Học sinh tiểu học là lứa tuổi phát triển rõ ràng nhất trong giai đoạn trẻ đang lớn lên. Việc cho trẻ rèn những kỹ năng sống cho trẻ cấp 1 là cần thiết cho trẻ. Để trẻ có thể phát triển toàn diện trí não, đạo đức, lối sống lành mạnh. Bố mẹ nên cho trẻ học những kỹ năng sống nào là phù hợp? Hãy cùng Monkey tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Vai trò của kỹ năng sống đối với cuộc sống con người
Trước khi chúng ta tìm hiểu vai trò kỹ năng sống đối với cuộc sống là gì, trước hết hãy hiểu được kỹ năng sống là gì.
Khái niệm về kỹ năng sống cho trẻ cấp 1
Kỹ năng sống được hiểu là những hành vi tích cực và gia tăng khả năng thích ứng với môi trường sống. Giúp con người có đủ kiến thức và tâm lý để đối mặt và giải quyết những khó khăn, thách thức. Kỹ năng sống không có từ khi sinh ra. Mà những kỹ năng này được tích lũy nhờ quá trình học tập hay trực tiếp trải nghiệm.
Hiện nay, kỹ năng sống được phụ huynh và nhà trường đặc biệt quan tâm. Để có thể phát triển những mầm non của đất nước phát triển toàn diện. Trang bị tốt cho hành trang trở thành một công dân có ích cho xã hội.
Vai trò của kỹ năng sống trong cuộc sống của con người
Có rất nhiều kỹ năng mà con người cần phải có. Những kỹ năng này sẽ giúp cho con người hoàn thành các nhiệm vụ trong cuộc sống. Giúp con người ứng xử linh hoạt trước các tình huống bất ngờ. Và kỹ năng sống còn khiến cho con người trở nên bình tĩnh, tự tin và dám khẳng định bản thân trong công việc, cuộc sống.
Thực tế, những người có kỹ năng sống tốt họ sẽ hoàn thành những công việc vô cùng hiệu quả. Họ cũng đi đến những thành công nhanh hơn là những người không có kỹ năng sống. Vì vậy, việc hỗ trợ, dạy dỗ các kỹ năng sống cho trẻ tiểu học từ sớm giúp các em có thể trang bị đầy đủ kiến thức để bước vào đời.
Dạy kỹ năng sống cho trẻ cấp 1 mang lại cho con những lợi ích gì?
Với tình hình xã hội hiện nay, việc giáo dục kiến thức đi đôi với kỹ năng sống cho trẻ cấp 1 là vô cùng quan trọng. Đặc biệt là những người trực tiếp dạy bảo cho trẻ càng nhấn mạnh điều đấy. Những lợi ích mà việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cấp 1 mang lại:
-
Kỹ năng sống giúp trẻ hình thành thói quen lành mạnh về hành vi và suy nghĩ.
-
Những kỹ năng này góp một phần nhỏ trong công cuộc xây dựng một xã hội tích cực. Con người sống an toàn, lành mạnh hơn trong xã hội văn minh, tích cực.
-
Học tập và rèn luyện đạo đức tốt còn giúp những đứa trẻ dần hình thành những giá trị sống. Những giá trị này phù hợp với chuẩn mực xã hội. Giúp con hình hành những quy tắc chuẩn mực, mối quan hệ giữa người với người.
-
Giúp trẻ trở nên chủ động trong các sự cố, tình huống bất ngờ xảy ra. Kỹ năng sống còn là “túi đồ” giúp trẻ tự giải quyết các vấn đề đó.
-
Trẻ nhỏ rất ngây thơ và trong sáng vì vậy khi gặp những sự cố trẻ có thể hoảng sợ, khóc lóc. Kỹ năng sống giúp trẻ trở nên bình tĩnh và phân tích tình huống. Cuối cùng là giải quyết vấn đề dễ dàng hơn.
-
Học tập được tính tự lập từ nhỏ sẽ giúp trẻ tự làm việc của bản thân.
-
Trẻ sẽ hình thành được lòng yêu thương, quan tâm mọi người. Biết chia sẻ với gia đình, lòng nhân ái với bạn bè.
Top 10+ kỹ năng sống cho trẻ cấp 1 cha mẹ cần dạy con
Trẻ ở lứa tuổi tiểu học có khả năng học tập và tiếp thu nhanh nhất. Vì vậy cha mẹ hãy dạy cho trẻ những kỹ năng sống phù hợp. Giúp trẻ hoàn thiện và phát triển hơn nữa cho tương lai. Dưới đây Monkey đã tổng hợp một số kỹ năng sống cho trẻ cấp 1 phù hợp mà ba mẹ nên biết:
Kỹ năng sống cho trẻ giao tiếp với mọi người
Chúng ta đều hiểu việc giao tiếp với xã hội có tầm quan trọng như thế nào. Giao tiếp sẽ giúp người với người trở nên hiểu nhau hơn. Từ đó, mọi người sẽ có cơ hội truyền đạt kiến thức cho nhau. Việc bố mẹ dạy cho trẻ các kỹ năng giao tiếp không những giúp trẻ cởi mở hơn, mà còn giúp trẻ hiểu được những người xung quanh. Không những thế, giao tiếp còn giúp cho trẻ truyền đạt thông tin cho người khác dễ dàng hơn.
Kỹ năng giao tiếp cũng rất quan trọng trong việc rèn luyện cách ứng xử khéo léo trong mọi tình huống. Đặc biệt trong những tình huống bất ngờ hay khó xử, bố mẹ có thể đưa ra các tình huống giả định để trẻ rèn luyện. Hãy xem cách hành xử của trẻ và sau đó bố mẹ hãy gợi ý những cách giải quyết đúng.
Không những thế, bố mẹ nên bắt đầu bằng những cách ứng xử như chào người lớn, nói xin lỗi, cảm ơn chân thành. Tuy đây chỉ là những việc đơn giản nhưng không phải ai cũng thể hiện tốt. Những việc nhỏ nhặt như vậy đôi khi là nền tảng vững chắc cho con sau này.
Tôn trọng và biết giúp đỡ người xung quanh
Một kỹ năng sống cho trẻ cấp 1 quan trọng đó chính là tôn trọng và giúp đỡ người xung quanh. Hành động tôn trọng không quá khoa trương mà chỉ đơn giản là lắng nghe và thông cảm người khác. Bố mẹ cần dạy cho trẻ cách lắng nghe người khác đầu tiên. Việc này sẽ giúp trẻ nghe lời bố mẹ hơn, thể hiện sự tôn trọng đối với bố mẹ.
Bằng việc giải thích cho con nếu muốn mọi người tôn trọng con thì con phải tôn trọng người khác. Khi nói chuyện không nên hét lớn, nói to mà tỏ thái độ ôn hòa, lắng nghe ý kiến sau đó mới đưa ra ý kiến của mình.
Kỹ năng giúp đỡ người xung quanh cũng rất quan trọng trong việc hình thành lối sống tốt. Bố mẹ dạy cho con đơn giản là phụ làm việc nhà, dọn dẹp nhà cửa,… Nếu cảm thấy người khác gặp khó khăn thì con hãy sẵn lòng đáp ứng trong khả năng của mình.
Khi bố mẹ dẫn con đi chơi, thấy bà cụ muốn đi sang đường thì hãy chỉ trẻ giúp đỡ cụ qua đường,… Cứ như thế, trẻ sẽ học được cách yêu thương mọi người. Trẻ sẽ trở thành một người sống tình cảm, biết quan tâm và yêu thương mọi người.
Tự tin trước đám đông
Nhiều bố mẹ chỉ cho trẻ chơi với thiết bị điện tử và ít tiếp xúc với bên ngoài. Điều này khiến trẻ cảm thấy nhút nhát và tự ti khi giao tiếp với mọi người. Vì vậy, bố mẹ hãy dạy cho trẻ kỹ năng sống cho trẻ cấp 1 ngay từ sớm về tự tin trước đám đông.
-
Ban đầu, bố mẹ hãy bắt đầu bằng cách thói quen trò chuyện với con cái. Đừng chỉ nên nói một mình mà hãy để con trẻ lên tiếng. Bố mẹ hãy tạo động lực đưa cho con những câu phản biện để thuyết phục bố mẹ.
-
Bố mẹ hãy để con tự làm việc nhà là có thể giúp cha mẹ được một phần. Trẻ có quyền quyết định được lựa chọn đồ gì và phối hợp sao cho phù hợp. Sau đó để trẻ thể hiện sự tự tin của bản thân để làm những việc nhỏ nhặt.
-
Hãy cho trẻ chơi với nhiều bạn bè để cho trẻ đỡ nhút nhát. Tạo cho trẻ cơ hội thể hiện bằng hướng dẫn các em nhỏ hoặc học những lớp học kỹ năng.
-
Bố mẹ dạy cho trẻ với tâm thế thoải mái đừng ràng buộc trẻ. Phụ huynh nên cho trẻ tham quan các môi trường khác nhau để có thể thích ứng nhanh hơn với môi trường bên ngoài.
Kỹ năng quản lý cảm xúc
Quản lý cảm xúc khiến con người tạo được mối quan hệ với người khác. Quản lý cảm xúc cho trẻ tiểu học không làm chúng mất đi sự hồn nhiên mà giúp trẻ nắm bắt kiến thức từ sớm. Dưới đây là một số kỹ năng sống cho trẻ cấp 1 quản lý cảm xúc:
-
Đầu tiên bố mẹ hãy cho trẻ kiểm soát hành vi cơ thể. Đây là một hành vi bên ngoài và người khác có thể quan sát được. Bố mẹ có thể dạy trẻ cách thả lỏng cơ thể, hít thở thật sâu mỗi khi lo lắng,…
-
Sau đó dạy trẻ những cách quản lý tiêu cực. Bằng cách học cách chấp nhận sự thật, không ganh đua, mặc kệ lời phàn nàn,… Đặc biệt bố mẹ nên dạy trẻ không nên đổ lỗi cho người khác.
-
Sau khi trẻ học quản lý được hành vi cơ thể và suy nghĩ tiêu cực. Bố mẹ hãy hướng dẫn cho bé cách quản lý cảm xúc bằng suy nghĩ. Suy nghĩ sẽ đưa ra những cảm xúc phù hợp.
-
Bố mẹ hướng dẫn cho trẻ hãy suy nghĩ trước khi nói ra, không nên than vãn, . . Sử dụng ngôn ngữ phù hợp trong mọi hoàn cảnh.
Đọc thêm:
- Những kỹ năng sống cho trẻ 7 tuổi cơ bản nhất
- Top 7 bộ sách dạy kỹ năng sống cho trẻ hay nhất
Phòng vệ trước nguy hiểm
Nguy hiểm thì luôn rình rập ngoài xã hội, những kẻ xấu luôn nhắm đến các đối tượng là trẻ nhỏ. Bố mẹ thì không thể nào chăm sóc con 24/24 tiếng được. Vì vậy trẻ cần được học cách phòng vệ trước nguy hiểm, rủi ro. Để có thể phòng tránh các nguy hiểm ngoài xã hội. Dưới đây là những kỹ năng sống cho trẻ cấp 1 mà bố mẹ nên dạy cho trẻ:
-
Học cách xử lý những tình huống bất ngờ của phòng chống đuối nước.
-
Bảo vệ bản thân khỏi bị quấy rối, lạm dụng, bắt cóc, lừa đảo.
-
Tránh các tai nạn giao thông.
Để có thể rèn luyện được các kỹ năng trên, bố mẹ hãy dạy cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Dần dần trẻ sẽ tích lũy được kinh nghiệm và có thể bình tĩnh xử lý nguy hiểm. Hoặc bố mẹ cũng có thể đưa trẻ đến những lớp học kỹ năng sống cho trẻ cấp 1 về phòng chống các tình huống trên. Lúc này con cái của bạn đã có đủ kiến thức để bảo vệ bản thân của mình. Điều này sẽ làm cho bố mẹ sẽ yên tâm hơn và không cho cơ hội cho những kẻ xấu.
Ghi nhớ thông tin liên lạc của gia đình
Như đã nói, bố mẹ không thể nào đi theo và chăm sóc trẻ liên tục được. Vì vậy việc trẻ bị lạc hoặc gặp nguy hiểm là trường hợp có thể xảy ra. Vì trẻ trong độ tuổi này rất tò mò với nhiều thứ mới lạ và dễ bị cám dỗ. Vì vậy trẻ sẽ rất dễ bị lạc mất bố mẹ.
Để giải quyết những trường hợp này, việc cho trẻ ghi nhớ thông tin liên lạc gia đình là điều cần thiết. Hãy thường xuyên cho trẻ nhớ số điện thoại, địa chỉ liên lạc của gia đình. Bố mẹ có thể lồng ghép những con số điện thoại và địa chỉ vào những trò chơi để trẻ ghi nhớ dễ dàng hơn.
Hoặc có thể, bố mẹ chỉ dẫn cho trẻ các dấu hiệu của những người an toàn. Ví dụ hãy cho trẻ nhận biết các chú công an, cảnh sát giao thông, bảo vệ khu vực, cơ động,. . . Bé có thể ghi nhớ và đến lúc gặp nguy có thể nhận biết và tìm sự giúp đỡ.
Để phòng trường hợp xấu, bố mẹ hãy viết một mảnh giấy ghi nhớ thông tin và làm vòng cổ đeo vào cho bé. Bố mẹ làm điều này để phòng trường hợp bé không tự nhớ được địa chỉ liên lạc của gia đình.
Sơ cứu vết thương cơ bản
Lứa tuổi tiểu học là lứa tuổi khá tinh nghịch và ham chơi. Vì vậy mà không tránh được tình trạng trẻ bị thương. Vì vậy bố mẹ có thể dạy kỹ năng sống cho trẻ cấp 1 này để trẻ có thể tự sơ cứu khi trẻ bị xô xát. Ban đầu, bố mẹ hãy sơ cứu cho bé. Lưu ý, phụ huynh hãy làm từ từ và hướng dẫn cho trẻ. Trẻ sẽ nhìn theo và học hỏi cách bố mẹ sơ cứu.
Sau này nếu như xảy ra các sự cố tương tự, bé đã có thể biết giữ bình tĩnh và biết cách sơ cứu căn bản. Điều này sẽ làm trẻ thêm mạnh mẽ về tinh thần. Trẻ có thể bảo vệ bản thân khi không có người lớn bên cạnh chăm sóc.
Quản lý thời gian
Trẻ chưa biết cách quản lý thời gian học và chơi phù hợp. Với độ tuổi 6 – 11 tuổi, trẻ còn rất ham chơi và năng động và tò mò. Trẻ sẽ chán ngấy việc học và chỉ muốn theo những thú vui của trẻ.
Bố mẹ hãy dạy con cách quản lý thời gian ngay từ khi còn bé. Bố mẹ có thể gợi ý cho con những cách sắp xếp thời gian biểu phù hợp. Có thể ba mẹ sẽ tự lập ra một thời gian biểu và sau đó cùng con đưa ra ý kiến để sửa đổi phù hợp.
Hãy để con đúng giờ trong những công việc nhỏ nhặt như đặt đồng hồ báo thức dậy sớm, đúng giờ ngồi vào bàn làm bài tập,… Cứ như vậy, dần trẻ sẽ quen với việc lập thời gian biểu và quản lý thời gian hiệu quả hơn.
Quản lý chi tiêu
Trẻ chưa thực sự biết tiền có giá trị như thế nào, tiền được kiếm ra từ đâu nếu bố mẹ không hướng dẫn kỹ năng sống cho trẻ cấp 1 này. Bố mẹ hãy giải thích cho con tiền được kiếm từ mồ hôi công sức của mình. Vì vậy những đồng tiền nên đáp ứng những nhu cầu căn bản mang lại cuộc sống tốt đẹp.
Bố mẹ có thể giúp trẻ quản lý chi tiêu tiền tiêu vặt hay tiền lì xì bằng cách bỏ ống heo. Sau đó lập một kế hoạch chi tiêu hợp lý. Hãy cho con biết những thứ cần thiết để mua. Còn những thứ không cần thiết thì để sau cùng. Ban đầu có lẽ con trẻ bỡ ngỡ và rắc rối trong quá trình tiết kiệm. Hãy hướng dẫn kỹ lưỡng cho con từ ban đầu, sau đó trẻ mới có thể tự tiết kiệm được. Thói quen này nếu được duy trì khi con lớn lên sẽ giúp trẻ có kỹ năng quản lý tài chính trong tương lai.
Dạy trẻ kỹ năng phòng chống nguy cơ bị xâm phạm
Theo thống kê hiện nay, nguy cơ trẻ nhỏ bị xâm hại bất cứ lứa tuổi nào đều tăng vọt. Xâm hại trẻ em đang là vấn đề đáng ngại của cả bố mẹ có con nhỏ và cả xã hội. Vì vậy, bố mẹ nên chuẩn bị những kỹ năng sống cho trẻ cấp 1 về phòng chống nguy cơ bị xâm hại. Ban đầu bố mẹ hãy dạy cho trẻ biết cơ thể của trẻ là vô cùng quý giá. Vì vậy mà bất kỳ ai cũng không được chạm vào cơ thể mình. Nếu người lạ có ý chạm vào trẻ, trẻ hãy hét lớn kêu cứu.
Bố mẹ cũng nên dạy trẻ không được đụng chạm vào vùng nhạy cảm của người khác. Vì họ cũng giống như mình, cơ thể của họ cũng rất quý giá đối với họ. Hướng dẫn trẻ cách để tránh xa những người lạ bằng cách tìm kiếm sự giúp đỡ của người xung quanh. Hoặc cho bé nhận diện đồng phục cảnh sát, công an giao thông, cơ động,… để nhờ giúp đỡ.
Tâm lý của trẻ con rất mong manh vì vậy mà trẻ dễ nghe những lời đe dọa. Bố mẹ hãy dạy trẻ cách bình tĩnh và nói cho bố mẹ nếu con bị đe dọa hoặc những hành động xấu lên cơ thể con.
Trên đây là những kiến thức về kỹ năng sống cho trẻ cấp 1 mà bố mẹ cần biết. Monkey hy vọng, bài viết này sẽ giúp bố mẹ rèn luyện những kỹ năng sống phù hợp với trẻ. Để trẻ có thể rèn luyện phát triển bản thân một cách tốt nhất. Đừng quên theo dõi Monkey để được cập nhật những kiến thức mới về nuôi dạy con nhé.
Nguồn: Tổng hợp Internet