Trẻ 3 tháng tuổi còn quá nhỏ, cơ thể cũng chưa phát triển và cứng cáp được như những trẻ lớn nên rất dễ bị tổn thương. Đặc biệt là với tai nạn nghiêm trọng như bị ngã đập đầu. Vậy trong trường hợp trẻ 3 tháng tuổi bị ngã đập đầu bố mẹ phải xử lý như thế nào, hãy cùng Monkey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ 3 tháng tuổi bị ngã đập đầu xuống đất
Mức độ nghiêm trọng của vết thương khi trẻ bị ngã đập đầu xuống đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên nhân bị ngã và mức độ nặng khi tiếp đất. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về tai nạn này, cụ thể:
Nguyên nhân trẻ 3 tháng tuổi bị ngã đập đầu
Nguyên nhân chính của tai nạn này đó là do sự bất cẩn của người trông coi bé. Phụ huynh trông coi không đúng cách khiến bé bị ngã từ trên giường, từ trên võng, trên xe đẩy xuống đất. Bên cạnh đó còn có một số phụ huynh sơ ý khi bế trẻ làm trẻ bị rơi hoặc tung hứng trẻ, tuột tay rơi xuống gây thương tích đập đầu.
Mức độ bị thương
Vết thương của bé sau tai nạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bố mẹ hãy đánh giá mức độ nặng của chấn thương dựa vào những yếu tố sau:
-
Độ cao: Độ cao càng thấp thì độ nguy hiểm của cú ngã sẽ được giảm bớt.
-
Bề mặt rơi xuống: Các bề mặt như bê tông, gạch men và lớp đất cứng sẽ gây nguy hiểm nhiều hơn với bé so với các bề mặt mềm.
-
Vật dụng va phải: Trong quá trình tiếp đất thì bé có thể va vào các vật dụng như đồ đạc góc cạnh, mặt kính sắc nhọn hay không. Chúng sẽ để lại vết thương rất nghiêm trọng.
Hầu hết các trường hợp trẻ 3 tháng tuổi bị ngã đập đầu là nhẹ và không cần đến sự chăm sóc y tế. Tuy nhiên trong một số trường hợp bố mẹ cần để ý một số triệu chứng cảnh báo chấn thương sọ não ở trẻ nhỏ để kịp thời đưa đến bệnh viện chữa trị.
Cách xử lý khi trẻ bị ngã đập đầu
Tuy nhiên nếu không may tai nạn xảy ra, bố mẹ hãy xử lý theo cách sau đây:
-
Nếu đầu trẻ có vết bầm sưng thì mẹ hãy chườm đá ngay tại chỗ sưng cho trẻ liên tục trong vòng 15 phút. Việc này sẽ giúp cho chỗ bầm trên đầu bé sẽ không lan rộng ra và còn giúp bé giảm đau. Nếu vết bầm rộng và nhiều thì mẹ hãy chườm đá lại sau đó 1 giờ và làm thường xuyên 2 đến 3 lần 1 ngày trong 2 đến 3 ngày.
-
Nếu mẹ thấy bé bị trầy xước thì hãy rửa sạch vùng da bị thương bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý, cồn.
-
Khi thấy trẻ bị chảy máu ít, mẹ hãy dùng miếng khăn sạch hoặc gạc y tế sạch, ấn thẳng vào vết thương của bé để cầm máu cho đến khi vết thương không chảy máu thêm.
-
Nếu thấy trẻ bị nôn 1 – 2 lần thì hãy cho trẻ nghỉ ngơi và vệ sinh miệng cho con.
-
Cho trẻ nằm nghỉ ngơi và theo dõi sát trong vòng 2 giờ đầu sau chấn thương.
-
Sau khi bé ổn định thì nên theo dõi bé thêm 48 đến 72 giờ để chắc chắn không còn lo lắng
-
Phụ huynh theo dõi xem bé có bị chấn thương vùng cổ hay không.
Những lưu ý trong sơ cứu trẻ
Trong quá trình sơ cứu vết thương cho bé, nhiều phụ huynh đã mắc các lỗi sau đây. Phụ huynh lưu ý tuyệt đối không:
-
Làm nóng chỗ bị thương như đắp khăn ấm lên vết thương của bé vì khi ngã, mạch máu đang bị xuất huyết vì vậy chườm nóng sẽ khiến mạch máu bị giãn ra và làm máu chảy nhiều hơn và gây bầm tím nặng.
-
Bôi dầu gió: Việc bố mẹ day và bôi dầu gió vào vùng bị sưng của bé sẽ làm vết thương nặng thêm vì sẽ khiến một số mạch máu nhỏ bị chảy liên tục.
-
Di chuyển nạn nhân trong quá trình cấp cứu có khi gây ra các biến chứng lớn về vết thương sọ não, cột sống và cổ,…
Xem thêm: Trẻ 7 tháng bị ngã đập đầu phía sau có nguy hiểm không?
Trẻ 3 tháng tuổi bị ngã đập đầu xuống đất có bị ảnh hưởng đến não không?
Trường hợp bé bị ngã nhẹ chỉ gây trầy xước ngoài da thì bố mẹ không cần lo lắng cho bé nhiều. Trường hợp này bố mẹ chỉ cần vệ sinh và sơ cứu ngoài da cho bé là được. Vết thương sẽ tự động lành lạ sau 1 đến 2 tuần mà không cần can thiệp y tế nhiều.
Đầu là bộ phận chứa nhiều cơ quan quan trọng vì vậy bố mẹ nên cẩn thận, không được sơ ý khi trẻ bị ngã đập đầu. Vì da đầu là nơi có nhiều mạch máu nuôi dưỡng nên khi bị tổn thương có thể gây ra vết bầm lớn và chảy máu nhiều.
Theo khảo sát, trong 100 ca chấn thương đầu ở trẻ nhỏ chỉ có 1 đến 2 ca có thể gây nứt xương sọ. Đa số trường hợp nứt xương sọ chỉ gây nhức đầu ở nơi bị nứt và thường không cần quan thiệp vì vết thương có thể tự lành sau vài tuần. Tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro ở những trẻ bị đập đầu đó là não bên trong bị tổn thương gây chấn động não.
Não là một khối mềm và được bảo vệ bởi xương sọ bên ngoài và dịch não. Giúp làm giảm chấn động và làm giảm chấn thương nếu có. Khi đầu bị một lực mạnh tác động thì thì dịch não có thể không bảo vệ hoàn chỉnh được não khiến cho não bị rung lắc và đụng vào thành cứng của xương sọ gây chấn động não. Lực va đập quá lớn có thể khiến não bị dập, bị bầm thậm chí làm vỡ các mạch máu nuôi não. Những biến chứng này có thể ảnh hưởng đến mức độ tri giác của bé, thần kinh và thậm chí dẫn tới tử vọng.
Trường hợp nào cần đưa trẻ đi viện kiểm tra
Thông thường, rất khó để có thể dự đoán được chấn thương não nào là lành và chấn thương nào là nguy hiểm. Có một vài dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ chấn thương não ở trẻ em mà phụ huynh nên chú ý và đưa đến bệnh viện để kiểm tra đó là:
-
Bé bỏ bú: Chấn thương và đau nhức sau khi bị ngã là nguyên nhân khiến bé bỏ bú. Đây là tình trạng khá nghiêm trọng ở bé, do bé còn quá nhỏ nên không thể nói cho bé biết nên biểu hiện bằng cách khóc và bỏ ăn. Lúc này mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể hỗ trợ bé tốt nhất và khắc phục tình trạng này sớm nhất có thể.
-
Khóc nhiều: Sau khi bị ngã, bé sẽ thường xuyên quấy khóc do cơ thể khó chịu. Việc khóc nhiều có thể gây ra hiện tượng nuốt hơi và dẫn đến đầy hơi và đầy bụng. Lúc này bố mẹ hãy thật kiên nhẫn dỗ dành bé, tránh việc để bé bị đầy hơi và mệt mỏi do khóc nhiều.
-
Khóc yếu tím tái: Bé khóc yếu, tím tái là biểu hiện của bé đang bị đau và mệt mỏi. Lúc này lượng oxi trong cơ thể sẽ chuyển sang màu tím đặc biệt là vùng môi. Hiện tượng này chỉ xảy ra vài giây. Tuy nhiên bố mẹ vẫn cần chú ý và đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi có dấu hiệu bất thường.
-
Co giật: Một trong những di chứng do chấn thương để lại đó là trẻ bị co giật. Tình trạng này là do chức năng của não bị rối loạn do sự phóng điện bất thường xảy ra một cách thoáng qua. Lúc này trẻ sẽ co giật toàn thân và chi, bố mẹ khi gặp tình trạng này cần nhanh chóng đưa bé tới bệnh viện ngay.
-
Trẻ ngất xỉu bất tỉnh: Bố mẹ lưu ý rằng dù bé có bị ngất xỉu trong vài giây thì cũng cần chú ý vì lực va đập đủ mạnh có thể dẫn đến tụ máu não. Lúc này, bố mẹ hãy đưa bé đến trung tâm y tế ngay lập tức.
-
Rối loạn tri giác: Nếu sau khi bị ngã mà trẻ vẫn tỉnh táo nhưng sau đó một thời gian trẻ lại có những dấu hiệu bất thường khác như lơ mơ, kích động khó dỗ,… cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.
-
Nôn ói trên 3 lần: Thông thường, sau khi bị ngã dù không bị chấn thương sọ não thì trẻ vẫn có thể bị nôn 1 – 2 lần do khóc, ho và sự va đập của hộp sọ. Tuy nhiên, nếu trẻ nôn trên 3 lần thì đó là một dấu hiệu của bé bị chấn thương não và cần đưa bệnh viện ngay.
-
Ngủ nhiều: Sau khi bị chấn thương tter sẽ có xu hướng ngủ nhiều hơn bình thường. Việc này gây khó khăn trong việc theo dõi những dấu hiệu bất thường ở trẻ. Chính vì vậy bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để theo dõi những biểu hiện bất thường.
-
Ngoài ra nếu thấy bé có bất kỳ dấu hiệu nào khác thường mà gia đình cảm thấy không yên tâm thì có thể đưa bé tới bệnh viện.
Ở một số trường hợp khi bị chấn thương sọ não nhưng trẻ chưa có biểu hiện gì khi thăm khám nên sẽ được bác sĩ cho về nhà. Lúc này phụ huynh cần tiếp tục theo dõi sức khoẻ của bé trong vài ngày sau đó và đưa bé đi khám nếu có các dấu hiệu bất thường như: Quấy khóc nhiều, nôn ói nhiều lần, co giật, cử động khó khăn, khó đánh thức,… Nếu trong thời gian ngắn theo dõi bé không có biểu hiện gì bất thường thì không đáng lo.
Phòng tránh nguy cơ trẻ 3 tháng bị ngã đập đầu
Bé bị ngã đập đầu là tai nạn không thể tránh khỏi từ những năm tháng đầu đời vì vậy bố mẹ cần phải có những biện pháp để trông nom và chăm sóc bé thật là cẩn thận. Sau đây là một số giải pháp để phòng tránh nguy cơ trẻ 3 tháng tuổi bị ngã đập đầu:
-
Nguyên nhân khiến trẻ 3 tháng tuổi bị ngã chủ yếu là do người lớn trông coi không cẩn thận và bẩn cẩn trong việc ẵm bồng bé. Vậy nên bố mẹ hãy chú ý hơn trong việc trông coi bé.
-
Không được để trẻ tự chơi một mình trên giường cao
-
Nên làm các tấm chắn và tấm nệm lót nơi giường của bé nằm để khi bé có bị ngã cũng bị thương nhẹ hơn
-
Trẻ nằm võng và nôi cần được che chắn để không bị rơi xuống sàn và khi bé thay đổi tư thế. Lưu ý buộc chắc dây võng và đưa võng nhẹ nhàng lúc bé ngủ để bé không bị rơi xuống đất.
-
Nếu đặt bé trên ghế cao thì bố mẹ nên thiết kế thêm dây đai để giữ bé lại.
Không để trẻ dưới 10 tuổi trông trẻ dưới 3 tuổi một mình. -
Cho bé nằm trong nôi
-
Không tung hứng trẻ…
Bài viết trên đây đã tổng hợp tất cả những thông tin về tai nạn trẻ 3 tháng tuổi bị ngã đập đầu. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi, bố mẹ có thể biết được cách xử lý đúng đắn và kịp thời. Đừng quên theo dõi website của chúng tôi để được biết thêm nhiều bài học bổ ích về chăm sóc và nuôi dạy trẻ nhé.
Nguồn: Tổng hợp Internet