Trẻ 2 tuổi bị ngã đập đầu phía sau nguy hiểm như thế nào?

Trẻ 2 tuổi là độ tuổi khá nghịch ngợm vì con đã biết đi, biết chạy và luôn tò mò khám phá mọi thứ xung quanh. Nếu cha mẹ không trông chừng cẩn thận sẽ rất dễ có nguy cơ “trẻ 2 tuổi bị ngã đập đầu về sau” gây tổn thương cho trẻ. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ 2 tuổi bị ngã đập đầu?

Trẻ 2 tuổi bị ngã đập đầu phía sau có nguy hiểm không?

Trẻ 2 tuổi bị ngã đập đầu phía sau nguy hiểm như thế nào?

Trẻ nhỏ đặc biệt là những trẻ 2 tuổi rất dễ bị ngã đập đầu về sau do con đang trong giai đoạn tập đi và luôn hiếu động trong các trò chơi khám phá. Tuy nhiên, đầu là bộ phận vô cùng quan trong và nhạy cảm nên cha mẹ cần đặc biệt lưu ý khi trẻ bị ngã để tránh gặp những trường hợp đáng tiếc.

Nếu bé chỉ bị ngã nhẹ thông thường thì cha mẹ không cần quá lo lắng vì bé cùng lắm chỉ bị xây xước nhẹ. Da đầu chứa rất nhiều mạch máu và phần mô khá mềm vì thế rất dễ khiến trẻ bị bầm vết lớn hoặc chảy nhiều máu khiến cha mẹ cực kì lo lắng. 

Trẻ 2 tuổi bị ngã đập đầu phía sau có nguy hiểm không?

Trẻ 2 tuổi bị ngã đập đầu phía sau có nguy hiểm không?”- là những vấn đề cha mẹ cực kì lo lắng. Theo khảo sát, với 100 ca chấn thương đầu thì chỉ có 1-2 ca có thể bị nứt xương sọ. Đa phần các vết thương này chỉ gây đau nhức và sẽ khỏi sau 1-2 tuần mà không cần can thiệp. Tuy nhiên, trẻ vẫn có nguy cơ bị tổn thương não bộ, chấn động não do bị ngã đập đầu.

Não là một khối mềm, được bảo vệ nhờ xương sọ và lớp dịch não vì thế có thể giảm được các chấn thương. Nhưng nếu bị chấn động quá mạnh thì dịch não không thể bảo vệ hoàn toàn được cho não vì thế khiến não bị rung lắc, đập vào thành cứng của xương sọ từ đó gây nên chấn động não. Va đập mạnh khiến não có nguy cơ bị dập, tụ máu hoặc vỡ các mạch máu gây xuất huyết não. Các biến chứng của nó khiến bé bị ảnh hưởng rất nhiều từ tri giác, thần kinh và thậm chí có nguy cơ khiến trẻ tử vong. Những biến chứng này có thể xảy ra ngay lập tức hoặc diễn ra chậm sau vài ngày hoặc vài tuần.

Những dấu hiệu cho thấy trẻ đang có nguy cơ bị chấn thương sọ não

Chấn thương sọ não có biểu hiện như thế nào? (Ảnh: Nguồn Internet)

Cha mẹ cần lưu ý những dấu hiệu sau để có thể đưa trẻ đi cấp cứu kịp thời tránh ảnh hưởng đến tính mạng:

  • Hộp sọ bị móp méo, biến dạng: Khi trẻ bị ngã va đập mạnh ở đầu sẽ có nguy cơ bị móp méo do vỡ hộp sọ, khi sờ vào có thể tạo thành các vết lún

  • Xuất hiện các cơn co giật: Bé có thể bị các cơn co giật ngắn sau đó bình thường trở lại, dần dần tri giác cũng mất dần đi.

  • Chảy máu, dịch từ tai, mũi hoặc mắt: Va đập mạnh khiến trẻ có nguy cơ bị vỡ hộp sọ và chảy dịch não tủy. từ trong tai, mắt, mũi.

  • Bầm tím khu vực mắt và quanh tai: Dấu hiệu khác cho thấy trẻ bị chấn thương sọ não đó là mạch máu tại các khu vực mắt và sau hai tai bị vỡ khiến hai khu vực này bị bầm tím nghiêm trọng.

  • Bé bị bất tỉnh: Nếu bé bị bất tỉnh sau khi bị ngã dù chỉ là vài giây cha mẹ cũng cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức do bé có nguy cơ bị tụ máu não

  • Bé bị rối loạn tri giác: Cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan nếu trẻ bị ngã đập đầu xuống đất bởi nhiều bé sau khi ngã vẫn tỉnh táo bình thường. Tuy nhiên sau một thời gian bé lại có các biểu hiện như bị kích động, mơ màng, không chú ý vào mắt khi nói chuyện, không thể thực hiện theo các yêu cầu, không nhận ra mọi người xung quanh,…Có thể kiểm tra nhận thức của trẻ bằng cách chạm vào người bé để xem bé có phản ứng bình thường hay không.

  • Bé bị nôn nhiều: Thông thường, sau khi bị ngã va đập đầu nhẹ, bé có thể bị nôn 1-2 lần do não bộ bị va chạm nhưng không phải do chấn thương sọ não. Nếu trẻ nôn quá nhiều lần chắc trẻ đã bị tác động đến não và cần được đưa đi khám ngay lập tức

  • Mắt bé có vấn đề: Bé nhìn mọi vật bị mờ, có thể nhìn một vật thành hai, đồng tử hai mắt không đều, không thể nhìn thẳng và không có tiêu cự. Vì thế bé sẽ gặp khó khăn trong việc di chuyển, bé dễ bị vấp ngã và lao vào các vật thể khác.

  • Ngủ li bì: Cha mẹ cần quan sát dấu hiệu này cẩn thận đặc biệt là khi trẻ bị ngã vào ban đêm. Tổn thương não bộ khiến bé ngủ mê mệt nhưng rất nhiều phụ huynh lầm tưởng rằng con chỉ hơi mệt nên để cho bé ngủ và xảy ra rất nhiều trường hợp đáng tiếc. Có thể để cho bé ngủ và kiểm tra 2 tiếng một lần để đảm bảo rằng con đang an toàn.

Xem thêm: Trẻ 10 tháng bị ngã đập đầu xuống đất có nguy hiểm không

Cần làm gì khi trẻ 2 tuổi bị ngã đập đầu phía sau

Cần xử lý như thế nào khi trẻ bị ngã đập đầu về sau. (Ảnh: Nguồn Internet)

Hướng dẫn cách sơ cứu khi trẻ bị ngã đập đầu 

Khi trẻ bị ngã cha mẹ nên tiến hành sơ cứu nhanh chóng cho trẻ và đưa trẻ đi bệnh viện nếu cần thiết.

Nếu trẻ bị ngã nhẹ cha mẹ có thể sơ cứu trẻ theo các gợi ý dưới đây:

  • Chườm đá lạnh lên vết bầm sưng của trẻ trong khoảng 10-15 phút để làm giảm đau. Nếu vết bầm quá lớn và sưng to thì có thể chườm cách 1 giờ 1 lần và chườm liên tục trong khoảng 2-3 ngày đầu

  • Sát khuẩn vùng da bị trầy xước cho trẻ để tránh bị nhiễm trùng

  • Trong trường hợp trẻ bị chảy máu cần cầm máu ngay cho trẻ bằng cách sử dụng khăn sạch hoặc gạc y tế giữ cố định tại vết thương khoảng 10 phút cho đến khi máu ngừng hẳn

  • Nẹp cố định cho trẻ trong trường hợp trẻ bị gãy xương

  • Nếu trẻ bị nôn 1 2 lần cho trẻ uống nước lọc và nghỉ ngơi. Nếu trẻ uống nước bình thường và dừng nôn thì có thể cho trẻ ăn uống bình thường sau 1- 2 giờ.

  • Cho trẻ nghỉ ngơi nhưng cũng cần quan sát trẻ thường xuyên, đặc biệt là khoảng thời gian 2 giờ đầu. Nếu có bất kỳ biểu hiện nào bất thường thì cho trẻ đến bệnh viện.

  • Có thể sử dụng thuốc giảm đau đầu cho trẻ trong một số trường hợp trẻ bị đau tại chỗ hoặc nhức đầu. Tuy nhiên chỉ cho trẻ dùng thuốc sau 2 giờ đầu bị chấn thương. Nếu trẻ bị đau đầu kéo dài và sau khoảng thời gian 24 giờ thì cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.

  • Quan sát xem trẻ có bị chấn thương vùng cổ hay không để tránh trường hợp trẻ bị gãy cổ.

  • Đem trẻ đến bệnh viện

Chăm sóc trẻ 2 tuổi bị ngã đập đầu như thế nào?

Trẻ bị ngã cần được chăm sóc như thế nào? Với các trường hợp đi thăm khám nhưng bé chưa có biểu hiện gì cha mẹ cần chăm sóc bé như sau:

  • Cho bé nghỉ ngơi nhiều: Bé cần được nghỉ ngơi để hồi phục lại sức khỏe và hạn chế hoảng loạn. Tuy nhiên cha mẹ cũng nên quan sát thường xuyên để đề phòng các trường hợp nguy hiểm.

  • Bổ sung dinh dưỡng cho bé: Bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ, có thể nấu thức ăn mềm để bé dễ ăn hơn.

  • Quan sát các biểu hiện của bé: Quan sát các biểu hiện của bé trong vài ngày tiếp theo. Nếu bé có biểu hiện như quấy khóc, đau đầu nhiều, nôn, co giật hay khả năng nhận thức có vấn đề, lơ mơ,…cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để phòng trường hợp nguy hiểm.

Các dấu hiệu cần đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị

Trẻ 2 tuổi bị ngã đập đầu phía sau. (Ảnh: Nguồn Internet)

Cha mẹ cần lưu ý những dấu hiệu sau để có thể đưa trẻ đi cấp cứu kịp thời tránh ảnh hưởng đến tính mạng:

  • Hộp sọ bị móp méo, biến dạng: Khi trẻ bị ngã va đập mạnh ở đầu sẽ có nguy cơ bị móp méo do vỡ hộp sọ, khi sờ vào có thể tạo thành các vết lún

  • Xuất hiện các cơn co giật: Bé có thể bị các cơn co giật ngắn sau đó bình thường trở lại, dần dần tri giác cũng mất dần đi.

  • Chảy máu, dịch từ tai, mũi hoặc mắt: Va đập mạnh khiến trẻ có nguy cơ bị vỡ hộp sọ và chảy dịch não tủy. từ trong tai, mắt, mũi.

  • Bầm tím khu vực mắt và quanh tai: Dấu hiệu khác cho thấy trẻ bị chấn thương sọ não đó là mạch máu tại các khu vực mắt và sau hai tai bị vỡ khiến hai khu vực này bị bầm tím nghiêm trọng.

  • Bé bị bất tỉnh: Nếu bé bị bất tỉnh sau khi bị ngã dù chỉ là vài giây cha mẹ cũng cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức do bé có nguy cơ bị tụ máu não

  • Bé bị rối loạn tri giác: Cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan nếu trẻ bị ngã đập đầu xuống đất bởi nhiều bé sau khi ngã vẫn tỉnh táo bình thường. Tuy nhiên sau một thời gian bé lại có các biểu hiện như bị kích động, mơ màng, không chú ý vào mắt khi nói chuyện, không thể thực hiện theo các yêu cầu, không nhận ra mọi người xung quanh,…Có thể kiểm tra nhận thức của trẻ bằng cách chạm vào người bé để xem bé có phản ứng bình thường hay không.

  • Bé bị nôn nhiều: Thông thường, sau khi bị ngã va đập đầu nhẹ, bé có thể bị nôn 1-2 lần do não bộ bị va chạm nhưng không phải do chấn thương sọ não. Nếu trẻ nôn quá nhiều lần chắc trẻ đã bị tác động đến não và cần được đưa đi khám ngay lập tức

  • Mắt bé có vấn đề: Bé nhìn mọi vật bị mờ, có thể nhìn một vật thành hai, đồng tử hai mắt không đều, không thể nhìn thẳng và không có tiêu cự. Vì thế bé sẽ gặp khó khăn trong việc di chuyển, bé dễ bị vấp ngã và lao vào các vật thể khác.

  • Ngủ li bì: Cha mẹ cần quan sát dấu hiệu này cẩn thận đặc biệt là khi trẻ bị ngã vào ban đêm. Tổn thương não bộ khiến bé ngủ mê mệt nhưng rất nhiều phụ huynh lầm tưởng rằng con chỉ hơi mệt nên để cho bé ngủ và xảy ra rất nhiều trường hợp đáng tiếc. Có thể để cho bé ngủ và kiểm tra 2 tiếng một lần để đảm bảo rằng con đang an toàn.

Cảnh giác với các nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi bị ngã đập đầu

Để phòng tránh nguy cơ trẻ 2 tuổi bị ngã đập đầu phía sau gây ảnh hưởng đến não bộ, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Luôn quan sát trẻ nhỏ thường xuyên, đề phòng trẻ té ngã

  • Cho trẻ chơi trong cũi khi bận để đảm bảo an toàn cho trẻ

  • Lắp rào chắn, khung bảo vệ tại các khu vực cầu thang, cửa sổ, ban công để phòng trường hợp trẻ bị rơi xuống đất (Chiều cao rào chắn ít nhất là 75 cm và khoảng cách giữa các khung dọc không nên lớn hơn 15 cm)

  • Để đầy đủ ánh sáng tại các khu vực bậc thềm, cầu thang

  • Dạy trẻ không được chạy nhảy hay leo trèo tại các khu vực nguy hiểm, không chen lấn, xô đẩy nhau

  • Không để trẻ nhỏ dưới 2 tuổi nằm một mình trên võng hay giường

  • Không cho trẻ đứng trên bàn, ghế hay các vật không chắc chắn.

  • Lau nhà khô sạch, tránh để nền nhà ẩm ướt gây trơn trượt

  • Không để đồ chơi nơi quá cao so với tầm với của trẻ khiến bé leo trèo để lấy xuống

  • Không chơi các trò chơi nguy hiểm với trẻ như tung trẻ lên cao hoặc sốc ngược trẻ

  • Không nên để trẻ dưới 10 tuổi trông các bé nhỏ hơn 3 tuổi vì các con chưa xử lý khéo léo được.

Trẻ 2 tuổi bị ngã đầu phía sau có thể gặp nguy hiểm nếu như có những tác động mạnh tác động trực tiếp vào khu vực đầu. Vì thế cha mẹ cần cực kỳ lưu ý để dạy con cách tự bảo vệ bản thân và cha mẹ cũng nên dành thời gian quan sát trẻ để phòng tránh nguy hiểm cho con.

Nguồn: Tổng hợp Internet

Bài viết có hữu ích?