Thánh địa Mỹ Sơn là một địa điểm du lịch văn hóa nổi tiếng tại Quảng Nam. Nơi đây ghi lại dấu ấn lịch sử với quần thể kiến trúc cực kì độc đáo cùng nhiều hoạt động hội lễ cực kì hấp dẫn. Trong bài viết dưới đây hãy cùng Timnhanh.com.vn đến tìm hiểu về Thánh địa cũng như những trải nghiệm thú vị tại đây nhé!
1. Đôi nét về Thánh địa Mỹ Sơn
- Địa chỉ:Đường vào Mỹ Sơn, Thánh địa Mỹ Sơn, Duy Xuyên, Quảng Nam
- Giờ mở cửa: 6h00 – 17h00
- Giá vé: Người nước ngoài: 150.000 VNĐ| Người Việt Nam: 100.000 VNĐ.
Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Đây là một trong những di tích lịch sử có giá trị về mặt văn hóa đối với Việt Nam nói chung và xứ Quảng nói riêng. Theo ghi chép, thánh địa này được xây dựng vào thế kỷ IV với kiến trúc là những ngọn tháp lớn nhỏ theo văn hóa người Chămpa. Nơi đây vốn là chỗ tổ chức cúng tế của vương triều Chăm Pa trước kia, nằm trọn trong thung lũng và bao quanh bởi núi đồi tạo một một địa thế cực kì thuận lợi. Đây cũng được coi là trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo, di tích duy nhất tại Việt Nam cho tới hiện nay về tôn giáo này.
Ảnh sưu tầm
Thánh địa có nghĩa là đất thánh, là nơi cực kì linh thiêng thể hiện cho một tư tưởng tôn giáo. Thường Mỹ Sơn được mang ra so sánh với một số Thánh địa khác ở Indonesia, Lào, Campuchia, Thái Lan nhưng đây vẫn là nơi nổi tiếng và được nhiều người biết đến nhất. Minh chứng cho điều này vào năm 1999, UNESCO đã công nhận Mỹ Sơn là di sản thế giới tân thời và hiện đại, là bằng chứng duy nhất của nền văn minh Châu Á đã từng xuất hiện. Trong nước, Thánh địa là một trong những di tích quốc gia đặc biệt quan trọng cần được bảo tồn và phát triển.
Ảnh sưu tầm
2. Kinh nghiệm du lịch Khu di tích Mỹ Sơn
Ngoài việc tìm hiểu về Thánh địa thì những kinh nghiệm du lịch được tổng hợp dưới đây sẽ giúp bạn chuẩn bị có và một chuyến đi trọn vẹn nhất
Nên đi vào thời gian nào?
Quảng Nam có thời tiết ôn hòa, chủ yếu có hai mùa khô (tháng 2 – 8) và mùa mưa (tháng 9 tháng 1 năm sau). Thời điểm lý tưởng nhất là từ tháng 2 đến tháng 4, lúc sau Tết thời tiết cực kì mát mẹ, nắng nhẹ và ít có mưa. Trời lúc nào cũng trong xanh, núi rừng xung quanh Thánh địa cũng đâm chồi nảy lộc tạo nên khung cảnh cực kì bắt mắt. Còn nếu bạn đi vào hè thì chú ý thời tiết tại đây khá gắt, sẽ ảnh hưởng nhiều đến tâm trạng và quá trình tham quan ngoài trời.
Ảnh: @_the_phan_
Cách di chuyển
Các tỉnh lân cận: Nếu bạn đi từ Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam… thì có thể di chuyển bằng xe khách hoặc xe cá nhân đến thẳng Khu du lịch. Đặc biệt là ở Đà Nẵng, chỉ cách điểm khoảng 70km, du khách có thể đi bằng xe máy, taxi, xe bus, ô tô cá nhân.
Các tỉnh xa: Du khách có thể đi bằng xe khách hoặc máy bay đến sân bay Chu Lai, điểm này cách Khu du lịch hơn 90km. Ở đây có thể đi bằng xe du lịch hoặc thuê xe khách đi theo đường Quốc lộ 1A, Google Map chỉ đường rất rõ nên có thể đi một cách dễ dàng.
3. Kiến trúc độc đáo của Thánh địa Mỹ Sơn
Quần thể Thánh địa hiện nay có đến hơn 70 ngôi đền được xây dựng từ nhiều thế kỉ trước. Có một thời gian nơi đây đã bị lãng quên, đến thời Thực dân thì được người Pháp phát hiện khu di tích nằm ẩn mình trong núi. Được biết vào nhiều thế kỉ trước, đây vốn là nơi chôn cất các vị vua hay thầy tu quyền lực thời Chămpa. Người ta đã ghi nhận những kỉ vật thời đại vua Bhadravaman (381 – 431). Nơi đây còn thể hiện dấu ấn của kiến trúc Ấn Độ cổ với các đền tháp chìm, những dòng bia ghi tiếng Phạn cổ.
Ảnh:@s0613_bell1206k
Các ngôi đền ở đây được làm từ gạch nung, xếp chồng kéo lên nhau tạo nên độ kết dính và vững chắc theo thời gian. Trải qua nhiều thế kỷ, có nhiều lần tu sửa và xây mới nhưng cho đến ngày nay những kiến trúc này vẫn không hề bị phong hóa, thậm chí vẫn vững chắc dù có nhiều tác động từ thời tiết. Các ngôi tháp có đủ hình dạng khác nhau nhưng điểm chung đều là hình chóp, biểu tượng của Meru thần Thánh. Cổng tháp sẽ quay về hướng mặt trời. Bên trong sẽ có các vị thần được điêu khắc tỉ mỉ, nhiều hoa văn. Tất cả thể hiện cho một thời hoàng kim của văn hóa Chămpa huyền thoại.
Ảnh:@fuong_kuk
Xem thêm: Khám phá Lò gạch cũ Hội An
4. Những hoạt động hấp dẫn tại Thánh địa
Đến Thánh địa Mỹ Sơn bạn sẽ bắt đầu với trải nghiệm tham quan từng cụm tháp, checkin và tìm hiểu văn hóa, tham gia các hoạt động lễ hội. Mỗi một hoạt động sẽ mang tới cho bạn những kiến thức thú vị khác nhau. Đừng bỏ lỡ cơ hội có thể đến đây và học hỏi nhé!
Khám phá những “bí ẩn” chôn dấu nghìn năm
Đền đá: Tại Mỹ Sơn có một đền được xây dựng bằng đá và là kiến trúc đá duy nhật tại khu di tích này. Theo nghiên cứu, đền được xây dựng vào thế kỷ IV nhưng đã có nhiều vết tích cho thấy tác động từ chiến tranh và lần trung tu cuối cùng là năm 1234. Mặc dù đã bị hư hại khá nhiều nhưng đây vẫn là một nét độc đáo cho giá trị lịch sử lâu đời của người Chămpa và Việt Nam nói chung.
Ảnh:@ndv.khanhh
Con đường cổ nghìn năm: Con đường này được phát hiện bởi một chuyên gia Ấn Độ trong quá trình khai quật tháp K. Đường rộng 8m, hai bên có hai bờ tường từng bị chôn vùi dưới lòng đất. Tài liệu cho rằng đây là đường đi vào của các vua chúa, thành viên hoàng tốc xưa kia. Cùng là nơi tổ chức các hoạt động lễ hội cúng tế hành lễ. So với hành nghìn năm về trước thì đây thực sự là quần thể hoành tráng và được thực hiện vô cùng khéo léo, tỉ mỉ.
Check in các cụm tháp Thánh địa
Khu vực thánh địa có đường kính rộng khoảng 2km nên mọi người thường đi trong một buổi. Ngoài việc tham quan những dấu tích xưa cũ, nhìn ngắm cảnh vật núi non Quảng Ngãi thì nhiều người đến đây rất thích checkin. Với kiến trúc mới lạ, màu sắc hoài cổ, các cụm thác sẽ là background cực xịn cho mọi người thoải mái chụp hình. Concept thường được chọn chính là những bộ trang phục theo văn hóa Chăm, những bộ quần áo truyền thống và màu sắc nổi bật.
Ảnh:@myng21
Các hoạt động lễ hội
Lễ hội Kate: Đây là một trong những ngày lễ lớn của người Chăm diễn ra vào tháng 7 hàng năm với mục đích tưởng nhớ các vị thần linh, tổ tiên đã giúp đỡ cho một năm mưa thuận gió hòa. Tại đây, mọi người sẽ cùng nhau dâng lễ, cùng nhau nhảy múa và chia nhau những thức quà của năm.
Ảnh sưu tầm
Thưởng thức điệu múa Apsara: Chương trình biểu diễn này cũng là một trong những nét đặc sắc của người Chăm. Mọi người sẽ mặc những bộ trang phục truyền thống đầy màu sắc, hòa mình vào vũ điệu huyền bí giữa núi rừng.
5. Một số những lưu ý khi du lịch Thánh địa Mỹ Sơn
Ngoài những thông tin và kinh nghiệm du lịch nói trên, khi đến với Thánh địa Mỹ Sơn bạn cũng cần phải lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Giá vé vào khu du lịch đã bao gồm vé xe điện đưa đón tới các khu và xem các chương trình biểu diễn
- Gần điểm có rất nhiều khách sạn, nhà nghỉ, quán ăn nên không cần phải quá lo lắng về vấn đề ăn ở hay lưu trú khi đến đây. Vào các dịp cao điểm bạn nên tìm hiểu và đặt phòng trước tránh gặp tình trạng quá tải.
- Trong khu chỉ có một đơn vị được kinh doanh nên bạn có thể mua trước đồ cần thiết để tránh bị độn giá.
- Dù là chốn linh thiêng nhưng ở đây không ủng hộ các hành động thắp hương hay cúng bái quá nhiều.
- Tuyệt đối không làm mất mĩ quan khu du lịch và các di tích văn hóa, các hành động leo trèo đều không được chấp nhận.
Trên là những chia sẻ về Thánh địa Mỹ Sơn mà bài viết muốn chia sẻ đến bạn. Chúc bạn có một chuyến trải nghiệm thật trọn vẹn và nhiều niềm vui. Và đừng quên theo dõi Timnhanh.com.vn để biết thêm nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn khác.
Ảnh đại diện thuộc bản quyền của bạn @rosatran2712 và @nhinhi221004
Có thể bạn quan tâm:
-
Ghé thăm Vinahouse Quảng Nam
-
Kinh nghiệm khám phá ăn uống ở chợ Hội An