Trẻ ở độ tuổi thiếu niên đang dần bước vào giai đoạn trưởng thành, con đã có những thay đổi rõ rệt về tâm sinh lý. Cha mẹ nên dạy cho con các kỹ năng sống cần thiết để con có thể hoàn thiện bản thân, phát triển lành mạnh và tốt hơn. Vậy những kỹ năng sống cho trẻ thiếu niên nào cha mẹ nên dạy cho con?
Tự chăm sóc bản thân
Tự chăm sóc bản thân là một điều rất quan trọng để con có thể độc lập tự chủ hơn. Ở giai đoạn muốn trở thành người lớn này, các con sẽ muốn tự quyết định và độc lập hơn về mọi mặt, vì thế tự chăm lo cho bản thân là một điều tất yếu. Hãy trang bị cho con các kỹ năng cần thiết để con có thể chăm sóc cơ thể, nuôi dưỡng tâm hồn của mình. Không phải cha mẹ lúc nào cũng có thể bên cạnh để chăm sóc cho con nên con cần phải chủ động hơn.
Giao tiếp khéo léo
Ở độ tuổi này tâm sinh lý của con có nhiều thay đổi, con cần học cách cư xử thật khéo léo với mọi người xung quanh. Đây là thời điểm con muốn trở thành người lớn, muốn khẳng định bản thân mình nên thường có những cư xử không được chuẩn mực. Cha mẹ hãy dành nhiều thời gian tâm sự cùng con, dạy con cách kiềm chế nóng giận, cư xử thật nhẹ nhàng với người khác.
Sống trung thực, cư xử văn minh, lịch sự ở bất kỳ đâu, luôn tôn trọng mọi người là những điều con cần ghi nhớ.
Nấu ăn
Dạy con các cách học nấu ăn cơ bản là điều cha mẹ nên dạy cho trẻ ở độ tuổi thiếu niên. Đây là kỹ năng vô cùng cần thiết để con có thể tự chăm sóc bản thân, giúp mình chủ động và độc lập hơn. Cha mẹ nên hướng dẫn con nấu các món ăn đơn giản như luộc, hấp, rán, sử dụng các dụng cụ nhà bếp, các loại gia vị để con có thể chế biến các món ăn phức tạp hơn.
Dọn dẹp nhà cửa
Yêu cầu con dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, dọn phòng học và bàn học của mình. Thói quen sống sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng sẽ giúp con có thói quen lành mạnh, được mọi người yêu mến. Sắp xếp đồ đạc gọn gàng, khoa học sẽ giúp con dễ tìm kiếm, tạo sự tỉ mỉ, sống có kế hoạch và làm việc thuận lợi hơn. Cha mẹ hãy cùng con phân chia công việc trong gia đình, cùng nhau dọn dẹp nhà cửa vào mỗi cuối tuần để tăng sự gắn kết giữa các thành viên, tạo ra môi trường sống trong sạch, lành mạnh.
Trao đổi trước đám đông
Tự tin trao đổi trước đám đông để có thể bày bỏ mong muốn, nguyện vọng của mình. Khuyến khích con tham gia trao đổi trước đám đông, học cách tranh biện để bảo vệ quan điểm của mình. Nhiều bé vẫn có tâm lý ngại ngùng khi đứng đối diện trước mặt mọi người, như vậy ảnh hưởng không tốt đến con đường thành công sao này.
Dám đứng trước người khác để nêu ra quan điểm, bày tỏ các ý kiến cá nhân và thuyết phục người khác tin vào ý kiến của mình mới là người thành công. Tuy nhiên để thực hiện được điều đó, các con cần có kiến thức sâu rộng, hiểu biết nhiều và cách nói chuyện cũng cần khiêm tốn, đúng mực, không nên tự tin thái quá.
Xem thêm: Dạy kỹ năng sống cho trẻ tự kỷ tại nhà
Xác định mục tiêu riêng
Để có mục tiêu cho bản thân để có định hướng rõ ràng và cố gắng theo đuổi mục tiêu. Hãy khuyến khích trẻ sống có ước mơ và biến ước mơ đấy thành sự thật. Cha mẹ dành thời gian để tâm sự giúp con định hướng cuộc đời, xem con muốn trở thành người như thế nào, mong muốn của con ra sao. Hãy chỉ cho con những kinh nghiệm mà cha mẹ có để con có thể tránh được những điều không tốt.
Động viên con mỗi lần con vấp ngã bởi sau khi thất bại con lại nhận được một bài học để có thể tiến gần hơn với thành công. Chỉ cho con những tấm gương mà con có thể học tập và chính cha mẹ cũng chính là tấm gương sáng nhất để con có thể noi theo.
Quản lý cuộc sống
Quản lý thời gian và tiền bạc, kiểm soát chúng một cách rõ ràng để con có thể sống khoa học và chủ động hơn. Quỹ thời gian trong ngày là có hạn, hãy dạy con cách quý trọng chúng. Hãy chia nhỏ thời gian cho từng công việc, hoàn thành chúng theo thời gian biểu để con có thể thực hiện thật tốt, theo đúng kế hoạch. Sự nhịp nhàng giữa các công việc sẽ khiến một ngày của con trôi qua không hề lãng phí.
Quản lý chi tiêu cũng là điều bé cần kiểm soát bởi các con hay bị mua sắm quá tay. Có rất nhiều món đồ trẻ thường hay mua nhưng thực sự không quá cần thiết, như vậy sẽ vô cùng lãng phí. Hãy chỉ cho con rằng việc kiếm tiền không hề dễ dàng, có thể cho bé đi làm thêm hoặc trả công cho bé khi làm một số việc nhất định để bé có thể biết rằng để có được tiền cha mẹ đã vất vả như thế nào.
Sơ cứu vết thương
Học sơ cứu vết thương để có thể thực hiện bảo vệ bản thân hay người khác khi gặp những sự cố bất ngờ. Dạy cho con cách cầm máu, lau rửa, băng bó vết thương để tránh bị nhiễm trùng, giúp bé có thể hạn chế rủi ro không đáng có. Con cũng sẽ bình tĩnh, tự xử lý vết thương khi mình bị thương và hỗ trợ giúp người khác khi gặp tai nạn.
Phòng vệ trước nguy hiểm
Ở độ tuổi này các con cũng sẽ dễ gặp một số nguy hiểm như nguy cơ bị bạo lực học đường hay xâm hại thân thể. Với bất kỳ bé trai hay bé gái cũng cần dạy cho con cách phòng bị để tự bảo vệ bản thân. Dạy con ăn mặc kín đáo, không đi chơi khuya, ngăn chặn các hành vi đụng chạm thân thể và dám lên tiếng trước các hành vi xấu.
Đối với nguy cơ bị bạo lực học đường, cha mẹ cũng dạy cho con sự bản lĩnh, tự tin, không để người khác bắt nạt. Tuyệt đối không tham gia vào các cuộc tranh cãi, xung đột, nói năng có chừng mực và kiểm soát thái độ, hành vi của mình. Nếu thấy mình có dấu hiệu bị bạo lực hãy lên tiếng với thầy cô và người lớn để được bảo vệ.
Dám đối diện với khó khăn, thử thách
Đương đầu với thử thách mới khiến các con nhanh chóng trưởng thành. Có những điều thực hiện không hề dễ dàng, nhưng vượt qua được nó mới khiến con mạnh mẽ hơn. Hãy học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, lắng nghe họ và học tập những cách làm từ họ. Không ngừng kiên trì, bền bỉ, nỗ lực mới chính là chìa khóa của sự thành công.
Trên đây là các kỹ năng sống cho trẻ thiếu niên mà mỗi cha mẹ cần dạy cho con để an tâm hơn khi bé đến tuổi trưởng thành. Hãy luôn bên con, quan tâm, trò chuyện, thấu hiểu để con có thể hoàn thiện mình, trưởng thành hơn trong mắt cha mẹ và có thể tự chăm lo cho bản thân để cha mẹ không còn lo lắng.
Nguồn: Tổng hợp Internet