăn ngừa trẻ 3 tuổi bị chảy máu cam
Cha mẹ có thể tiến hành ngăn ngừa trẻ 3 tuổi bị chảy máu cam như sau:
-
Bổ sung vitamin C và K cho trẻ bằng cách sử dụng các loại thực phẩm giàu các loại vitamin này hoặc cho trẻ uống vitamin theo liều lượng chỉ định
-
Cho trẻ ăn nhiều thực phẩm có tính mát để hạn chế việc trẻ bị nóng trong người
-
Cấp cho bé trong mùa lạnh bằng cách sử dụng kem dưỡng ẩm cho mũi hoặc nhỏ thuốc nhỏ mũi cho trẻ
-
Tạo ẩm trong phòng bằng cách sử dụng máy tạo ẩm, hạn chế cho trẻ nằm trong điều hòa hay máy sưởi trong thời gian dài
-
Cẩn thận trong việc cho trẻ chơi đồ chơi hay ăn uống hạn chế việc trẻ nhét dị vật vào mũi
-
Cắt ngắn móng tay cho trẻ tránh việc trẻ cho tay vào mũi gây rách mũi
-
Cẩn trọng trong các tai nạn ở trẻ như tai nạn chấn thương mũi hay chấn thương đầu
Trên đây là các thông tin cho câu hỏi “trẻ 3 tuổi bị chảy máu cam có nguy hiểm hay không?”. Hy vọng với các kiến thức được Monkey tổng hợp bên trên các bậc phụ huynh đã nắm được thông tin về các nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa chảy máu cam ở trẻ.
Xem thêm: Trẻ 1 tuổi bị chảy máu cam có nguy hiểm hay không?
Nguồn: Tổng hợp Internet