Kỹ năng giao tiếp cho trẻ tiểu học - cảm ơn và xin lỗi. (Ảnh: Nguồn Internet)

Dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ tiểu học rất cần được chú trọng bởi đây là giai đoạn chuyển tiếp giữa giai đoạn vui chơi là chủ đạo sang học tập. Lúc này bé cũng đã có nhận thức rõ hơn về các vấn đề xung quanh, những việc mình làm và có trách nhiệm với hành động của mình.

Trẻ cần được thầy cô, nhà trường và gia đình theo dõi một cách sát sao, rèn luyện cho trẻ các kỹ năng giao tiếp hằng ngày các em nhận thức được tầm quan trọng của giao tiếp để bé có thể giao tiếp tốt, trở thành những đứa trẻ thân thiện, ngoan ngoãn, biết quan tâm chia sẻ với mọi người và biết cách tự bảo vệ bản thân.

Dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi

Đây là một trong những bài học cơ bản trong kỹ năng ứng xử. Trẻ cần biết cách cảm ơn và xin lỗi người khác. Cha mẹ nên dạy trẻ có thói quen cảm ơn khi nhận được quà và nhận được sự giúp đỡ từ người khác. Lời cảm ơn cần chân thành, thể hiện sự lịch sự, yêu quý và tôn trọng những người đã giúp đỡ tặng quà mình, và nhắc nhở trẻ dùng hai tay để đón nhận quà từ người khác.

Tương tự, biết sử dụng lời xin lỗi cũng rất quan trọng để bày tỏ sự hối hận khi bản thân mắc lỗi. Lời xin lỗi phải chân thành, bắt nguồn từ sâu bên trong và có thái độ mong muốn được tha thứ một cách rõ ràng. 

Dạy cho trẻ thói quen này sẽ hình thành nhân cách tốt cho trẻ, trẻ sẽ trở thành những người văn minh, lịch sự, được người khác tôn trọng, rất tốt cho sự phát triển sau này của trẻ.

Kỹ năng giao tiếp cho trẻ tiểu học - cảm ơn và xin lỗi. (Ảnh: Nguồn Internet)

Dạy trẻ biết tôn trọng người lớn tuổi

Tôn trọng người lớn tuổi luôn cần được ưu tiên, trẻ cần được học cách sử dụng kính ngữ khi giao tiếp, dạ thưa với người lớn. Đây là một trong những kỹ năng giao tiếp cho trẻ tiểu học rất quan trọng. Trẻ cần học cách xưng hô đúng mực khi giao tiếp với người lớn mới có thể trở thành đứa trẻ ngoan ngoãn, lễ phép.

NÊN XEM  Trẻ 4 tháng bị ngã đập đầu có sợ bị ảnh hưởng đến não hay không?

Với bất kỳ người lớn nào, bố mẹ cũng nên dạy trẻ nói chuyện một cách tôn trọng, lịch sự, dạ thưa. Một số trẻ quen thói gật hay lắc đầu, hay trả lời trống không, cha mẹ cần quan sát và nhắc nhở bé, dạy bé một cách chậm rãi và kiên nhẫn.

Hơn nữa cha mẹ cũng là tấm gương để cho con noi theo, hãy làm gương cho trẻ, nói chuyện với cha mẹ một cách nhẹ nhàng, lịch sự, ôn hòa để bé học theo.

Trẻ cần được dạy tôn trọng người lớn tuổi. (Ảnh: Nguồn Internet)

Dạy trẻ biết chào hỏi mọi người

Để bắt đầu giao tiếp thì trước hết việc cần làm đó chính là chào hỏi. Cha mẹ cần dạy cho trẻ cách chào hỏi lịch sự, niềm nở, lễ phép với người khác, đặc biệt là với những người lớn tuổi. Trẻ cần được biết chào hỏi chính là phép lịch sự tối thiểu cần có trong các buổi gặp mặt, chuyện trò.

Đồng thời, cha mẹ cần dạy cho trẻ biết cách hỏi thăm, quan tâm chân thành tới mọi người, vừa giúp tăng kỹ năng ứng xử cho trẻ vừa giúp con có thể phát triển chỉ số cảm xúc (EQ) tốt hơn.

Dạy trẻ cách giao tiếp giữa đám đông

Dạy trẻ học cách giao tiếp giữa đám đông giúp bé tự tin hơn khi trao đổi. Có thể cho bé phát biểu trước cả lớp, bày tỏ quan điểm của mình hoặc cho bé tham gia các cuộc thi để bé có thể mạnh dạn hơn khi đứng trước người khác. Nhiều trẻ thường có tâm lý rụt rè, e ngại khi đứng trước đám đông. Lúc này rất cần có sự động viên, khích lệ từ các thầy cô, cha mẹ để trẻ lấy lại sự tự tin. Khen trẻ khi trẻ làm tốt để bé thoải mái, vui vẻ hơn khi giao tiếp với mọi người.

Trẻ giơ tay phát biểu trước đám đông. (Ảnh: Nguồn Internet)

Dạy trẻ biết cách dùng từ ngữ lịch sự, không nói trống không

Do khả năng ngôn ngữ còn hạn chế nên nhiều trẻ còn nói chuyện trống không. Cha mẹ và thầy cô hãy dạy cho con biết cách trả lời một câu hoàn chỉnh, có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ để thể hiện phép lịch sự, tôn trọng. 

Dạy cho bé hiểu phép lịch sự, sử dụng từ ngữ như thế nào cho đúng. Cha mẹ cũng cần thực hành thật tốt để con có thể noi theo.

NÊN XEM  Trẻ bị ngộ độc nên ăn gì? Phòng ngừa nguy cơ ngộ độc ở trẻ

Dạy trẻ biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác

Kỹ năng lắng nghe cũng rất quan trọng trong giao tiếp. Trẻ cần lắng nghe một cách kỹ càng, tôn trọng cảm xúc và quan điểm của người khác. Nếu có ý kiến hay quan điểm khác nên đợi lắng nghe hết sau đó đưa ra góp ý và quan điểm của riêng mình, không được chỉ trích, chê bai hay cắt ngang lời của người khác. Tạo được thói quen này cho trẻ sẽ giúp trẻ có thể phát triển một cách văn minh, lịch sự, rất có lợi cho bé sau này.

Trẻ cần học cách lắng nghe. (Ảnh: Nguồn Internet)

Dạy trẻ biết giữ trật tự nơi công cộng

Trẻ cần được dạy phép lịch sự tối thiểu khi ở nơi công cộng đó chính là giữ trật tự, không nói to, nhõng nhẽo, nô đùa quá trớn tại nơi đông người. Cha mẹ nên giải thích lý do tại sao trẻ cần như vậy, để cho trẻ hiểu nếu mình làm ồn sẽ ảnh hưởng tới những người xung quanh và như vậy sẽ bị đánh giá là người kém thông minh, thiếu văn minh, lịch sự nơi công cộng.

Trẻ cần học cách giữ trật tự nơi công cộng. (Ảnh: Nguồn Internet)

Xem thêm: Phương pháp dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non đơn giản, hiệu quả

Dạy trẻ giao tiếp bằng ánh mắt

Ánh mắt giúp bộc lộ rõ cảm xúc khi giao tiếp giữa mọi người với nhau. Trẻ cần học được cách bày tỏ sự chân thành, tôn trọng người khác thông qua ánh mắt. Cha mẹ nên dạy con nhìn thẳng trực tiếp vào mắt người đối diện khi trao đổi, điều này vừa giúp truyền đạt được cảm xúc, thể hiện sự tự tin và phép lịch sự tối thiểu để cuộc giao tiếp được cởi mở hơn. Bố mẹ có thể thực hiện ngay cách ứng xử này với trẻ để trẻ hình thành thói quen ngay từ khi còn nhỏ.

Giao tiếp bằng ánh mắt giúp truyền tải thông điệp tốt hơn. (Ảnh: Nguồn Internet)

Dạy trẻ cách giao tiếp với bạn bè

Cha mẹ cần dạy kỹ năng giao tiếp một cách lịch sự với bạn bè cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Nó sẽ giúp bé sẽ có một mối quan hệ tốt, thân thiết ngay từ bé.

Ngay cả khi nói chuyện với bạn bè bé cũng cần có thái độ lịch sự. Bé cần được dạy cách xưng hô phù hợp, có thể xưng tên hay gọi “cậu – tớ” để tăng sự gắn kết, không nên để bé xưng “mày – tao” với bạn bè.

NÊN XEM  Top 5 đồ chơi kỹ năng sống cho trẻ mầm non an toàn, phù hợp cho bé

Bên cạnh đó, khi nói chuyện với bạn bè bé cũng nên sử dụng những từ ngữ phù hợp, nói chuyện với âm lượng vừa phải, không nên hét vào tai hay sử dụng lời nói xúc phạm tới bạn bè. Khi có mâu thuẫn nên bình tĩnh giải quyết, không được nói tục, chửi bậy, gây tổn thương cho bạn.

Bé cần học được cách tôn trọng bạn, đây chính là chìa khóa của giao tiếp. Cha mẹ hãy giải thích cho trẻ rằng khi tôn trọng người khác bé cũng sẽ được tôn trọng lại, từ đó sẽ giúp các mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn.

Trẻ giao tiếp tốt với bạn bè sẽ tạo dựng được mối quan hệ tốt. (Ảnh: Nguồn Internet)

Dạy trẻ kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng làm việc nhóm cần được dạy cho trẻ từ sớm. Trẻ sẽ học được cách tương tác với mọi người xung quanh. Trao đổi, góp ý, hỗ trợ mọi người làm việc cùng với đó là học thêm cách bày tỏ quan điểm cá nhân. 

Trong quá trình làm việc nhóm sẽ phát huy nhiều vấn đề, từ đó trẻ sẽ học được cách giải quyết các vấn đề phát sinh. Khi này trẻ cần được thầy cô và cha mẹ hướng dẫn để biết cách xử lý tình huống sao cho phù hợp. Giúp trẻ nhận thức được nhiều hơn, làm phong phú khả năng giao tiếp cũng như giúp bé nhận thức được rất nhiều điều.

Kỹ năng làm việc nhóm cần được phát huy ở trẻ. (Ảnh: Nguồn Internet)

Dạy trẻ cách giao tiếp với người lạ

Đây là một trong những kỹ năng cơ bản giúp bé có thể học được cách tự vệ cho bản thân trước các nguy cơ tiềm ẩn trong cuộc sống.

Trẻ cần được dạy cách ứng xử một cách lịch sự nhưng vẫn giữ khoảng cách với những đối tượng lạ này. Điều này giúp bé tránh được các nguy cơ bị xâm hại, gây tổn hại đến tâm lý, sức khỏe.

Nhà trường nên có các buổi hoạt động ngoại khóa, các buổi dạy các kỹ năng phòng vệ cho trẻ. Cha mẹ cũng cần lưu ý nhắc nhở con, cho bé xem các video hướng dẫn cách đề phòng để bé có thể hiểu rõ hơn.

Dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ tiểu học là một trong những giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Giáo dục đúng cách sẽ giúp cho bé trở thành những công dân tốt, có thể phát triển bản thân, có lợi cho bé sau này hơn.

Nguồn: Tổng hợp Internet

Bài viết có hữu ích?

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *