Giai đoạn trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi là giai đoạn trẻ cần được chăm sóc kỹ lưỡng vì hệ miễn dịch và sức đề kháng ở giai đoạn này còn khá yếu. Do vậy, khi trẻ 3 tháng tuổi bị cảm cúm phải làm sao? Hãy cùng Monkey tìm hiểu các dấu hiệu cũng như cách chăm sóc trẻ bị cảm cúm trong bài viết dưới đây.
Dấu hiệu của trẻ 3 tháng tuổi bị cảm cúm
Cảm cúm thông thường được các chuyên gia chẩn đoán là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính và do các virus cúm gây ra. Hiện nay người ta phát hiện được có 3 type loại virus gây bệnh cảm cúm ở người.
Cảm cúm thường xảy ra khi virus, vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào đường hô hấp trên mũi và tại cổ họng ở trẻ. Ngoài ra, sức đề kháng ở trẻ khá yếu nên có thể bị lây trực tiếp từ các giọt bắn virus từ không khí.
Thông thường thời gian ủ bệnh ở trẻ là từ 1 – 2 ngày sau khi bị các tác nhân gây bệnh xâm nhập. Sau đó các triệu chứng xuất hiện từ 5 – 7 ngày sau đó. Dưới đây là những triệu chứng khi trẻ 3 tháng tuổi bị cảm cúm:
Dấu hiệu điển hình khi trẻ bị cảm cúm
Những dấu hiệu thường xuất hiện sau khi ủ bệnh khoảng 1 – 2 ngày ở trẻ sơ sinh, bố mẹ có thể thấy các dấu hiệu điển hình như sau:
-
Trẻ bị nghẹt mũi: Các virus gây bệnh cảm cúm xâm nhập vào đường hô hấp ở mũi, họng. Trẻ sốt nhẹ khoảng 38 độ C: Sốt là hiện tượng ban đầu khi trẻ bị cảm cúm.
-
Cổ họng đau rát và ho liên tục.
-
Trẻ thường xuyên hắt hơi và chảy nước mũi ra ngoài:
-
Bú ít hoặc không bú sữa mẹ.
-
Sốt cao trên 38 độ C.
-
Sốt phát ban đỏ khắp người hoặc một vài vùng của cơ thể.
-
Trẻ bị thiếu nước trầm trọng.
-
Cơ thể mệt mỏi đột ngột hoặc quá mệt.
Dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi bị cảm cúm
Trong nhiều trường hợp, trẻ có những triệu chứng hiếm gặp khi bị virus gây cúm ở trẻ xâm nhập. Những triệu chứng sau đây bố mẹ không được chủ quan khi trẻ 3 tháng tuổi bị cảm cúm:
-
Sốt từ 38.5 độ C trở lên: Khi trẻ sốt từ 38.5 độ C trở lên, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám chữa trị kịp thời.
-
Trẻ cảm thấy khó thở hoặc thở nhanh.
-
Nôn mửa dữ dội và liên tục, ngoài ra còn kèm tiêu chảy kéo dài.
-
Trên da nổi các ban đỏ và nổi khắp mặt, tay chân hoặc có thể nổi khắp người ở trẻ.
-
Các đầu ngón tay, đầu ngón chân hoặc môi trẻ bị tím tái, xanh xao,…
-
Trẻ gãi tai hoặc vò đầu là dấu hiệu để phát hiện trẻ đang khó chịu hoặc đang bị đau tại những vùng trên cơ thể của trẻ.
-
Đờm trong họng trẻ bị chuyển sang màu xanh hoặc có máu trong đờm.
Những biến chứng có thể có khi trẻ 3 tháng tuổi bị cảm cúm
-
Viêm đường hô hấp cấp tính như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi ở trẻ nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời.
-
Từ cảm cúm có thể khiến cho trẻ bị viêm nhiễm như viêm tai giữa, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim.
-
Biến chứng của cảm cúm có ảnh hưởng xấu đến các cơ quan thần kinh như viêm màng não, viêm tuỷ, liệt nửa người, thậm chí có ảnh hưởng xấu đến não.
-
Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh cảm cúm gây ra là hội chứng Reye (Sưng tấy bên trong gan và não). Hội chứng này là căn bệnh hiếm gặp nhất khi trẻ sơ sinh bị cảm cúm không được chữa đúng cách. Nhưng tỷ lệ tử vong của hội chứng này rất cao.
-
Hen suyễn: Trẻ có thể mắc bệnh hen suyễn sau khi bị cảm cúm nếu không được kịp thời chữa trị. Hoặc trẻ bị bệnh hen suyễn bẩm sinh nhưng kèm theo cảm cúm sẽ khiến cho tình trạng bệnh của trẻ thêm nghiêm trọng.
Trẻ 3 tháng tuổi bị cảm cúm phải làm sao?
Trẻ 3 tháng tuổi bị cảm cúm phải làm sao? Có những cách điều trị gì khi trẻ bị cảm cúm? Cần chăm sóc trẻ như thế nào? Bố mẹ cần trang bị những kiến thức để kịp thời xử lý nếu phát hiện con mình có những triệu chứng giống cảm cúm. Tránh những trường hợp không biết xử lý dẫn đến việc trẻ bị đe doạ đến tính mạng. Hãy cùng Monkey tìm hiểu chi tiết trong nội dung dưới đây:
Cho trẻ bổ sung đủ nước
Khi bị cảm cúm, những triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, ho,… sẽ khiến cơ thể mất nước nhanh chóng. Quá trình cơ thể chưa kịp nạp nước kịp để cung cấp cho các quá trình của trẻ nên trẻ sẽ bị mệt và khó chịu khi bị cảm cúm.
Do đó việc cung cấp và bổ sung đủ nước là điều thiết yếu khi trẻ bị cảm cúm. Đối với trẻ 3 tháng tuổi, mẹ có thể bổ sung nước bằng nguồn sữa mẹ. Trong sữa mẹ vừa chứa nước và vừa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để bổ sung năng lượng cho trẻ.
Ngoài ra, sữa còn cung cấp đủ năng lượng và hệ miễn dịch giúp trẻ có thêm sức đề kháng phòng chống các loại virus cúm khác. Mẹ không nên cho trẻ uống nước vì muốn cung cấp nước ngay lập tức cho trẻ. Vì hệ tiêu hoá trẻ còn quá yếu, việc cho trẻ uống nước sẽ khiến rối loạn hệ tiêu hoá từ đó khiến tình trạng cảm cúm của trẻ nặng hơn.
Làm ẩm không khí xung quanh trẻ
Triệu chứng đặc trưng khi trẻ xuất hiện cảm cúm là sổ mũi, các chất dịch nhầy trong mũi được tiết ra nhằm bảo vệ khoang mũi của trẻ tuy nhiên chúng gây khó thở cho trẻ. Không khí ẩm sẽ giúp cho việc làm lỏng chất nhầy và giúp trẻ dễ thở hơn.
Phụ huynh có thể sử dụng máy tạo ẩm để tạo độ ẩm cho phòng của trẻ. Phụ huynh cũng có thể thường xuyên kiểm tra độ ẩm bên trong phòng bằng cách xem trên bề mặt, đồ vật có hơi ẩm bám lên hay không. Không nên để độ ẩm trong phòng quá cao hoặc quá thấp.
Ngoài ra, cần lưu ý việc kiểm tra và vệ sinh máy thường xuyên, đề phòng trường hợp máy phun sương gây ẩm mốc và gây độc hại cho trẻ.
Làm sạch khoang mũi, khoang họng của trẻ
Làm sạch khoang mũi, khoang họng sẽ tránh việc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi khó chịu và tích đầy chất dịch nhầy trong mũi hoặc đờm trong cổ họng. Bố mẹ có thể dùng bộ hút chất nhầy y tế để có thể làm sạch khoang mũi. Dưới đây là cách sử dụng dụng cụ hút chất dịch nhầy y tế hiệu quả:
-
Chuẩn bị một bộ dụng cụ hút chất dịch nhầy y tế, khử khuẩn trước khi sử dụng hoặc bảo quản kỹ tránh virus, vi khuẩn xâm nhập.
-
Tiến hành hút hết không khí bên trong ống hút chất dịch nhầy. Từ từ đưa đầu ống vào mũi trẻ và vào khoảng 0.5 cm trong mũi.
-
Tiếp theo, bố mẹ hãy từ từ hút chất dịch nhầy bên trong mũi ra nhẹ nhàng. Lưu ý nên làm từ từ để tránh việc làm xước, tổn thương khoang mũi của trẻ.
-
Cuối cùng sử dụng một khăn mềm nhúng nước ấm hoặc nước muối sinh lý nhẹ để vệ sinh bên ngoài mũi.
Lưu ý: Không nên sử dụng dụng cụ hít chất dịch nhầy ở mũi quá nhiều lần vì chúng có thể khiến cho trẻ bị kích ứng niêm mạc mũi. Điều này sẽ khiến cho tình trạng bệnh cảm cúm chuyển biến nặng hơn và đặc biệt là trẻ có thể bị các biến chứng về viêm mũi.
Tắm nước gừng cho trẻ để chữa cảm cúm
Gừng tươi có công dụng chữa cảm cúm rất tốt, do vậy bố mẹ có thể dùng nước cốt gừng để điều trị bệnh cảm cúm ở trẻ em 3 tháng tuổi. Gừng có tính cay, ấm, khi đi vào cơ thể sẽ khiến các cơ quan ấm lên, giúp mạch máu giãn nở, kích thích tiết mồ hôi, điều trị bệnh cảm cúm hiệu quả.
Bạn có thể sử dụng gừng tươi giã nhuyễn, sau đó cho tất cả vào nước sôi để ủ khoảng 2 – 3 phút. Sau đó tiến hành hoà vào lượng nước ấm chuẩn bị tắm cho trẻ. Mẹ có thể xoa từ từ nước tắm gừng lên khắp cơ thể trẻ, từ đó gừng sẽ từ từ ngấm vào cơ thể để điều trị cảm cúm hiệu quả.
Lưu ý: Khi tắm cho trẻ, bố mẹ nên tắm bằng nước ấm không nên quá nóng hoặc quá lạnh khiến bệnh tình nguy hiểm hơn. Đặc biệt, nên tắm cho trẻ trong phòng kín và nhanh chóng lau khô cho trẻ sau khi tắm xong.
Xem thêm: Cần làm gì khi trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị cảm cúm
Cần hạ sốt tạm thời cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
Thông thường, trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi sốt khoảng 38 độ C, bố mẹ cần hạ sốt tạm thời tại nhà. Hãy nới rộng quần áo cho trẻ, sau đó sử dụng khăn chườm ấm chườm vào trán hoặc nách của trẻ.
Thông thường, nhiệt độ thích hợp để chườm cho trẻ được xác định bằng cách phụ huynh sử dụng cùi chỏ nhúng vào chậu nước. Nếu chậu nước thấy ấm là đã có thể chườm được cho trẻ.
Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khi cần thiết
Trong quá trình chăm sóc, chữa trị cho trẻ 3 tháng tuổi bị cảm cúm, nhiều trường hợp bố mẹ không được tự ý chữa trị mà cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời. Đối với trẻ em 3 tháng tuổi, cảm cúm nguy hiểm khi xuất hiện những triệu chứng sau:
-
Sốt cao trên 38,5 độ C và sốt liên tục 3 ngày.
-
Thường xuyên bị co giật và mệt mỏi.
-
Trẻ bị khó thở và thở gấp.
-
Trẻ bị mệt mỏi, kém ăn, nôn nhiều lần, bỏ bú.
-
Chân tay lạnh ngắt, các đầu ngón tay, ngón chân tím tái, xanh xao.
Lưu ý khi chăm sóc trẻ 3 tuổi bị cảm cúm
Bố mẹ cũng cần lưu ý những vấn đề sau để có thể chăm sóc và chữa trị bệnh cảm cúm cho trẻ 3 tháng tuổi tốt hơn. Điều này cũng giúp trẻ phòng tránh được những biến chứng nguy hiểm mà bệnh cảm cúm mang lại cho trẻ:
-
Không được dùng thuốc hạ sốt, thuốc kháng sinh cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi khi bị cảm cúm.
-
Không được sử dụng mật ong trong những bài thuốc dân gian chữa cảm cúm áp dụng để chữa trị bệnh cảm cúm cho trẻ.
-
Không nên sử dụng dầu gió xoa vào cơ thể trẻ để chữa trị bệnh cảm cúm. Trong dầu gió chứa các hợp chất có thể gây ngộ độc ở trẻ.
-
Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ các đồ dùng, bề mặt mà trẻ thường xuyên tiếp xúc để tránh tình trạng virus gây cúm có thể xâm nhập và cơ thể trẻ.
-
Trước khi tiếp xúc với cơ thể trẻ, bố mẹ và người lớn cần khử khuẩn và rửa tay sạch sẽ. Trường hợp những người bị cảm cúm, không nên tiếp xúc với trẻ sơ sinh.
-
Tạo môi trường sạch sẽ và thoáng mát giúp quá trình điều trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh tốt hơn, giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh hơn.
-
Luôn theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ, nếu trẻ có những biểu hiện, triệu chứng bất thường cần kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Cách phòng ngừa nguy cơ bị cảm cúm ở trẻ 3 tháng tuổi
Bệnh cảm cúm có thể xảy ra đối với mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh và người cao tuổi. Nhưng phụ huynh cũng có thể áp dụng những biện pháp phòng ngừa cảm cúm cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi. Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh cảm cúm ở trẻ 3 tháng tuổi an toàn, hiệu quả được các chuyên gia y tế khuyến cáo:
Tiêm vaccine cúm cho mẹ
Vaccine cúm là thuốc có biện pháp có hiệu quả cao trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus cúm trong cộng đồng. Trẻ 3 tháng tuổi chưa đủ điều kiện và sự cần thiết tiêm phòng vaccine cúm. Nếu mẹ khi mang thai hoặc đang cho con bú tiêm phòng cúm cũng có thể bảo vệ được phần nào sự xâm nhập virus cúm vào cơ thể trẻ.
Liều vaccine sẽ kích thích cơ thể mẹ tạo kháng thể và sữa mẹ cũng chứa những kháng thể đó. Sữa mẹ chứa các kháng thể mang các đặc tính tăng cường miễn dịch, chất dinh dưỡng cho trẻ hấp thụ trực tiếp. Từ đó trẻ cũng được cung cấp thêm hệ miễn dịch phòng chống sự xâm nhập virus cúm vào cơ thể trẻ.
Hạn chế cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi nhiễm cúm
Người đang hoặc nghi mắc cảm cúm không nên tiếp xúc với trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi. Vì trẻ sơ sinh chưa có hệ miễn dịch hoàn chỉnh và chưa được tiêm vaccine phòng cúm nên virus rất dễ xâm nhập vào cơ thể của trẻ.
Khi mẹ bị cảm cúm, người mẹ cũng cần có những biện pháp phòng tránh cho trẻ 3 tháng tuổi phù hợp. Sữa mẹ không có khả năng lây lan cảm cúm vào tre cho nên trẻ vẫn phải được cung cấp sữa mẹ đầy đủ. Dưới đây là những phương pháp giúp mẹ hạn chế nguy cơ lây bệnh cảm cúm sang cho bé:
Vệ sinh tốt và thói quen sinh hoạt lành mạnh cho gia đình
Không chỉ phòng bệnh cho trẻ mà gia đình và người thân cũng cần được phòng bệnh để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm chéo trong gia đình. Người nhà cần thực hiện tốt các vấn đề sau là góp phần phòng bệnh ngừa các nguy cơ gây cảm cúm cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi:
-
Thực hiện rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, nấu đồ ăn và sau khi đi vệ sinh. Sử dụng xà phòng và nước ấm để rửa tay cho trẻ. Có thể sử dụng cồn khử khuẩn nếu không có xà phòng.
-
Thường xuyên vệ sinh căn nhà để tránh ẩm mốc, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các virus, vi khuẩn gây bệnh cảm cúm.
-
Tránh tiếp xúc những người bị bệnh cảm cúm.
-
Thường xuyên đưa trẻ và gia đình đi khám sức khoẻ định kỳ để theo dõi tình hình phát triển của con trẻ. Ngoài ra bố mẹ còn có thể phát hiện ra mầm bệnh cảm cúm hoặc các mầm bệnh khác.
-
Nên cho trẻ tiêm vaccine cúm khi trẻ đủ 6 tháng tuổi và nên tiêm đủ liều đề phòng bệnh cảm cúm tốt hơn.
Bên cạnh đó, để cơ thể trẻ phát triển và khỏe mạnh, phụ huynh cần tạo ra một chế độ dinh dưỡng ngay từ bé giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Ngoài ra còn giúp trẻ tạo ra một hệ miễn dịch khỏe mạnh chống lại những virus, vi khuẩn gây bệnh đến trẻ.
Trên đây là bài viết mà Monkey chia sẻ cho bố mẹ để giải đáp câu hỏi “trẻ 3 tháng tuổi bị cảm cúm phải làm sao?”. Hy vọng, bài viết trên sẽ giúp phụ huynh có thể chăm sóc, chữa trị trẻ 3 tháng tuổi hiệu quả và tốt nhất khi bị cảm cúm. Đừng quên theo dõi và đăng ký Monkey để thường xuyên cập nhật các kiến thức mới nhất về Nuôi dạy con.
Nguồn: Tổng hợp Internet